3 .Ph ạm vi nghiên cứu
3.3 .Kiến nghị với Nhà nước
- Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác xúc tiến và tiếp cận thị trường, để giúp doanh nghiệp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, quảng bá thương hiệu. Nhà nước cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại vì đây là hoạt động mang lại hiệu quả cao nhưng địi hỏi phải chi phí lớn nên bản thân các doanh nghiệp không thể tự tổ chức các hoạt động này. Điều này giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế của mình trên thị trường.
- Đẩy mạnh thực thi và giám sát công tác triển khai hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng gạch ốp lát theo đúng quy hoạch và định hướng phát triển ngành.
- Thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường đảm bảo chất lượng sản phẩm trên thị trường cũng như nắm rõ tình hình thực tế để có những biện pháp can thiệp kịp thời.
- Xử lý vi phạm một cách hợp lý, mang tính răn đe, đúng người đúng tội, hướng các hoạt động thương mại phát triển đúng hướng, đúng pháp luật.
- Hiện nay dịch bệnh đang diễn biến phức tạp ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính vì vậy nhà nước cần kiểm sốt tốt dịch bệnh Covid- 19 từ đó ổn định kinh tế vĩ mô, kinh tể thị trường: lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành và triển khai nhiều chính sách vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Chủ động, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, lưu thơng hàng hóa, cơ cấu lại nợ, giãn, hỗn, miễn giảm tiền thuế, phí, lệ phí, gia hạn thời gian nộp tiền thuê đất, giảm tiền điện, giá điện…
- Rà soát, cắt bỏ những thủ tục hành chính khơng cần thiết nhằm giảm chi phí, thủ tục cho doanh nghiệp; khơi thông mọi nguồn lực cho đầu tư, kinh doanh; thực hiện tốt cơng tác phịng chống dịch COVID-19 đi cùng với thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với công tác kiểm tra, giám sát và quản lý của Nhà nước chặt chẽ, hiệu quả.
3.4. Những vấn đềđặt ra cần tiếp tục nghiên cứu.
Đề tài “Phát triển thương mại mặt hàng gạch ốp lát của cơng ty Cổ Phần Danco Hải Phịng trên thị trường thành phố Hải Phòng” được lựa chọn là do sự cần thiết của phát triển thương mại mặt hàng trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất những giải pháp nhằm phát triển thương mại mặt hàng của công ty. Khóa luận đã chỉ ra một số những tồn tại cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả thương mại của Công ty. Tuy nhiên, với thời gian và năng lực có hạn nên giải pháp đưa ra chỉ thông qua việc xem xét sự chuyển dịch cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm và tốc độ tăng doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
Vì vậy, để đạt được mục tiêu phát triển thương mại mặt hàng gạch ốp lát của cơng ty Danco Hải Phịng em xin đề xuất một số vấn đề tiếp tục nghiên cứu như sau:
- Dựa trên nguồn lực thực tế của công ty, đưa ra các giải pháp giúp công ty có thể phát huy tối đa thịtrường đang tham gia và mở rộng mạnh lưới kinh doanh của mình ra các khu vực có tiềm năng lớn.
- Cơng ty cần làm gì để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho mặt hàng gạch ốp lát trên thị trường Hải Phòng?
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cơng ty Cổ phần Danco Hải Phịng (2018), BCTC đã được kiểm tốn 2018 2. Cơng ty Cổ phần Danco Hải Phòng (2019), BCTC đã được kiểm tốn 2019 3. Cơng ty Cổ phần Danco Hải Phịng (2020), BCTC đã được kiểm tốn 2020 4. Hà Văn Sự ( 2005), Kinh tế thương mại đại cương, NXB Đại học Thương Mại 5. (Nguyễn Văn Ngọc (2006), Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân) 6. (Hà Văn Sự (2015), Giáo trình kinh tế thương mại đại cương, Đại học Thương Mại)
7. Trần Thế Dũng (2008), Phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại, NXB Đại Học Thương Mại
8. Phạm Cơng Đồn, Nguyễn Cảnh Lịch (2003), Kinh tế doanh nghiệp thương mại, NXB Thống kê Hà Nội
9. Nguyễn Minh Tiến (2020) “ Phát triển thương mại mặt hàng chăn ga gối đệm của Công ty TNHH Quảng Cáo và Nội Thất Hùng Sơn trên thị trường nội địa” Khoa Kinh tế, Đại học Thương mại.