4. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.4.2. Thực trạng chính sách thu hút FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn
a. Vềvăn bản pháp luật và thủ tục hành chính
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, trở thành khuôn khổ luật pháp cơ bản đầu tiên cụ thểhóa quan điểm của Đảng và Nhà nước về mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với Luật Doanh nghiệp và Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2020 đã tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là khu vực có FDI tăng lên nhanh chóng. Đến nay khu vực này đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, có vai trò đáng kểthúc đẩy tốc độtăng trưởng của nhiều ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành thuộc công nghiệp chế biến, chế tạo, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực và góp phần giải quyết có hiệu quả nhiều vấn đề xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
Cùng với đó, với sự quyết tâm cao độ của Chính phủ kiến tạo để cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư như Luật Đầu tư sửa đổi và bổ sung có hiệu lực từ ngày 1/1/2015… cũng sẽ có những tác động tích cực đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. Ngoài ra, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 35 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và mới đây dưới sự phức tạp của đại dịch Covid 19 Chính phủđã ban hành Nghị quyết số 105về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch covid-19 năm 2021. Với quyết tâm cao từ Chính phủ, sự nỗ lực vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương, nhiều thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh, giấy phép con quy định tại các thông tư đã được bãi bỏ… tạo niềm tin cho khu vực doanh nghiệp.
Vào tháng 06/2020, Việt Nam thông qua Luật Đầu Tư mới với những thay đổi mang tính đột phá nhằm cải thiện môi trường đầu tư. Theo Luật Đầu tư mới, các dự án FDI phải phù hợp với các quy hoạch tổng thể ngành. Các quy hoạch tổng thể bao gồm các chính sách phát triển kinh tế với mục tiêu từ năm đến mười năm cho một ngành công nghiệp. Tuy nhiên, việc yêu cầu các dự án phù hợp với các quy hoạch tổng thể có thể là vấn đề với các nhà đầu tư nước ngoài bởi các tiêu chí đánh giá việc tuân thủ quy hoạch chưa thực sự rõ ràng, và các kế hoạch tổng thể có thể chồng chéo lẫn nhau khi chúng được ban hành bởi các bộ ban ngành cấp quốc gia và kế hoạch cấp tỉnh, thành phố.
Công tác theo dõi, kiểm tra hiệu quả hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam cũng đang dần được nâng cao. Cụ thể, thông tư số 09/2016/TT-BKHĐT được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ngày 30/6/2016 hướng dẫn về công tác theo dõi, kiểm tra, đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Quyết định số 1448/QĐ-UBND ban hành ngày 10/04/2020 Về việc phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội. Quyết định này sau khi đưa ra nhằn đơn giản hoá các thủ tục hành chính, giúp tiết kiệm thời gian cho các nhà đầu tư vào các KCN.
b. Chính sách về tài chính - Về ưu đãi thuế
Ưu đãi thuế là một bộ phận của chính sách FDI luôn đặt trong mối quan hệ với định hướng và tổng thể chính sách FDI. Do vậy, trong chính sách ưu đãi tài chính thường tập trung vào chính sách thuế như: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể:
+ Đối với ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Để phục vụ các chiến lược và định hướng chuyển đổi nền kinh tế, hệ thống chính sách về thuế tiếp tục được cải cách: Cụ thể, mức thuế suất phổ thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2016 là 20% từ ngày 01/01/2016. Mới đây, Thuế thu nhập doanh nghiệp 2020 sửa đổi đã đưa ra mức thuế suất ưu đãi cao nhất là 10% trong thời hạn 15 năm và miễn thuế4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với các dự án đầu tư mới trong một số lĩnh vực đặc thù, khuyến khích phát triển như công nghệ thông tin, phần mềm, năng lượng tái tạo, lĩnh vực bảo vệmôi trường.
Nghịđịnh 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 quy định việc miễn thuế(Điều 16) & xét miễn thuế (Điều 17) đối với các dự án đầu tư thuộc (1) Lĩnh vực ưu đãi: Công nghệ cao, R & D; đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định. (2) Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn: có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Ngoài ra, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 92/2021/NĐ-CP hướng dẫn chính sách miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19. Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021 đối với trường hợp doanh nghiệp nêu ở trên, có
doanh thu trong kỳ tính thuếnăm 2021 không quá 200 tỷđồng và doanh thu trong kỳ tính thuếnăm 2021 giảm so với doanh thu trong kỳ tính thuếnăm 2019.
+ Ưu đãi về thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Từnăm 1991, chính sách thuế nhập khẩu đã cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với các hàng hóa tạo tài sản cố định của các doanh nghiệp FDI, nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài. Giai đoạn 1995- 2000, Chính phủ tiếp tục cải cách thuế xuất, nhập khẩu theo hướng khuyến khích nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất (hầu hết thuế nhập khẩu là 0%) hơn là hàng tiêu dùng; ưu tiên khuyến khích xuất khẩu hàng hóa đã qua chế biến (thuế suất 0%) hơn là đối với hàng hoá ở dạng nguyên liệu thô...
Nhằm đáp ứng các yêu cầu cam kết hội nhập, đồng thời hoàn thiện các chính sách ưu đãi xuất khẩu và thu hút FDI, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, chính sách ưu đãi được áp dụng theo Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016. Theo đó, Luật đã bổ sung DN công nghệ cao, DN khoa học - công nghệ, tổ chức khoa học - công nghệ được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được trong thời hạn 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất; bổ sung quy định miễn thuế đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế cần được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo.
