Phân tích thống kê trong Chương 2 cho thấy, nhiều chỉ tiêu về đời sống của hộ gia đình đã có thay đổi tích cực sau khi chính sách được thực hiện. Tuy nhiên Luận án chỉ xây dựng mô hình đánh giá tác động của chính sách đến 3 chỉ tiêu cơ bản của hộ gia đình nghèo là: Thu nhập và tiếp cận các dịch vụ y tế và giáo dục.
3.3.1. Mô hình đánh giá tác động của chính sách đến thu nhập
Tổng quan các nghiên cứu và khung phân tích cho thấy, ngoài chính sách, nếu thay đổi nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình thì có thể sẽ tác động đến đời sống, thu nhập của hộ gia đình. Căn cứ trên dữ liêu hiện có, các biến đề xuất đưa vào mô hình gồm:
Biến phụ thuộc: Biến thu nhập
Biến độc lập gồm các biến về: Chính sách, nhân khẩu học và cộng đồng.
Mô hình số liệu mảng được đề xuất để kiểm chứng giả thuyết và đánh giá tác động của CT135 đến thu nhập của hộ gia đình người DTTS, như sau:
Mô hình:
Ln_incomeit = β0+β1CT135it+β2CT135it*nhomit+β3 CT135it*Hh_eduit+β4Hh_ageit +β5Hh_laborit +β6Hh_sizeit +β7Ln_landit +β8Creditit +ci + uit
(MH.3.1)
Trong đó, i là chỉ số hộ, t là chỉ số năm; ci là các đặc trưng không quan sát được
của hộ có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc và không thay đổi theo thời gian; uit là sai số
ngẫu nhiên.
- Các biến số:
Ln_income: Logarit tự nhiên của tổng thu nhập trong năm của hộ DTTS, biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy (đơn vị tính thu nhập: nghìn đồng).
CT135: Biến giả 0-1 nhằm xác định hộ có thuộc xã được áp dụng CT135 hay không, với hai giá trị: 0-Không; 1-Có. CT135 là biến độc lập chính, được sử dụng trong mô hình để đánh giá tác động của Chương trình 135 lên thu nhập của các hộ vùng DTTS. Hệ số ước lượng của CT135 được kỳ vọng có dấu dương, bởi kết quả triển khai các gói hỗ trợ trong khuôn khổ Chương trình 135 có thể giúp cải thiện môi trường kinh tế-xã hội, do đó có thể làm tăng thu nhập của các hộ trên địa bàn được áp dụng.
Nhom: Nhóm hộ, biến giả với 3 phạm trù, nhận giá trị từ 1 tới 3, tương ứng với mức thu nhập từ thấp nhất (nhóm 1) đến cao nhất (nhóm 3) căn cứ trên các phân vị của biến ln_income trong các năm. Trong đó, CT135*nhom là tương tác giữa biến CT135 với biến nhom, được sử dụng nhằm đánh giá khác biệt trong tác động của Chính sách
135đến các nhóm thu nhập trên địa bàn. Có thể cho rằng, tác động của CT135 đến các nhóm hộ có thể có sự khác biệt, bởi các hộ cao hơn thường có nhiều lợi thế hơn so với nhóm thu nhập thấp trong nắm bắt cơ hội được tạo ra từ quá trình triển khai Chính sách, do đó có thể hấp thụ tốt hơn Chính sách này. Trong mô hình ước lượng nhóm
CT135*nhom1 được lựa chọn là phạm trù cơ sở.
Hh_edu: Học vấn của chủ hộ, biến giả với nhiều phạm trù, trong đó nhận các giá trị sau: 1-Mù chữ ; 2-Biết đọc, biết viết đến tiểu học; 3-Có bằng tốt nghiệp THCS hoặc THPT; 4-Đã qua đào tạo nghề; và 5-Cao đẳng, đại học trở lên. Học vấn của chủ hộ được kỳ vọng có tác động tích cực đến thu nhập của hộ, bởi ở các vùng nông thôn cũng như vùng DTTS ở Việt Nam, chủ hộ thường đóng vai trò quan trọng trong điều hành các hoạt động sản xuất và kinh doanh của hộ. Biến CT135*Hh_edu là tương tác giữaCT135 và biến hh_edu nhằm so sánh khác biệt giữa các nhóm học vấn trong tác
động của Chương trình 135 đến thu nhập của hộ, trong đó kỳ vọng rằng, các chủ hộ có học vấn cao hơn sẽ hấp thụ chính sách tốt hơn.
Hh_age: Tuổi của chủ hộ, được sử dụng trong mô hình nhằm đánh giá tác động của yếu tố nhân khẩu học lên thu nhập của hộ; hh_age2 là biến bình phương của
hh_age.
