Kinh nghiệm thu hút FDI vào các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Khóa luận Thu hút FDI vào các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội (Trang 29 - 32)

4. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

1.4.1. Kinh nghiệm thu hút FDI vào các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

- Tình hình chung thu hút vốn đầu tư của khu công nghiệp Bắc Ninh.

Từ đầu năm 2020 đến nay, Bắc Ninh đã thu hút được 119 dự án FDI, với tổng số vốn đầu tư đăng ký 334,8 triệu USD. Lũy kếđến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 1.602 dự án FDI được cấp phép đầu tư (còn hiệu lực) đến từ 37 quốc gia và vùng lãnh thổ, tổng vốn đầu tư sau điều chỉnh là 19,8 tỷ USD; trong đó, có 1.331 dự án đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo, chiếm 83% và tập trung ở một sốnước, như: Hàn Quốc 1.205 dự án (chiếm trên 60% tổng số dựán trên địa bàn, riêng Samsung gần 9,3 tỷ USD, chiếm gần

50% số vốn đăng ký), Trung Quốc 112 dự án, Nhật Bản 86 dựán… Bắc Ninh hiện đứng thứ 6 vềthu hút đầu tư trên toàn quốc.

Các dự án FDI đầu tư mới vào Bắc Ninh chủ yếu hoạt động các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo; bước đầu phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp công nghệ cao, sản phẩm đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường… Đồng thời, nhiều dựán đã hướng vào phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho các ngành công nghiệp chủ lực; chú trọng đẩy mạnh công nghiệp chế tạo gắn kết doanh nghiệp của tỉnh với các doanh nghiệp FDI. Do đó, khu vực FDI đã có nhiều đóng góp tích cực vào tăng trưởng xuất khẩu, thu ngân sách và giải quyết việc làm cho người lao động. Trên địa bàn tỉnh hiện có 16 khu công nghiệp tập trung được Thủtướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổsung, trong đó 10 KCN đã đi vào hoạt động.

Trong xu hướng chung cải thiện môi trường FDI, tăng tính hấp dẫn đểtăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động thu hút và triển khai vốn đầu từ trực tiếp nước ngoài của các nước và các địa phương trong nước, những năm qua Bắc Ninh cũng đã chảy mạnh việc cải thiện môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Bắc Ninh. Khu vực vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN tỉnh Bắc Ninh đã có những đóng góp tích cực vào tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, tạo giá trị gia thay đổi đáng kể cho nền kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoa

- Kinh nghiệm về cải thiện môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư: Môi trường pháp lý có vai trò quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu từnước ngoài. Thể chế chính trị ổn định hệ thống pháp luật đồng bộ, thủ lục đầu tư đơn giản và nhiều chính sách khuyến khích, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư là một trong những bí quyết thành công về thu hút FDI.

- Kinh nghiệm về thủ tục, quy trình đầu tư: Thủ tục đầu tư theo cơ chế một cửa đơn giản, với những hướng dẫn cụ thể tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Quy định rõ ràng cơ quan nào, ngành nào có nhiệm vụ và trong việc xúc tiên đầu tư. Thực hiện phân cấp phân quyền, nâng cao quyền hạn nhiều hơn cho các sở, ban, ngành. huyện, thị xã, thành phố trong việc thu hút và phê chuẩn dựán đầu tư.

- Kinh nghiệm về kế hoạch phát triển kinh tế: Thực hiện tốt công tác quy hoạch và công khai các kế hoạch từng giai đoạn, ngắn và trung hạn. Công bố rộng rãi và tập trung hướng dẫn đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực, dựán được ưu đãi đầu tư, khuyến khích phát triển

- Kinh nghiệm về phát triển KCN:Các cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước đã tạo ra khi thếsôi động trong lao động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thu hút sự quan tâm đầu tư và kinh doanh của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Quy chế KCN do Chính Phủ ban hành cùng với các luật hiện hành đã tạo môi trường pháp lý tương đối rõ ràng và thông thoảng cho các doanh nghiệp hoạt động và bao đảm công tác quản lý của Nhà nước. Đó là cơ sở quan trọng để phát triển các KCN nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước theo quy hoạch.

- Kinh nghiệm về môi trường đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp: Trong khi không xem nhẹ vài trò của công tác tiếp thị xúc tiến vận động đầu tư của KCN thì thực tế cho thấy dù công tác xúc tiến đầu tư có tốt đến đâu cũng khó mang lại hiệu quả nếu như môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh kém hấp dẫn. Vai trò của các nhà đầu tư đã có dự án vào KCN, nhất là các nhà đầu tư lớn có uy tín là hết sức quan trọng. Việc chăm sóc tốt các nhà đầu tư chính là mởra cơ hội đểđón nhận các nhà đầu tư tiềm năng mới.

- Kinh nghiệm về lựa chọn vị trí quy hoạch phát triển KCN: Bài học thành công của các địa phương là lựa chọn vị trí dùng trong quy hoạch xây dựng KCN. Xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN thực chất là kinh doanh bất động sản, đất đai nên phải tuân thủ theo quy tắc chung đã được thực tế kiểm nghiệm, đó là chọn đúng địa điểm. Tất cả các KCN thành công đều nằm ở vị trí thuận lợi nhất vềđịa lý - kinh tế. Quy hoạch chuẩn xác KCN là yêu cầu khách quan đảm bảo cho các KCN phát triển và không ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các khu kinh tế lân cận.

- Kinh nghiệm về việc đầu tư phát triển hạ tầng KCN và khu dân cư cùng với các công minh dịch vụ phục vụ KCN: Để thu hút đầu tư vào các KCN, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc triển khai nhanh dựán, ngoài các chính sách ưu đãi về mặt tài chính và quản lý thuận lợi của Nhà nước, cơ sở hạ tầng kỹ thuật các KCN đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng

- Kinh nghiệm về cơ chế quản lý một cửa: Là cơ chế giải quyết các công việc liên quan đến thủ tục hành chính cho DN chỉ diễn ra ở một đầu mối. Hiện tại các DN đầu tư vào các KCN, mọi công việc tử lúc tiếp nhận tới lúc giải quyết xong chi diễn ra ở một cửa của BQL các KCN, còn việc phối hợp giữa các bộ phận chức năng trong bộ máy công quyền với nhau nhằm giải quyết công việc là trách nhiệm của cơ quan Nhà nước. Cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ" đang được các DN, nhân dân và dự luận xã hội đồng tỉnh ủng hộ. Điều này giúp cho hoạt động của BQL được thuận lợi, kịp thời đáp ứng các nhu cầu đầu tư xây dựng KCN và giải quyết các khó khăn, vướng mặc của các DN trong KCN.

- Kinh nghiệm về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực: Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KCN luôn là vấn đề cần thiết và cấp bách. Con người là nhân tố quyết định của mọi công việc. Xây dựng KCN cũng như tiến hành CNH, HĐH cần có những con người tương ứng, đủ phẩm chất và năng lực đảm đương các công việc. Phát triển nguồn nhân lực cần đồng độ các mặt Giáo dục đào tạo, sử dụng và tạo việc làm. Chuẩn bị đồng bộ các loại cán bộ: Cán bộ quan trị kinh doanh, cán bộ kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụvà đội ngũ công nhân lành nghề. Gắn công tác đào tạo với thị trưởng sức lao động. Tạo mối liên hệ giữa Nhà nước, trường học và DN trong quá trình đào tạo - tuyển dụng.

Một phần của tài liệu Khóa luận Thu hút FDI vào các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)