Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần xăng dầu HFC (Trang 49 - 51)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.2.4. Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng vốn

Để tăng hiệu quả sử dụng vốn, công ty cần thực hiện đồng thời các giải pháp để tăng vòng quay các khoản phải thu, tăng vòng quay hàng tồn kho, tăng hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh.

Tăng cường công tác quản lý công nợ.

Qua phân tích số liệu ta thấy khoản phải thu của công ty tăng lên đáng kể và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản ngắn hạn, việc tăng các khoản phải thu kéo

theo rất nhiều chi phí khác như chi phí theo dõi công nợ, chi phí thu hồi nợ, chi phí quản lý nợ… Do vậy, công ty cần thực hiện các giải pháp sau:

+ Trong các hợp đồng tiêu thu phải quy định rõ thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán và yêu cầu các bên phải chịu trách nhiệm một cách đầy đủ, nghiêm túc các điều khoản trong hoạp đồng. Nếu thanh toán chậm tiền hàng sẽ chịu lãi phạt…

+ Tiến hành rà soát, phân loại các khoản phải thu đến hạn, quá hạn, các khoản phải thu khó đòi để có biện pháp xử lý kịp thời.

+ Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi để có nguồn bù đắp các khoản tổn thất về nợ không thu hổi được. Theo thông tư 228/TT/TT-BTC, số dựphòng được trích lập căn cứ vào số tuổi và khảnăng thu hồi các khoản nợđến hạn của khách hàng.

Tăng vòng quay các khoản phải thu.

Công ty cần Tăng vòng quay hàng tồn kho bằng việc giữ mức tồn kho hợp lý. Công ty cần xây dựng định mức dự trữ xăng dầu cho hợp lý đồng thời rà soát lại các mặt hàng tồn kho khác như dầu mỡ nhờn, so sánh với lượng xuất bán hàng tháng tại mỗi điểm bán để xác định lượng tồn kho cần thiết, thực hiện di chuyển hàng hóa từ các nơi bán chậm đến nơi có lượng bán cao hơn để tăng vòng quay hàng tồn kho toàn công ty.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Bên cạnh các giải pháp liên quan đến quản lý và sử dụng vốn lưu động, công ty cũng cần quan tâm đến quản lý và sử dụng vốn cố định. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, công ty cần:

Thứ nhất, tăng cường đầu tư đổi mới, sửa chữa và bảo dưỡng tài sản cố định nhằm phát huy tối đa công suất máy móc thiết bị.

Qua phân tích thực trạng công ty thời gian qua, có thể thấy rõ việc đầu tư vào tài sản cốđịnh được công ty quan tâm hơn nhiều. Tuy nhiên trong thời gian tới, công ty cần quan tâm đến việc đầu tư có chiều sâu vào tài sản cố định, triệt để thay thế máy móc thiết bị đã hư hỏng hoặc khấu hao hết.

Để đẩy nhanh tốc độ đổi mới máy móc, thiết bị với khả năng hạn chế về tài chính, công ty có thể chọn hình thức thuê tài chính tài sản cố định. Đây là một phương pháp cung ứng tín dụng trung hạn hay dài hạn theo hợp đồng. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định thuê tài chính, công ty cũng cần cân nhắc giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu được.

Thứ hai, cần cải thiện công tác tính khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao.

Hiện tại, công ty đang trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng, phương pháp này mặc dù phương pháp này đơn giản, dễ sử dụng song lại có hạn chế lớn là bình quân hóa mức độ hao mòn của tài sản cố định theo thời gian. Do vậy, trong thời

gian tới, công ty cần trích khấu hao theo phương pháp giảm dần có điều chỉnh đối với các tài sản là máy móc, thiết bị quản lý cần thu hồi vốn nhanh. Sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng với tài sản cốđịnh là nhà cửa, vật kiến trúc.

Thứ ba, công ty cần xử lý nhanh những tài sản cần thanh lý. Những tài sản cố

định chưa hoặc không cần dùng của công ty là những tài sản cũ, lạc hậu, năng suất thấp, công ty cần nhanh chóng thanh lý những tài sản này nhằm thu hồi vốn cố định, bổ sung thêm cho nguồn vốn kinh doanh, hoặc để tái đầu tư vào tài sản cố định mới.

Thực hiện tốt giải pháp trên sẽ giúp cho công ty quản lý tốt công nợ; tăng nhanh vòng quay của hàng tồn kho, nợ phải thu cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, giúp cho công ty tăng hiệu quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần xăng dầu HFC (Trang 49 - 51)