Hh_labor: Số thành viên trong độ tuổi lao động (từ 15-65 tuổi), được sử dụng làm biến kiểm soát trong mô hình (3.1). Hệ số ước lượng của biến hh_labor được kỳ vọng có dấu dương, bởi trên thực tế thì hộ có nhiều thành viên trong độ tuổi lao động thường có mức thu nhập cao hơn.
Hh_size: Tổng số thành viên của hộ, biến kiểm soát tác động của yếu tố quy mô thành viên lên thu nhập. Hệ số ước lượng của biến hh_size được kỳ vọng có dấu âm, bởi quy mô hộ gia đình có thể có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và kinh doanh, trong đó các hộ quy mô nhỏ hơn (một hoặc 2 thế hệ) có thể hoạt động kinh tế hiệu quả hơn so với các gia đình quy mô lớn (từ 3 thế hệ trở lên).
Ln_land: Logarit tự nhiên của tổng diện tích đất nông nghiệp của hộ (đơn vị tính diện tích: m2). Do sản xuất nông nghiệp là hoạt động kinh tế chủ yếu của các hộ vùng DTTS, nên các hộ sở hữu một diện tích đất trồng trọt càng lớn sẽ được kỳ vọng có mức thu nhập lớn hơn.
Credit: Tiếp cận tín dụng, biến giả nhận giá trị 1 nếu hộ được vay vốn sản xuất, và 0 trong trường hợp ngược lại. Việc tiếp cận được nguồn vốn sản xuất được xem là yếu tố quan trọng, đặc biệt đối với các hộ vùng DTTS, do đó hệ số ước lượng của biến
credit được kỳ vọng có dấu dương.
Một số thống kê mô tả được trình bày trong Bảng 3.3
Bảng 3.3. Thống kê mô tả các biến số
Biến số ln_income CT135 Nhóm hh_edu hh_age hh_labor
hh_size ln_land Credit
Nguồn: Tính toán của NCS
Bảng thống kê mô tả trên cho thấy, các biến có độ phân tán tương đối cao, có sự khác biệt đáng kể. Điều này kỳ vọng các biến lựa chọn phù hợp.
- Kết quả ước lượng:
Kiểm định Hausman cho thấy mô hình FE là phù hợp để ước lượng (MH.3.1), ngoài ra mô hình có vấn đề phương sai sai số thay đổi (xem các Phụ lục). Kết quả ước lượng mô hình (MH.3.1) theo mô hình FE, sau khi xử lý phương sai sai số thay đổi được báo cáo trong Bảng 3.4 dưới đây:
Bảng 3.4. Kết quả ước lượng
CT135 CT135*nhom
1 *3 1 *4 1 *5 hh_age hh_age2 hh_labor hh_size ln_land credit _cons R_sq Số quan sát Các ký hiệu *, ** và ***
biểu thị các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%, tương ứng
Nguồn: Tính toán của NCS
Kết quả ước lượng cho một số nhận xét sau:
(1) Hệ số ước lượng của CT135 dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, cho thấy: Chương trình 135 có tác động tích cực đến tăng thu nhập của hộ gia đình. Với biến giả CT135, ở những xã CT135 (1) chương trình đã có tác động hơn đến thu nhập của hộ gia đình so với những xã CT135 (0).
Như vậy các các nội dung đầu tư của CT135 về hỗ trợ sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng đã giúp cho các hộ nghèo đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tăng thu nhập. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Tùng và cộng sự (2012); Kim Phước, Tấn Hòa (2015); WB (2012). Trong thực tế cùng với các chương trình, chính sách khác (Chương trình giảm nghèo quốc gia; Chương trình nông thôn mới; Chương
trình tín dụng…) CT135 đã có vai trò rất quan trọng giúp cho nhiều hộ gia DTTS thoát nghèo.
(2) Hệ số ước lượng của các biến tương tác CT135*nhom có giá trị dương và có ý nghĩa thống kê, cho thấy có sự khác biệt trong tác động của CT135 tới các nhóm thu nhập.
Cụ thể, hệ số ước lượng của các biến CT135_1*nhom_2 và CT135_1*nhom_3
lần lượt lớn hơn so với hệ số của CT135_0*nhom_2 và CT135_0*nhom_3, tương ứng, cho thấy của CS135 có tác động tích cực hơn tới toàn bộ các nhóm thu nhập. Kết quả này một lần nữa chứng minh cho thấy, ở các xã có CT135=1, thu nhập của tất cả các nhóm thu nhập tăng hơn so vơi các xã CT135=0. Như vậy, CT135 đã mang lại hiệu quả, góp phần quan trọng làm tăng thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo DTTS từ 4-5%/năm (UBDT, 2018).
