Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh về quản trị và chất lượng nguồn nhân lực của công ty Cổ phần Nam Dược

Một phần của tài liệu Khóa luận Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Nam Dược trên thị trường nội địa (Trang 45 - 50)

15 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu

2.2.2. Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh về quản trị và chất lượng nguồn nhân lực của công ty Cổ phần Nam Dược

nhân lực của công ty Cổ phần Nam Dược

*Về chất lượng nguồn nhân lực:

Lao động là nguồn lực quan trọng quyết định sức cạnh tranh. Chất lượng nguồn lao động có ảnh hưởng đến năng suất lao động, cơ cấu sản xuất, quản lý, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ. Khi nền kinh tế thế giới đang chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức thì các doanh nghiệp rất cần những người lao động có kỹ năng, trình độ chuyên môn cao để đáp ứng công nghệ sản xuất hiện đại.

Do đặc thù là một công ty chuyên sản xuất, kinh doanh dược phẩm nên nhu cầu về lao động cao vì vậy mà số lượng nhân viên tương đối lớn. Đây là ngành sản xuất ra

các sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đối với sức khỏe con người nên người lao động trong ngành này đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao, ít nhất là phải sở hữu bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên. Các cá nhân làm trong ngành dược phải sở hữu kiến thức chuyên sâu về Dược và các kỹ năng cần có của một người Dược sĩ.

Bảng 2.7: Đội ngũ lao động của công ty giai đoạn 2018-2020

Trình độ Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 % 2019 so với

2018 % 2020 so với % 2020 so với 2019 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Tuyệt đối Tươn g đối (%) Tuyệt đối Tươn g đối (%) Tổng 470 100 524 100 556 100 54 11,5 32 6,1 Trên đại học 07 1,48 07 1,34 08 1,44 0 0 1 14,3 Đại học 120 25,5 151 28,82 163 29,32 31 25,8 12 8 Cao đẳng 65 13,8 72 13,74 91 16,37 7 10,8 19 26,4 Trung cấp 169 35,9 215 41,03 221 39,75 46 27,2 6 2,8 Sơ cấp + khác 109 25,1 72 13,74 71 12,77 (37) (34) (1) (1,4)

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm

Nhìn chung số lượng lao động của công ty ngày càng tăng. Năm 2018, công ty có 470 lao động, năm 2019 số lao động tăng thêm 11,5% tương đương với 54 lao động, vào năm 2020 số lao động tăng thêm 6,1% so với năm 2019 đạt tổng cộng 556 lao động. Sự gia tăng lao động này là do công ty mở rộng sản xuất kinh doanh ở các tỉnh miền Trung và Nam. Tuy số lượng lao động của Nam Dược khá đông, nhưng tỷ lệ lao động trên đại học còn thấp, chỉ chiếm 1,44% vào năm 2020 và hầu như không có sự thay đổi qua các năm. Lao động ở trình độ trung cấp chiếm gần 40%, lao động ở trình độ đại học và cao đẳng chiếm gần 46% tổng số lao động của công ty năm 2020.

Ban lãnh đạo luôn quan tâm động viên kịp thời, tổ chức tốt các phong trào phát huy sáng tạo, cải tiến kỹ thuật; thưởng phạt nghiêm minh, chế độ phúc lợi của người lao động luôn được đảm bảo; công ty luôn quan tâm đến chất lượng lao động, thường xuyên mở các khóa đào tạo huấn luyện, đồng thời đánh giá KPI toàn bộ nhân viên nhằm nâng cao năng lực và có những chế độ lương thưởng phù hợp với từng nhân viên. Nhờ vậy, mà Công ty luôn tạo động lực thúc đẩy và khuyến khích người lao động, thu hút ngày càng nhiều cán bộ, nhân viên có năng lực, nội bộ gắn bó đoàn kết, trung thành với công ty. Ban lãnh đạo công ty luôn tuyên truyền, khuyến khích tất cả các bộ phận trong công ty, từ giám đốc cho tới những người công nhân, nhân viên bảo vệ, tất cả mọi người đều là những nhân viên bán hàng bằng cách luôn làm tốt công

việc của mình và phục vụ khách hàng chu đáo, tận tình, cởi mở. Tuy nhiên vì số lượng nhân viên đông, và nhân viên ở trình độ dưới trung cấp chiếm tỷ lệ khá lớn nên ít nhiều sẽ có những hạn chế về trình độ, hiệu quả công việc và cả trong trong qua trình quản lý, đào tạo.

