4. Những đóng góp mới của luận án
4.2.6. Tổ chức và quy hoạch vùng sản xuất rauan toàn
* Cơ sởđề xuất giải pháp: Quy hoạch vùng sản xuất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất RAT theo hƣớng hàng hóa, tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ RAT. Tuy nhiên, một trong những vấn đề tồn tại hiện nay đó là tỉnh
chƣa có quy hoạch cụ thể cho sản xuất RAT mặc dù đã có quy hoạch tổng thể cho sản xuất rau. Bên cạnh đó, diện tích đất sản xuất rau manh mún, quy mô sản xuất nhỏ lẻcũng ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất RAT. Việc thực hiện quy hoạch sẽ giúp các địa phƣơng
xây dựng chiến lƣợc phát triển sản xuất, cho các đơn vị trung gian tham gia chế biến, tiêu thụRAT có cơ sởđể xây dựng kế hoạch dài hạn, tạo điều kiện để họ tham gia tốt hơn vào
136
chuỗi giá trị RAT. Chính vì vậy, trong thời gian tới việc xây dựng và hoàn thiện quy hoạch vùng sản xuất RAT cần đƣợc quan tâm thực hiện.
* Mục tiêu của giải pháp: Tổ chức lại các vùng sản xuất RAT tập trung, đặc biệt các vùng sản xuất RAT chủ lực.
* Giải pháp đề xuất
Để hình thành các vùng sản xuất RAT tập trung, trong thời gian tới tỉnh cần hoàn thiện việc quy hoạch vùng sản xuất RAT. Cụ thể:
- Khảo sát chi tiết các vùng trồng rau vềđiều kiện đất đai, nguồn nƣớc, cơ sở hạ
tầng, tập quán canh tác,… để quy hoạch vùng sản xuất gắn với từng loại cây rau cụ
thể. Xác định các loại rau có năng suất cao, chất lƣợng tốt, phù hợp với điều kiện từng
vùng để xây dựng cơ cấu sản xuất phù hợp, đa dạng. Trƣớc tiên, đầu tƣ hình thành
vùng sản xuất chuyên canh tập trung nhằm phát triển thƣơng hiệu sản phẩm, sau đó
nhân rộng mô hình ra các vùng khác trong tỉnh, gồm vùng sản xuất hành lá Hƣơng An,
thị xã Hƣơng Trà; vùng sản xuất rau má xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền; vùng sản xuất các loại rau lấy lá (rau cải, xà lách, cải cúc, rau dền, mồng tơi) xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền; vùng sản xuất rau các loại ở xã Phú Mậu, huyện Phú Vang.
- Quy hoạch sản xuất gắn với quy hoạch và phát triển các cơ sở chế biến, tiêu thụ
RAT. Xây dựng mô hình theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời sản xuất và các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh RAT.
Trƣớc mắt, cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh RAT để nâng
cao năng lực sơ chế và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng lực chế biến một số loại rau có tiềm năng, lợi thếnhƣ các sản phẩm từ rau má ở HTXNN Quảng Thọ, sản phẩm từ hành lá Hƣơng An.
- Thúc đẩy hình thành các vùng sản xuất RAT tập trung theo chuỗi giá trị. Coi trọng việc cấp giấy chứng nhận sản xuất RAT. Nên có các cơ chế chính sách hỗ trợ
kinh phí chứng nhận, hỗ trợ cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm RAT ở những địa phƣơng có đủđiều kiện.
- Rà soát, điều chỉnh hoàn thiện quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết vùng sản xuất RAT đến năm 2025 của các huyện, thành phố, thị xã cho phù hợp. Trƣớc tiên, ƣu
137
thuận lợi và có kinh nghiệm trong sản xuất rau nhƣ huyện Quảng Điền, thành phố
Huế, thị xã Hƣơng Trà, huyện Phú Vang. Trên cơ sởđó, tiếp tục rà soát quy hoạch cho
các địa phƣơng còn lại. Việc quy hoạch vùng sản xuất cần dựa trên điều kiện cụ thể nhƣng quy mô vùng sản xuất RAT không nên quá nhỏ.
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho ngƣời sử dụng đất thực hiện dồn điền đổi thửa, cho thuê chuyển nhƣợng đất để hình thành vùng sản xuất RAT tập trung nhằm khai thác tối ƣu hiệu quả sử dụng đất, thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất. Đơn giản hóa các thủ tục và tạo điều kiện thuận lợi về cho thuê, dồn điền đổi thửa nhằm thu hút các
nhà đầu tƣ có tiềm năng tham gia vào hoạt động chế biến và kinh doanh RAT.
TÓM TẮT CHƢƠNG 4
Chƣơng 4 đã trình bày các quan điểm, căn cứđểđề xuất các giải pháp phát triển sản xuất RAT. Trên cơ sở chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc, Bộ NN&PTNT về
phát triển sản xuất RAT cũng nhƣ nhu cầu về sản phẩm RAT, việc phát triển sản xuất RAT ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới cần phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đã đƣợc phê duyệt trên cơ sở khai thác lợi thế của địa phƣơng, đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ cao vào phát triển sản xuất, gắn kết sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trịhƣớng đến đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và các vùng lân cận.
Từđó, luận án đã đề xuất 6 nhóm giải pháp nhằm phát triển sản xuất RAT trên
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới, bao gồm: i) Giái pháp về thị trƣờng ii) Nâng cao sự hiểu biết và trình độ cho hộ sản xuất RAT; iii) Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và khuyến nông; iv) Phát triển các loại hình sản xuất và kinh doanh RAT; v) Xây dựng cơ sở hạ tầng; và vi) Tổ chức và quy hoạch vùng sản xuất RAT.
138
Phần 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