Mặt khác, hệ số ước lượng của các biến CT135_1*nhom_3 lớn hơn đáng kể so với hệ số của CT135_1*nhom_2 (lần lượt là 0.95 và 1.74, tương ứng), cho thấy các nhóm thu nhập cao hơn có thể đã hấp thụ chính sách tốt hơn đáng kể so với các nhóm thu nhập thấp. Đây là một phát hiện khá quan trọng, minh chứng cho các nghiên cứu trước đây cho rằng, các chương trình giảm nghèo ở vùng DTTS, người Kinh, người có thu nhập cao được hưởng lợi nhiều hơn (UNDP, 2016). Trong thực tế, các hộ người Kinh, hay một số dân tộc phát triển hơn, cư trú, sinh sống ở vùng DTTS có kỹ năng sản xuất, buôn bán hơn sẽ tiếp cận được các dịch vụ về giáo dục, hạ tầng tốt hơn, tận dụng được các cơ hội chính sách mang lại.
(3) Hệ số của các nhóm biến tương tác, bao gồm CT135_1*hh_edu_2, CT135_1*hh_edu_3, CT135_1*hh_edu_4 và CT135_1*hh_edu_5 đều có giá trị dương, tăng dần về độ lớn và có ý nghĩa thống kê, cho thấy giáo dục có một vai trò quan trọng đối với đồng bào vùng DTTS trong việc hấp thụ CT135. Theo đó, các chủ hộ có trình độ học vấn càng cao thì càng có khả năng tận dụng các cơ hội do các chương trình hỗ trợ, điển hình là CT135 mang lại. Điều này có thể là do những chủ hộ có học vấn cao hơn thường nhạy bén hơn khi tiếp cận các cơ hội mở ra từ quá trình thực thi chính sách. Chẳng hạn sự chủ động trong tham gia các hoạt động tập huấn về quy trình kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, sự biến động của thị trường, sự tích cực trong đầu tư cho con em đến trường, hoặc khám chữa bệnh tại cơ sở y tế một cách thường xuyên hơn,… có thể là những yếu tố giúp cải thiện năng suất lao động và thu nhập tốt hơn.
Đối với các xã không thực hiện CT135, tác động của yếu tố học vấn chưa thực sự rõ ràng. Điều này thể hiện qua hệ số của các biến tương tác CT135_0*hh_edu_2, CT135_0*hh_edu_3, CT135_0*hh_edu_4 và CT135_0*hh_edu_5. Trong đó, ngoại trừ hệ số của biến CT135_0*hh_edu_3 dương và có ý nghĩa thống kê, các biến còn lại đều không có ý nghĩa thống kê.
Như vậy ở xã 135, học vấn là một yếu tố có tác động tích cực đến khả năng hấp thụ chính sách của đồng bào vùng DTTS. Kết quả này là một gợi ý quan trọng, cho thấy ý nghĩa của các chương trình hỗ trợ là rất cần thiết nhằm nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân vùng DTTS.
Về gợi ý chính sách, cần phải có các giải pháp phù hợp, đồng bộ để nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng DTTS. Hiện nay đây đang là vùng “trũng” về giáo dục của cả nước. Thống kê cho thấy, chủ hộ thuộc nhóm 1 (mù chữ) chiếm tỉ lệ khá cao trong mẫu điều tra (năm 2006: 47.5%; năm 2011: 46.6%), do đó việc cải thiện chất lượng giáo dục của các địa phương vùng DTTS là rất cần thiết.
(3) Về tuổi của chủ hộ, hệ số biến hh_age2 mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê cho thấy: Ở những nhóm hộ chủ hộ có tuổi cao, thường thu nhập sẽ giảm. Kết quả này cũng phù hợp với tình hình thực kỳ vọng và tình hình thực tiễn. Có thể ở những hộ chủ hộ có tuổi cao, chi phí cho y tế, khám chữa bệnh tăng, trong khi đó sức lao động lại giảm. Vì vậy, cần phải có các chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe cho các hộ gia đình có người già, cao tuổi.
(4) Biến hh_labor có hệ số dương, có ý nghĩa thống kê cho thấy: Ở những hộ có nhiều lao động hơn thì thu nhập của họ tăng hơn. Kết quả này cũng phù hợp với kỳ vọng và phù hợp với thực tiễn. Phần lớn sinh kế của đồng bào DTTS nghèo là sản xuất nông nghiệp. Trong đó trồng trọt và chăn nuôi thủ công, manh mún, dựa vào sức lao động giản đơn là chủ yếu. Vì vậy, hộ càng có nhiều lao động, họ sẽ có cơ hội mở rộng sản xuất, tăng thu nhập.
