Ứng dụng của pheromone giới tính

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu pheromone giới tính và kairomone trong quản lý tổng hợp sâu tơ, plutella xylostella linnaeus (lepidoptera plutellidae) hại rau cải (Trang 29 - 32)

2.2.4.1. Sử dụng làm công cụ khảo sát sự biến động quần thể

Thông tin về diễn biến mật số quần thể của côn trùng gây hại là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng chiến lược quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và các nghiên cứu về sinh thái học côn trùng (Vàng, 2016).

Pheromone giới tính là một công cụ hữu hiệu để thay thế cho bẫy đèn và bẫy màu vàng trong khảo sát sự biến động mật số quần thể của côn trùng

OH *

gây hại (Wakamura & Arakaki, 2004). Ứng dụng này đã được phát triển trong chiến lược phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) (Ando et al., 2004). Thông thường, một lượng từ 0,1-1 mg pheromone giới tính tổng hợp được nhồi vào một tuýp cao su (8 mm OD) cho hiệu quả hấp dẫn thành trùng đực ít nhất là một tháng và có thể kéo dài đến 2 tháng (Ando et al., 2004).

Để khảo sát sự biến động quần thể, bẫy pheromone được đặt trên một khu vực cụ thể rồi đếm mật số thành trùng vào bẫy định kỳ (thường là 2 tuần/lần) trong suốt chu kỳ một năm. Thông tin về mật số côn trùng gây hại cây trồng trong vùng canh tác và trên một đơn vị thời gian cho phép ta dự tính dự báo sớm sự gây hại của côn trùng đó để có thể áp dụng những biện pháp quản lý thích hợp. Diễn biến mật số quần thể của 3 loài thành trùng,

Chrysodeixis eriosoma Doubleday, Ctenoplusia agnata Staudinger và

Ctenoplusia albostriata Bremer & Grey gây hại trên rau màu tại Tp. Cần Thơ, và loài thành trùng sâu vẽ bùa, Phyllocnistis citrella Stainton, gây hại cây có múi ở Tp. Cần Thơ và huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đã được khảo sát bằng biện pháp đặt bẫy pheromone giới tính (Khánh và ctv., 2009).

2.2.4.2. Sử dụng làm công cụ phòng trị bằng biện pháp bẫy tập hợp

Bẫy tập hợp (mass trapping) là biện pháp sử dụng một số lượng lớn bẫy pheromone để thu hút và giết hết thành trùng đực trên một vùng không gian cụ thể để ngăn chặn sự bắt cặp giữa thành trùng đực và thành trùng cái, dẫn đến giảm mức độ thiệt hại do sâu gây ra xuống dưới ngưỡng kinh tế. Biện pháp này, đặc biệt hiệu quả đối với việc quản lý côn trùng trong kho vựa (thuộc Bộ Coleoptera). Tuy nhiên, bẫy tập hợp thường không thành công trong việc làm giảm mật số của các loài thành trùng có tính di động cao và mức độ quần thể lớn (Wakamura & Arakaki, 2004).

Nghiên cứu và ứng dụng pheromone giới tính dưới hình thức bẫy tập hợp đã được tiến hành trên 98 loài côn trùng gây hại, trong đó có 45 loài thuộc Bộ cánh vảy, 39 loài thuộc Bộ cánh cứng và 4 loài thuộc các Bộ côn trùng khác (El-Sayed, 2009).

2.2.4.3. Quấy rối sự bắt cặp

Quấy rối sự bắt cặp là biện pháp đang được áp dụng rất rộng rãi ở những nước phát triển. Đây là một phương pháp tác động lên hành vi, nên côn trùng gây hại hiếm khi phát triển được tính kháng. Một minh chứng cho rằng trường hợp này là loài sâu hại nụ bông vải, Pectinophora gossypiella Saund đã được kiểm soát bởi phương pháp quấy rối bắt cặp trong hơn 20 năm mà không xuất hiện tính kháng (Ando et al., 2004).

