Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần xăng dầu HFC (Trang 39 - 41)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.3.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Qua tìm hiểu, có thể nhận thấy một số tồn tại, hạn chế cần thiết phải khắc phục để Công ty Cổ phần Xăng dầu HFC có thể hoàn thiện hoạt động của mình, được thể hiện như sau:

2.3.2.1. Những hạn chế còn tồn tại

Thứ nhất, từ các số liệu và phân tích về doanh thu của công ty cho thấy doanh của công ty giảm liên tục qua các năm đặc biệt năm 2020 doanh thu của công ty chưa thực sự đạt được mức như mong muốn; tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu rất thấp chưa năm nào vượt 1%. Điều này cho thấy tuy có nhiều lợi thế về cơ sở vật chất nhưng công ty chưa thích ứng kịp thời với những biến động của thị trường, chưa có các chính sách phù hợp. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì công ty cần tìm giải pháp để tăng doanh thu, trong đó cần ưu tiên cho bán lẻ để đạt doanh thu cao nhất. Mức doanh thu bán ra không những thể hiện vị thế của công ty trên địa bàn các tỉnh, thành phố nơi công ty hoạt động, mà đó còn là cơ sở để tạo công ăn việc làm cho người lao động. Vì vậy công ty rất cần có giải pháp để tăng doanh thu mặt hàng xăng dầu và các hàng hóa khác.

Thứ hai, tốc độ tăng chi phí kinh doanh xăng dầu nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu trong năm 2020 cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí của công ty giảm, do nhiều nguyên nhân trong đó có yếu tố cạnh tranh với các đối thủ lớn mạnh, thất thoát và hao hụt trong quá trình kinh doanh, sựtăng giá cả của hàng hóa dịch vụđầu vào, cùng với việc phải thực hiện các quy định của Nhà nước về an toàn phòng cháy, bảo vệ môi trường. Công ty cần có các giải pháp cụ thể để tiết kiệm chi phí, góp phần để tăng lợi nhuận.

Thứ ba, Số lượng lao động tại công ty giảm 3 năm gần đây, năng suất lao động tăng từ năm 2018 – 2019 nhưng đến 2020 thì giảm, bên cạnh đó hiệu suất sử dụng lao động cũng giảm. Điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động của công ty chưa cao. Cùng với việc phân công, bố trí lao động chưa hợp lý, công ty chưa áp dụng các giải pháp, các chính sách động viên phù hợp để khai thác được năng lực của nhân viên, tăng hiệu quả kinh doanh cho công ty.

Thứ tư, Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản, tài sản ngắn hạn cũng như tài sản dài

Thứnăm, Khi phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn, cho thấy hệ số thanh toán của công ty đềở mức thấp và đến năm 2020 đều giảm so với năm 2019 điều này cho thấy tình hình thanh toán của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Thứ sáu, Kinh doanh xăng dầu là một ngành kinh doanh có điều kiện và đặc thù.

Tuy rủi ro xảy ra cháy nổ không thuộc các tồn tại hiện nay để công ty cần đưa ra giải pháp, nhưng công ty luôn phải thực hiện các biện pháp ngăn ngừa rủi ro của ngành nghề kinh doanh đặc thù này, cùng với việc ngăn ngừa rủi ro mất an toàn tài chính trong quản.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, Bộ máy quản trị của công ty hiện nay còn kha cồng kềnh với mô hình

nhiều phòng ban, tuy nhiên khả năng hoạt động chưa được hiệu quả gây lãng phí cơ sở vật chất cũng như nguồn nhân lực. Cần có sự sắp xếp lại các phòng ban một cách hợp lý, các phòng ban có nhiệm vụ giống nhau

Thứ hai, hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty vẫn còn rất nhiều hạn chế, chưa thực sự chú trọng đến. Hạn chế về hiệu quả kinh doanh vẫn còn tồn tại do năng lực của nhân viên, hình thức dịch vụ chưa thực sự thu hút được sự chú ý của khách hàng.

Thứ ba, công tác nghiên cứu mở rộng thị trường còn nhiều yếu kém, thiếu kinh

nghiệm. Công tác này đòi hỏi phải được tiến hành liên tục, thường xuyên thì mới đảm bảo dược hiệu quả lâu dài và bền vững, trong khi Công ty lại thiếu rất nhiều nhân lực có kinh nghiệm trong lĩnh vực này dẫn đến kết quả là nhiều khu tiềm năng nhưng chưa được khai thác có hiệu quả.

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, Môi trường kinh doanh có nhiều biến động khó khăn, tình hình kinh tế thế giới và trong nước không ổn định do dịch covid-19, lạm phát và tỷ giá tăng cao khiến biến động giá xăng dầu ảnh hưởng, lãi suất tăng khiến chi phí đầu vào tăng, mọi chi phí đều tăng và có khi tốc độ tăng chi phí cao hơn doanh thu khiến lợi nhuận của Công ty giảm mạnh năm 2020.

Thứ hai, Tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Các doanh nghiệp trong ngành tung ra nhiều chiến lược, sử dụng nhiều biện pháp tinh vi nhằm chiếm lĩnh thịtrường nên việc xâm nhập vào một khu vực mới là vô cùng khó khăn.

Thứ ba, Hệ thống quản lý Nhà nước của nước ta còn nhiều bất cập điển hình là các văn bản pháp luật và nhiệm vụ của các bộ ngành liên quan còn chồng chéo gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của Công ty.

CHƯƠNG 3:CÁC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU

3.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần xăng dầu HFC

Một phần của tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần xăng dầu HFC (Trang 39 - 41)