Tình hình lao động của công ty trong những năm vừa qua là tương đối khả quan và chất lượng ổn định, số lượng lao động tăng lên các năm, đặc biệt là lao động ở trình độ đại học tăng lên đáng kể tăng từ 25% năm 2018 lên gần 30% năm 2020. Đây là điều rất có lợi cho công ty cũng chính là lợi thế mà không phải công ty nào cũng có được, đặc biệt là công ty ngành dược luôn đòi hỏi nguồn lao động ở trình độ cao. Nếu phát huy được thế mạnh này công ty nhất định sẽ ngày càng củng cố vị thế của mình trên thị trường.

Với cơ cấu nhân sự hiện tại, Công ty cần có những chiến lược đào tạo chuyên sâu cho từng bộ phận để có đủ điều kiện về nhân lực để thực hiện những kế hoạch mục tiêu đề ra trong những năm tới. Bên cạnh đó Công ty cũng cần có những chính sách, chiến lược để thu hút thật nhiều nhân tài ngành dược trình độ cao cũng đồng thời để giữ chân các cán bộ nhân viên trong công ty.

*Về chiến lược kinh doanh và lãnh đạo của doanh nghiệp

Vấn đề chiến lược kinh doanh và lãnh đạo của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Chính vì vậy công ty đã hoạch định chiến lược kinh doanh và lãnh đạo phù hợp.

Về chiến lược kinh doanh, với chính sách mới về chia nhóm sản phẩm chiến lược và nhóm sản phẩm bán điểm. Với các sản phẩm bán điểm, Nam Dược thực hiện quản trị địa bàn đối với khách hàng bán điểm theo mô hình độc quyền tại địa bàn và cam kết bán đúng giá, đồng thời điều chỉnh ngân sách Marketing cho các sản phẩm này sang thành ngân sách chiết khấu cho các nhà sách bán điểm để họ ưu tiên giới thiệu hàng Nam Dược. Khi khách hàng là trung gian là nhà thuốc có lợi nhuận cao từ hoạt động bán hàng bán điểm họ sẽ gắn bó hơn với công ty và chú trọng bán hàng của Nam Dược nhiều hơn.

Đối với nhóm hàng chiến lược: Nam Dược quyết tâm thực hiện chính sách bình ổn giá bán ra cho các nhà thuốc trên toàn quốc trên tinh thần học hỏi các doanh nghiệp đi trước đã làm thành công. Nam Dược đã bỏ qua một bước trung gian phân phối đó là các đại lý để bán thẳng các sản phẩm về tới từng nhà thuốc nhỏ lẻ trên toàn quốc. Việc này giúp công ty gắn bó sâu sát với các nhà thuốc, kết hợp với việc áp dụng phần mềm quản lý bán hàng tiên tiến DMS giúp công ty quản lý được chi tiết số liệu bán hàng tại

bất kỳ thời điểm nào, số liệu bán hàng minh bạch hơn nhiều do bớt đi một khâu trung gian. Kết hợp giữa việc thay đổi ở kênh phân phối và chính sách bình ổn giá giúp công ty gia tăng nhanh độ bao phủ trên thị trường. Các nhà thuốc trung gian thông qua việc thực hiện chính sách bình ổn giá đã có được mức lợi nhuận cao hơn, hạn chế việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà thuốc đẩy giá bán sản phẩm xuống mức thấp.

Hình ảnh nhân sự tại địa bàn được chuẩn hóa để tạo ra hình ảnh nhận diện chuyên nghiệp về tác phong, trang phục, công cụ làm việc DMS. Nhân sự của công ty tiếp tục được tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện để nâng cao chất lượng năng lực, đồng thời chuẩn hóa quy trình làm việc và kiểm soát nhằm nâng cao hiệu suất làm việc của hệ thống. Ngoài ra công ty còn triển khai chính sách bán hàng theo câu lạc bộ (Kim cương, Vàng, Bạc) với các chính sách bán hàng và chăm sóc khách hàng ưu đãi thu hút được nhiều khách hàng tham gia nên tạo được sự cam kết ủng hộ với doanh số ổn định. Tổ chức thêm nhiều chương trình tri ân khách hàng, mời khách hàng đi thăm nhà máy sản xuất và các vùng dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP-WHO để khách hàng thêm tự tin về chất lượng sản phẩm của Nam Dược.

Về lãnh đạo, Nam Dược chú trọng phương pháp quản trị mục tiêu (BSC) trong toàn hệ thống và hệ thống đánh giá nhân sự theo kết quả công việc (KPI). Kể từ khi triển khai, hệ thống này giúp việc gắn kết giữa mục tiêu của Nam Dược đến từng Phòng/Ban và cấp nhân viên, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, bằng cách trang bị cho mọi cá nhân trong tổ chức năng lực và các công cụ giúp nhận biết rõ ràng về các mong đợi của công ty, tạo điều kiện để cho các cá nhân có thể hoạt động hiệu quả, phát huy được mọi khả năng, tiềm năng của họ và đóng góp vào thành công của Nam Dược. Duy trì thực hiện tốt quy chế đánh giá hiệu quả công việc theo KPI. Hàng tháng giao và đánh giá hiệu quả công việc của bộ phận và cá nhân làm cơ sở trả lương. Chính sách này đảm bảo người lao động được trả lương nhất quán, minh bạch, rõ ràng, đúng với tính chất công việc, hiệu quả làm việc và nỗ lực của bản thân, tạo động lực làm việc cho người lao động.