Bảng 2.2. Việc sử dụng quấy rối sự bắt cặp ở một số quốc gia và khu vực đại diện trên thế giới

Nguồn Ando et al., 2004

Cây

trồng Loài gây hại

Chất quấy rối (tỷ lệ pha trộn) Quốc gia (vùng) Diện tích áp dụng (ha) 1997 2002

Bông vải Pectinophora

gossypiella Z7,Z11-16:OAc + Z7,E11-16:OAc (1:1) Mĩ Ai Cập Israel Braxin 30.000 328.000 8.000 - 40.000 - 5.000 5.000 Táo và lê Cydia pomonella E8,E10-12:OH

Mĩ Italia Nam Mĩ 13.200 6.800 5.200 63.000 14.000 13.000 Đào và xuân đào Grapholita molesta Z8-12:OAc + khác Mĩ Úc Italia 7.200 1.200 - 24.000 3.000 11.000

Nho Lobesia botrana Z7,Z9-12:OAc Châu Âu 25.000 73.000

Mận Nhật Bản Synanthedon hector Z3,Z13-18:OAc + E3,Z13-18:OAc (1:1) Nhật Bản 4.000 3.800 Cà chua Keiferia

licopersicella E4-13:Oac Mexico 3.200 10.000

Trà Adoxophyes honmai Homona magnanima Z11-14:OAc Nhật Bản 400 500

Cây rừng Lymantria dispa Me2,epo7-18:H Mĩ 10.000 150.000 Tuy nhiên, Mochizuki et al. (2008) đã ghi nhận trường hợp kháng đầu tiên đối với chất quấy rối bắt cặp của quần thể sâu cuốn lá trà, Adoxophyes honmai Yasuda. Quần thể A. honmai gây hại các cánh đồng trà ở Shimada thuộc quận Shizuoka (Nhật Bản) đã được quản lý bằng phương pháp quấy rối sự bắt cặp với chất quấy rối là (Z)-11-tetradecenyl acetate kể từ năm 1983. Vào bốn năm sau đó, tỷ lệ con đực bị bắt dính bằng bẫy pheromone là 96%. Tuy nhiên, từ năm 1996 đến 1998, tức 14 đến 16 năm sau khi áp dụng biện pháp quấy rối sự bắt cặp, thì tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 50% trong khi áp dụng sự quấy rối ở các cánh đồng trà chưa từng được áp dụng thì tỷ lệ đạt được là 99%. Kết quả này ám chỉ việc tiếp tục áp dụng chất quấy rối ở Shimada đã tạo nên một áp lực chọn lọc lớn tại đây và hiện tượng lạ này được gọi là “sự kháng” của A. honmai đối với (Z)-11-tetradecenyl acetate. Khi phối hợp 4 thành phần pheromone (Z)-9-tetradecenyl acetate, (Z)-11- tetradecenyl acetate, (E)-11-tetradecenyl acetate và 10-methyldodecyl acetate với tỷ lệ 63:31:4:2 thì tỷ lệ thành trùng bị bắt dính tăng lên 99% và sự đông đúc của ấu trùng A. honmai ở các thế hệ sau đã giảm lại. Kết quả này chứng tỏ 4 thành phần pheromone phối hợp này là một công cụ quản lý hiệu quả đối với “quần

thể kháng” A. honmai. Cho đến nay, pheromone giới tính đã được nghiên cứu và ứng dụng dưới hình thức quấy rối bắt cặp trên 140 loài côn trùng gây hại gồm 121 loài thuộc Bộ cánh vảy, 9 loài thuộc Bộ cánh cứng và 10 loài thuộc các Bộ côn trùng khác (El-Sayed, 2009).

Tại ĐBSCL công trình nghiên cứu về lĩnh vực quấy rối sự bắt cặp trên đối tượng là sâu đục vỏ trái bưởi (P. endocarpa). Đặt ở mật độ từ 200-350 dispenser (80 mg pheromone giới tính/dispenser) trên một hecta đã cho hiệu quả quấy rối sự bắt cặp đối với P. endocarpa từ 99,6 -100% và làm giảm sự gây hại từ 80,1 – 93,8% so với đối chứng (vườn không xử lý) (Vang et al., 2011).

2.2.4.4. Ứng dụng trong phát hiện sự hiện diện và xác định vùng nhiễm côn trùng

Do tính chuyên biệt và hiệu quả tác động cao, nên pheromone giới tính được xem là một trong những công cụ hữu hiệu để xác định sự hiện diện và vùng xâm nhiễm của côn trùng (Vàng, 2016).

Theo Thuật (1996) ứng dụng pheromone trong kiểm dịch thực vật trước khi nhập nội một loại cây trồng mới là cần thiết, nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập các loài côn trùng gây hại từ nước ngoài vào trong nước, và đây là công cụ quan trọng trong kiểm dịch thực vật của các nước. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công bố về kết quả nghiên cứu ứng dụng pheromone giới tính trong lĩnh vực kiểm dịch thực vật ở ĐBSCL (Vàng, 2016).

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu pheromone giới tính và kairomone trong quản lý tổng hợp sâu tơ, plutella xylostella linnaeus (lepidoptera plutellidae) hại rau cải (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)