Hoàn thiện chính sách thu hút FDI

Một phần của tài liệu Khóa luận Thu hút FDI vào các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội (Trang 63 - 66)

4. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.2.2. Hoàn thiện chính sách thu hút FDI

- Hoàn thiện thể chế, chính sách thu hút đầu tư

+ Xây dựng cụ thể danh mục hạn chế, không thu hút đầu tư nước ngoài phù hợp với ác cam kết quốc tế; ngoài danh mục này, nhà đầu tư nước ngoài được đối xử bình đẳng như nhà đầu tư trong nước. Khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài gia nhập thị trường ở những ngành, lĩnh vực mà Việt Nam không có nhu cầu bảo hộ.

+ Xây dựng các tiêu chí về đầu tư để lựa chọn, ưu tiên thu hút đầu tư phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, địa bàn. Xây dựng cơ chếđánh giá an ninh và tiến hành rà soát an ninh đối với các dự án, hoạt động đầu tư nước ngoài có hoặc có thểảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

+ Đổi mới cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư; xây dựng, bổsung cơ chế khuyến khích đối với các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, thực hiện tốt cam kết; phân biệt ưu đãi giữa các ngành, nghềđầu tư khác nhau. Có chính sách khuyến khích hợp tác, chuyển giao công nghệ dựa trên cơ sở thỏa thuận, tự nguyện. Áp dụng nguyên tắc ưu đãi đầu tư gắn với việc đáp ứng các điều kiện, cam kết cụ thểvà cơ chế hậu kiểm, yêu cầu bồi hoàn khi vi phạm các cam kết.

+ Xây dựng thể chế, chính sách ưu đãi vượt trội, cạnh tranh quốc tế tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi thu hút các dự án lớn, trọng điểm quốc gia, dự án công nghệ cao..., thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia đầu tư, đặt trụ sở và thành lập các trung tâm nghiên cứu - phát triển (R&D), trung tâm đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

+ Xây dựng cơ chế khuyến khích, ưu đãi thoả đáng để tăng liên kết giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, các lĩnh vực cần ưu tiên thu hút; phát triển cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, góp phần nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh của sản phẩm và vị trí quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu. Khuyến khích chuyển giao công nghệ và quản trị cho doanh nghiệp Việt Nam. Có chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đào tạo, nâng cao kỹnăng, trình độ cho lao động Việt Nam; sử dụng người lao động Việt Nam đã làm việc, tu nghiệp ở các quốc gia tiên tiến.

+ Nâng cấp, hoàn thiện quy định của pháp luật về công nghiệp hỗ trợ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Hỗ trợ doanh nghiệp trong nước kết nối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ, dần tiến tới tự chủ công nghệ và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

+ Xây dựng chính sách thu hút đầu tư nước ngoài cân đối, hợp lý giữa các vùng, miền; bảo đảm việc thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài theo đúng định hướng, quy hoạch

và yêu cầu phát triển. Nghiên cứu xây dựng cơ chế ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển cơ sở hạ tầng cho khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.

+ Nâng cao các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản phẩm, bảo vệ môi trường, tài nguyên và tiết kiệm năng lượng phù hợp với tiêu chuẩn của khu vực và thế giới. Không xem xét mở rộng, gia hạn hoạt động đối với những dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên.

+ Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, chính sách cho các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các mô hình tương tựkhác theo hướng xác định rõ trọng tâm phát triển và cơ chế, chính sách vượt trội phù hợp với đặc thù của từng mô hình, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ với các khu vực khác.

+ Đa dạng hoá và phát huy có hiệu quả mô hình hợp tác công - tư (PPP) vào đầu tư cơ sở hạ tầng, hình thức mua lại và sáp nhập (M&A) đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu, thực hiện thí điểm đối với các phương thức đầu tư, mô hình kinh doanh mới để tận dụng cơ hội từ Cách mạng công nghiệp lần thứtư.

- Chính sách về tài chính

Sau những năm đổi mới, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là những hiệp định thương mại thế hệ mới như CPTTP và EVFTA. Một trong những điều kiện tiên quyết cho việc ký kết thành công các hiệp định thương mại đó là cơ chế chính sách tài chính thông thoáng và linh hoạt. Việc hoàn thiện chính sách tài chính sẽ góp phần không nhỏ trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư chất lượng cao vào Việt Nam. Và đây là một số giải pháp cụ thể:

+ Cải thiện chính sách ưu đãi đầu tư về thuế. Cần phải cải thiện cơ chế chính sách thuế quan nhiều hơn nữa đối với những doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư chất lượng cao tại Việt Nam. Có những ưu đãi đặc biệt không những về thuế thu nhập doanh nghiệp mà còn về thuế xuất nhập khẩu trong nhóm ngành FDI mũi nhọn, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và phát triển. Chính sách ưu đãi về thuế sẽ tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư, đồng thời thúc đẩy quá trình dịch chuyển dòng vốn FDI chất lượng cao đổ về Việt Nam trong những năm tiếp theo.