Về lâu dài, trong điều kiện các nguồn lực có hạn về đất sản xuất, rừng ngày càng được bảo vệ nghiêm ngặt, thì sản xuất của đồng bào không thể dựa vào lao động giản đơn, manh mún, nhỏ lẻ, mà phải có chính sách dài hạn, ứng dụng công nghệ tăng năng suất lao động. Cùng với đó, Chính phủ cần phải có các giải pháp chính sách để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực DTTS.
(5) Biến hh_size có hệ số âm, có ý nghĩa thống kê ở mức 1% cho thấy, đối với những hộ gia đình có đông thành viên, thì có ảnh hưởng “xấu” đến thu nhập của hộ gia đình. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng và giả thuyết nghiên cứu. Thực tế những hộ
nghèo DTTS thường là những hộ gia đình trẻ, mới tách hộ, có đông con nhỏ, nên gia đình thiếu thiếu lao động, chi phí cho y tế, giáo dục cao.
Về lâu dài, chính sách tuyên truyền dân số kế hoạch hóa gia đình ở vùng sâu, vùng xa, DTTS cần phải được triển khai có hiệu quả, thiết thực hơn.
(6) Biến hh_land có hệ số dương, có ý nghĩa thống kê ở mức 1% cho thấy, đất sản xuất có tác động tích cực đến thu nhập của hộ gia đình. Tuy nhiên hệ số của biến này nhỏ (0.022), nghĩa là mức độ đóng góp của yếu tố đất đai đến thu nhập là không lớn. Thực tiễn việc gia tăng đất sản xuất là rất khó khăn, thậm chí nhiều nơi vùng DTTS không thực hiện được chính sách giải quyết đất sản xuất cho đồng bào. Lý do vì quỹ đất hiện nay rất hạn hẹp, rừng bị đóng cửa, nên hộ nghèo người DTTS rất khó khăn trong việc mở rộng diện tích trồng trọt, chăn nuôi.
(7) Biến credit cũng tương tự như đất sản xuất, có ý nghĩa thống kê và tác động làm tăng thu nhập của hộ nghèo, nhưng mức độ tác động là không lớn. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng và thực tiễn. Vì nhiều hộ gia đình nghèo DTTS không có phương án sản xuất, nên không dám vay vốn. Nhiều tỉnh vùng DTTS, mặc dù có chính sách ưu đãi, nhưng ngân hàng chính sách xã hội vẫn không giải ngân được. Về chính sách dài hạn, cần phải kết hợp giữa tăng vốn vay nhưng cũng phải có giải pháp phát triển sản xuất phù hợp.
3.3.2. Mô hình đánh giá tác động của chính sách đến y tế
Tổng quan các nghiên cứu cho thấy, các yếu tố về: Thu nhập, nhân khẩu học, chất lượng các dịch vụ y tế và yếu tố chính sách có thể có ảnh hưởng đến chi tiêu cho
y tế của hộ gia đình. Mô hình kinh tế lượng được đề xuất trong mục này nhằm kiểm chứng giả thuyết của luận án về ảnh hưởng của CT135 đến chi tiêu cho y tế của hộ gia đình.
Trên cơ sở bộ dữ liệu hiện có, mô hình đánh giá tác động của Chương trình 135 đến chi tiêu y tế và các biến số được đề xuất như sau:
- Mô hình:
Mô hình:
Ln_chiyteit = β0+β1CT135it + β2Ln_thunhapit + β3CT135it*Ln_thunhapit + β4BV_conglapit +β5BV_thunhanit +β6Tramyteit + β7Bhytit + β8Hh_sizeit + β7Hh_ageit +β7Hh_age2it + ci + uit (MH.3.2)
Trong đó, i là chỉ số hộ, t là chỉ số năm; ci là các đặc trưng không quan sát được
của hộ có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc và không thay đổi theo thời gian; uit là sai số
ngẫu nhiên.
- Các biến số:
Ln_chiyte: Logarit tự nhiên của tổng chi phí khám chữa bệnh trong năm của hộ DTTS, biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy (đơn vị tính chi phí: nghìn đồng).
CT135: Biến giả 0-1 nhằm xác định hộ có thuộc xã được áp dụng CT135 hay không, với hai giá trị: 0-Không; 1-Có. CT135 là biến độc lập chính, được sử dụng trong mô hình để đánh giá tác động của Chương trình 135 lên mức chi tiêu khám chứa bệnh của các hộ vùng DTTS. Hệ số ước lượng của CT135 được kỳ vọng có dấu âm, bởi các gói hỗ trợ về y tế trong khuôn khổ Chương trình 135 có thể giúp cải thiện chất lượng khám chữa bệnh của cơ sở khám chữa bệnh tuyến cơ sở, trong đó bao gồm các trạm y tế xã và thôn bản ở các vùng DTTS. Điều đó có thể làm tăng cơ hội được khám chữa bệnh, đồng thời tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh của đồng bào do không cần