*Về năng lực triển khai các chính sách marketing

Công ty đã trải qua nhiều năm tham gia vào thị trường sản xuất và phân phối dược phẩm. Do vậy hình ảnh công ty đã khá quen thuộc với người dân cả nước, có thể nói các sản phẩm của công ty đã có một chỗ đứng nhất định trên thị trường. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, ngành Dược là một ngành vô cùng hot, nhiều rủi ro và cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Công ty cần phải dùng nhiều cách để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị trường trong đó có hoạt động quảng cáo. Hoạt động quảng cáo có vai trò hết

sức quan trọng, nhằm nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp, tạo uy tín với chủ đầu tư và người tiêu dùng về kinh nghiệm và năng lực của doanh nghiệp.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, trong giai đoạn vừa qua công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường đã được quan tâm đúng mức. Năm 2020, các hoạt động MKT của Nam Dược được chú trọng vào các nhãn hàng chiến lược như Siro ho cảm Ích nhi, Bảo xuân, Thông xoang tán Nam Dược… với điểm nhấn là “Dược liệu sạch, chuẩn hóa đạt tiêu chuẩn Thực hành trồng trọt và thu hái dược liệu sạch của Tổ chức Y tế thế giới GACP-WHO” do khách hàng ngày càng e ngại về dược liệu bẩn trên thị trường, đây cũng là thế mạnh khác biệt của Nam Dược so với nhiều công ty sử dụng dược liệu thuốc bắc nhập khẩu. Mặc dù thông điệp truyền thông này đã được truyền thông từ nhiều năm trước nhưng tới năm 2020 mới được người tiêu dùng nhận thức mạnh mẽ thông qua chiến dịch xuyêt suốt của sản phẩm Siro ho cảm Ích nhi với thông điệp “Hiệu quả, An toàn từ nguồn dược liệu sạch đạt chuẩn quốc tế GACP-WHO”. Chiến dịch thực hiện đồng bộ trên tất cả các kênh từ Trade MKT là sự hiện diện tại điểm bán với Digital Marketing và điểm nhấn là TVC giới thiệu về GACP-WHO của Siro ho cảm Ích nhi để lại dấu ấn trong ngành Dược. Bởi đây là nhãn hàng đầu tiên trong ngành truyền thông sâu rộng về vấn đề này. Bên cạnh đó, song song với việc đẩy mạnh thương hiệu của nhãn hàng chiến lược, thì thương hiệu Nam Dược cũng được chú trọng xây dựng theo định hướng bền vững. Uy tín của thương hiệu được khẳng định, xây dựng từ việc nâng cao hiệu quả điều trị của sản phẩm. Từ việc đầu tư áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất với hệ thống quản trị chất lượng toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế 3S ERP, tới việc chuẩn hóa nguồn Gen Dược liệu thông qua ký kết hợp tác với Viện Di Truyền Nông nghiệp, chuẩn hóa vùng trồng Dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP-WHO. Một số sản phẩm của Nam Dược vẫn duy trì được sự phát triển về mặt doanh số như Siro ho cảm Ích nhi, Thông Xoang Tán Nam Dược, …, đặc biệt là nhãn hàng Livecool ra đời ngay thời điểm dịch bệnh COVID bùng phát đã được người tiêu dùng đón nhận. Mặc dù Nam Dược có nhiều thế mạnh nổi trội về Marketing nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại một số hạn chế cần khắc phục đặc biệt là khâu chọn đơn vị trung gian quản lý nội dung Marketing, việc thiếu thận trọng trong việc lựa chọn nội dung đã khiến cho công ty vướng vào một số sai phạm như các sản phẩm quảng cáo trên website sử dụng bản đồ Việt Nam thiếu quần đảo đây là một vấn đề nhảy cảm có ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh và danh tiếng của công ty; ngoài ra một số sản phẩm thực phẩm chức năng của công ty chỉ có tác dụng hỗ trợ

bảo vệ sức khỏe nhưng lại sử dụng một số từ ngữ như “trị” để quảng cáo sản phẩm, điều này là hoàn toàn không phù hợp và vi phạm quy định của Bộ Y tế.

Một phần của tài liệu Khóa luận Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Nam Dược trên thị trường nội địa (Trang 45 - 50)