15 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu
2.3.2. Những hạn chế và tồn tại về năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Nam Dược.
tiên có nhà máy sản xuất đạt chuẩn GMP-WHO, GLP, GSP tại miền Bắc.
Về thương hiệu: Công ty là một trong 10 doanh nghiệp đông dược uy tín hàng đầu tại thị trường miền Bắc. Công ty có đội ngũ chuyên gia cố vấn là các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành về dược phẩm, …
Trong nhiều năm qua công ty đón nhận được nhiều giải thưởng: Đạt giải vàng chất lượng Quốc Gia (2011), đạt giải vàng chất lượng Quốc Gia lần 2 (2015) đạt giải thưởng chất lượng quốc tế Châu Á Thái Bình Dương, nhận giải thưởng Hàng Việt Nam chất lượng cao (2017), …
Các công tác quảng bá thương hiệu của Công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng như internet, youtube, facebook, VTV1 đạt hiệu quả cao, hỗ trợ đắc lực cho việc phân phối sản phẩm.
Về Marketing: Thế mạnh lớn nhất của công ty là thương hiệu sản phẩm. thương hiệu sản phẩm của công ty có uy tín cao trên thị trường, đảm bảo sự tin cậy đối với người tiêu dùng về chất lượng cũng như giá thành sản phẩm.
Gần 20 năm trong ngành kinh doanh và sản xuất Dược phẩm, Nam Dược đã đạt được nhiều thành công tạo được uy tín mạnh trên thị trường. Các thế mạnh trên đã giúp công ty có được chỗ đứng nhất định trên thị trường. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh đó chỉ là bước đầu, Công ty cần có những chiến lược cho sự phát triển sau này. Những thế mạnh trên cũng như các tiềm lực khác cần được đầu tư và khai thác để biến những thế mạnh này thành công cụ hữu hiệu phục vụ cho mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
2.3.2. Những hạn chế và tồn tại về năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần NamDược. Dược.
Bên cạnh những thành công đạt được cũng như những thế mạnh về năng lực cạnh tranh, công ty vẫn còn một số hạn chế cần tìm ra nguyên nhân để có phương hướng khắc phục. Cụ thể như sau:
Công tác Marketing của công ty Công ty chưa được quan tâm đúng mức nên còn hạn chế so với yêu cầu đòi hỏi để thích ứng với nền kinh tế cạnh tranh. Đặc biệt là nội dung Marketing chưa được chú trọng, nội dung chưa được hấp dẫn, trùng lặp và không có tính mới mẻ, thu hút bên cạnh đó còn vướng một số sai phạm đối với các quy định của Bộ Y Tế.
Về tài chính, hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng tài sản của công ty đang có xu hướng giảm, công ty cần phải có các biện pháp về sử dụng vốn và mua sắm tài sản một cách hợp lý hơn.
Hàng hóa và sản phẩm của công ty tuy đảm bảo về mặt chất lượng ở một mức độ nhất định, song chưa tạo ra được sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Nhiều sản phẩm có chức năng tương đương, bao bì và giá cả cũng không cạnh tranh so với đối thủ dẫn đến không thu hút được khách hàng trung thành bởi chọn sản phẩm nào cũng như nhau và khách hàng có thể chọn bất cứ sản phẩm nào của các đối thủ cạnh tranh mà không cần phải so sánh.
Nguồn nhân lực trong công ty tuy có sức trẻ, có kiến thức, có sự năng động, những vẫn tồn tại một số nhân viên có năng lực hạn chế nhất là ở các chi nhánh, nhà thuốc ở các tỉnh thành trên cả nước.
Dịch vụ sau bán của công ty chưa được chú trọng, bộ phận chăm sóc khách hàng chưa được đầu tư, đào tạo bài bản, phản hồi khách hàng chậm và thông tin kém hiệu quả.