+ Tạo điều kiện về đất đai cho nhóm ngành FDI mũi nhọn. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư chất lượng cao tại Việt Nam thông qua những chính sách hỗ trợ vềcơ sở mặt bằng và quỹđất đầu tư. Cần đưa ra bản quy hoạch tổng quan, chi

tiết và tương ứng với quỹđất dành cho khu vực đầu tư và phát triển nhóm ngành FDI mũi nhọn tại mỗi tỉnh thành. Căn cứ vào điều kiện đất đai thực tế của từng địa phương nhất định, cùng với nhu cầu cụ thể của mỗi doanh nghiệp mà đưa ra những cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợđầu tư phù hợp.

- Chính sách vềcơ sở hạ tầng

Điều kiện cơ sở hạ tầng là một nhân tố quan trọng có vai trò thúc đẩy quá trình dịch chuyển dòng chảy FDI chất lượng cao về Việt Nam. Việc xây dựng điều kiện cơ sở hạ tầng chất lượng cao cần được quan tâm đặc biệt và đầu tư hơn nữa với một sốđiểm đáng chú ý như:

+ Hoàn thiện cơ chế chính sách về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao. Muốn thu hút được nguồn vốn FDI chất lượng cao thì chất lượng cơ sở hạ tầng cần được cải thiện nhiều hơn nữa. Do vậy, cần có những cơ chế chính sách thúc đẩy quá trình đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu đường, hải cảng, điện nước, logistics… đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư và phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội tại nước ta.

+ Tận dụng mọi nguồn lực đầu tư cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng. Cần phải tận dụng mọi nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách để tạo tiềm lực phát triển cơ sở hạ tầng ở trong nước. Tận dụng cả nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lẫn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) một cách có chọn lọc trong việc đầu tư xây dựng những hạng mục trọng điểm. Từ đó, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư vào việc nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại phù hợp với định hướng phát triển của đất nước. Xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại không những phù hợp với yêu cầu của các nhà đầu tư, mà còn phải phù hợp với định hướng phát triển của đất nước. Đồng thời, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng phải đảm bảo không gây ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, phù hợp với cảnh quan đô thịvà đời sống của nhân dân.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Với quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng ởnước ta, nhiều hiệp định thương mại tự do đã được ký kết, những dòng vốn FDI ngày càng đổ mạnh về Việt Nam. Tuy nhiên, mới chỉ thu hút được một lượng nhỏ dòng vốn FDI chất lượng cao, một trong những nguyên nhân chính gây nên vấn để này là vì sự bất cân xứng với chất lượng nguồn nhân lực tại Việt Nam. Do vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao. Và đây là một số giải pháp cụ thể:

+ Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Để đáp ứng xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu cùng với sự gia tăng lượng vốn FDI chất lượng cao dịch chuyển ngày càng nhiều về Việt Nam, cần chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong nhóm ngành FDI mũi nhọn. Để thỏa mãn yêu cầu đó, cần tăng cường đầu tư vào quá trình đào tạo chuyên sâu kiến thức, kỹnăng nghề nghiệp cho lực lượng lao động làm việc cho các nhóm ngành mũi nhọn như công nghệ thông tin, thiết bịđiện tử, chế tạo ô tô...

+ Cải thiện chất lượng đào tạo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Các cơ sở giáo dục phải không ngừng cải tiến, đổi mới chương trình đào tạo góp phần tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được những tiêu chuẩn, điều kiện cần thiết của các doanh nghiệp. Đồng thời, cần có sự phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc tạo nên một lực lượng lao động có tay nghề, có trình độ thông qua quá trình kiểm tra thường xuyên và liên tục. Cần đầu tư hơn nữa cho giáo dục và đào tạo, chú trọng đến chất lượng đầu ra hơn số lượng đầu vào, đảm bảo được yêu cầu của nhóm ngành FDI mũi nhọn.

+ Nâng cao kỹ năng mềm ngoại ngữ và tin học. Để đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao, không chỉ chú trọng đào tạo kiến thức, chuyên môn nghề nghiệp mà còn phải chú trọng nâng cao kỹ năng mềm như ngoại ngữ, tin học và một số kỹ năng cần thiết khác. Khi làm việc trong môi trường năng động, hiện đại, đa ngôn ngữ, đa văn hóa như các doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư nước ngoài thì người lao động cần không ngừng học hỏi, trau dồi những kiến thức, kỹnăng cần thiết phù hợp với môi trường và tính chất công việc.

+ Đảm bảo chính sách tiền lương phù hợp với nguồn nhân lực chất. Cần xây dựng chính sách tiền lương tối thiểu phù hợp với quy luật cung – cầu lao động của thị trường và cần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người lao động thông qua hệ thống công đoàn của doanh nghiệp. Đồng thời, muốn duy trì nguồn nhân lực chất lượng cao ngoài tiền lương cơ bản thì doanh nghiệp cần có những chính sách đãi ngộ phù hợp, đảm bảo đầy đủ quyền lợi và lợi ích của người lao động.

Một phần của tài liệu Khóa luận Thu hút FDI vào các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)