- Về ưu đãi đất đai
Trước ngày 30/6/2014, các ưu đãi về đất đai được chia theo 2 hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất và thuê đất, áp dụng giảm số tiền phải nộp ở các mức 20%, 30%, 50% hoặc miễn giảm về thời hạn 7 năm, 11 năm, 15 năm. Từ đầu tháng 7/2014 đến nay, các ưu đãi về đất đai thực hiện theo Luật Đất đai năm 2013 và các nghịđịnh quy định chi tiết về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Theo đó, Nhà nước đã thống nhất áp dụng hình thức cho thuê đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất - kinh doanh, có tính thời hạn và theo từng giai đoạn cụ thể. Đồng thời, để thu hút đầu tư, tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính đất đai tại các khu kinh tế, khu công nghệ cao, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2017/NĐ-CP ngày 3/4/2017 quy định thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trong khu kinh tế, khu công nghệ cao với mức ưu đãi cao hơn các dựán đầu tư thông thường...
Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, hỗ trợ về đất đai đối với DN như: Điều chỉnh giảm tỷ lệtính đơn giá thuê đất chung từ1,5% (quy định tại Nghịđịnh số 121/2010/NĐ-CP) xuống còn 1% (quy định tại Nghị định số 46/2014/NĐ-CP) và UBND cấp tỉnh quy định cụ thể tỷ lệ trong khung từ 0,5-3% theo từng khu vực, tuyến đường
tương ứng với từng mục đích sử dụng đất để áp dụng thu tiền thuê đất tại địa phương; Áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất trong việc xác định giá đất để tính thu tiền thuê đất; giảm 30% tiền thuê đất theo Quyết định 27/2021/QĐ-TTg về việc giảm tiền thuê đất của năm 2021 đối với các đối tượng bịảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
c. Chính sách vềcơ sở hạ tầng
Trong những năm qua, Chính phủ đã dành sự quan tâm lớn cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và đã từng bước đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển. Nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ngày càng lớn và đa dạng. Ngoài nguồn lực của Nhà nước, đầu tư của các doanh nghiệp vào các dự án giao thông, khu công nghiệp, khu đô thị mới ngày càng gia tăng. Các hình thức đầu tư, xây dựng, vận hành, kinh doanh được đa dạng hoá, mở rộng. Tóm tắt một số biện pháp được Chính phủ thực hiện như sau:
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/6/2012 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Phát triển hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, đảm bảo giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nhà ở và các hạ tầng xã hội thiết yếu cho lao động các khu công nghiệp; xây dựng hạ tầng thương mại, các siêu thị và trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm tại các trung tâm sản xuất và tiêu thụhàng hóa, các đô thị lớn.
Ngoài ra, Chính phủ cũng đặt ra các nhiệm vụ cụ thể đối với việc phát triển hạ tầng thông tin; giáo dục, đào tạo; khoa học và công nghệ; hạ tầng y tế, văn hóa, thể thao, du lịch; thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu...; thu hút mạnh các thành phần kinh tế, kể cảcác nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, bảo đảm lợi ích thoảđáng của nhà đầu tư để đảm bảo nhu cầu vốn cho đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông theo mục tiêu của
d. Chính sách về nguồn nhân lực.
Số liệu năm 2020 lấy từ website của Ngân hàng thế giới. Việt Nam có tỷ lệlao động tham gia vào thị trường lao động chính thức còn thấp, đạt khoảng 30%. Khoảng 45% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp hầu như chưa qua đào tạo. Các lĩnh vực khác được đào tạo thì trình độ chưa cao, khảnăng ngoại ngữ và làm việc nhóm còn hạn chế. Nhìn chung, mới chỉ có một sốít lao động Việt Nam đủ khảnăng làm chủ các công nghệ mới.
Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (Khóa XVII) về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” nêu rõ: Giáo dục nghề nghiệp của Thủđô đã có bước phát triển.
Tỷ lệlao động qua đào tạo tăng từ53,12% (năm 2015) lên 70,23% (năm 2020); tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt trên 70%. Các đơn vịFDI đã chủ động trong hợp tác quốc tế, xây dựng và chuẩn hóa khung chương trình đào tạo theo chuẩn khu vực, quốc tế. Nhiều doanh nghiệp FDI đã tham gia hợp tác đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực Từ năm 2016 - 2020, các doanh nghiệp FDI đã phải đào tạo thêm đến 20 - 35% sốlao động mới tuyển dụng, chiếm khoảng 3,6 - 7,8% chi phí kinh doanh. Dù khoảng cách giữa trình độ tay nghề và nhu cầu doanh nghiệp đã giảm dần so với các năm trước đó. Doanh nghiệp FDI phải tựđầu tư bổ sung đào tạo cho lao động mới tuyển về những kỹnăng cơ bản và kiến thức chuyên môn.
Do chất lượng giáo dục phổthông và đào tạo nghềchưa đáp ứng được nhu cầu, gần 40% doanh nghiệp nước ngoài nhận thấy cần đầu tư để đào tạo tại chỗ cho người lao động. Tuy nhiên, điều nguy hại là chỉ 65% người lao động sau khi được đào tạo tiếp tục ở lại làm việc cho doanh nghiệp đã đầu tư đào tạo cho họ.