4. Những đóng góp mới của luận án
3.2.3. Yếu tố thị trƣờng
3.2.3.1. Thịtrường đầu vào
Hiện nay, thị trƣờng các yếu tố đầu vào đặc biệt là phân bón và thuốc BVTV ở
tỉnh Thừa Thiên Huếđang rất khó để kiểm soát. Kết quả khảo sát cho thấy, HTXNN, hệ thống cửa hàng của công ty Cổ phần vật tƣ nông nghiệp, đại lý hoặc hộ kinh doanh nhỏ lẻ tại địa phƣơng là các cơ sở cung cấp đầu vào cho hộ sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng. Công ty cổ phần vật tƣ nông nghiệp Thừa Thiên Huế
có hệ thống cửa hàng phân phối trên địa bàn các huyện và thành phố, cung cấp phân bón và thuốc BVTV, các loại vật tƣ nông nghiệp đƣợc cung ứng có thƣơng hiệu và nguồn gốc rõ ràng, chất lƣợng đảm bảo đáp ứng đƣợc yêu cầu của sản xuất RAT. Tuy
109
nhiên, lƣợng yếu tốđầu vào mua theo kênh này chƣa nhiều, chủ yếu thông qua hộ kinh doanh nhỏ lẻ tại địa phƣơng. Theo kết quả khảo sát, một số loại vật tƣ nông nghiệp
đƣợc cửa hàng cung cấp không có nhãn mác, nguồn gốc rõ ràng, chất lƣợng không
đảm bảo. Ngoài ra, nhiều hộ kinh doanh mua phân bón, giống không có nguồn gốc về
tự đóng gói ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và chất lƣợng RAT. Song, vì lý do thuận tiện trong mua bán và giá thấp nên đƣợc nhiều hộ sản xuất lựa chọn. Điều
này đã ảnh hƣởng không nhỏđến chất lƣợng và hiệu quả sản xuất RAT.
Do vậy, để tránh những rủi ro trong sản xuất cũng nhƣ đảm bảo chất lƣợng sản phẩm RAT thì việc nâng cao hơn nữa nhận thức cho hộ trong sử dụng các yếu tố đầu
vào cũng nhƣ tăng cƣờng kiểm tra, giám sát của các cấp, ngành trong việc cung ứng yếu tố đầu vào là thực sự cần thiết. Vì đây là những yếu tố không chỉ ảnh hƣởng trực tiếp
đến chất lƣợng, an toàn thực phẩm mà còn ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời sản xuất.
3.2.3.2. Thịtrường đầu ra
Kết quả khảo sát tình hình tiêu thụ sản phẩm cho thấy, hầu hết sản phẩm RAT
đƣợc cung cấp cho thịtrƣờng trong tỉnh và các tỉnh lân cận nhƣ Đà Nẵng, Quảng Nam.
Lƣợng sản phẩm RAT đƣợc tiêu thụ thông qua HTXNN, doanh nghiệp để cung cấp cho siêu thị, nhà hàng, trƣờng học hoặc các cửa hàng kinh doanh RAT có giá cao hơn nhƣng cũng ràng buộc về tuân thủ quy trình sản xuất và chất lƣợng sản phẩm. Tuy nhiên, tỷ lệ sản phẩm tiêu thụtheo kênh này chƣa nhiều, một khối lƣợng lớn RAT vẫn
đƣợc tiêu thụ tại các chợ thông qua hệ thống thƣơng lái. Điều này cho thấy, thị trƣờng
đầu ra cho sản phẩm RAT vẫn là thị trƣờng thông thƣờng, chƣa hình thành thị trƣờng và kênh tiêu thụ riêng cho sản phẩm RAT. Chính vì vậy đã ảnh hƣởng trực tiếp tới giá bán sản phẩm. Giá bán trung bình một số loại rau chính theo hai hình thức sản xuất
đƣợc thể hiện qua số liệu Bảng 3.21.
Giá bán rau và RAT biến động theo các thời điểm trong năm. Giá bán RAT
trung bình cao hơn giá rau thƣờng từ 10 –15% tƣơng đƣơng cao hơn từ1.000 đồng/kg
đến 3.000 đồng/kg tùy theo loại rau. Tuy nhiên vào chính vụ, sản lƣợng thu hoạch nhiều hoặc khi điều kiện thời tiết thuận lợi, thì giá RAT và rau thƣờng không có sự
110
còn hạn hẹp là do chƣa có liên kết, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với ngƣời mua mà chủ
yếu bán ở chợ truyền thống dẫn đến giá bán thấp đang là trở ngại trong sản xuất RAT.
Bảng 3.21. Giá rau an toàn và rau thƣờng tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Đvt: Đồng/kg
Loại rau Rau an toàn Rau thƣờng RAT/rau thƣờng (Lần)
1. Rau cải 8.000 7.000 1,14
2. Rau má 7.000 6.500 1,08
3. Hành lá 14.800 14.000 1,05
4. Mƣớp đắng 18.000 15.000 1,27
5. Mồng tơi 9.000 8.000 1,13
(Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2020)
3.2.3.3. Nhận thức và hành vi của người tiêu dùng về rau an toàn
Để đánh giá nhận thức của ngƣời tiêu dùng về sản phẩm RAT tại tỉnh Thừa Thiên Huế, tác giả đã tiến hành khảo sát 120 ngƣời tiêu dùng về các thông tin liên
quan đến RAT. Kết quả khảo sát đƣợc thể hiện qua số liệu Biều đồ 3.11.
Biểu đồ 3.11. Các yếu tốtác động đến tiêu dùng rau an toàn của ngƣời dân
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát năm 2020)
Kết quả khảo sát cho thấy, 78,3% ngƣời tiêu dùng cho rằng khó và không phân biệt đƣợc RAT và rau thƣờng. Theo ý kiến của ngƣời tiêu dùng đƣợc phỏng vấn, họ
biết đó là sản phẩm RAT hay rau thƣờng thông qua thƣơng hiệu từnơi mua sản phẩm
nhƣ siêu thị, cửa hàng kinh doanh RAT và do ngƣời bán cung cấp thông tin. Hầu hết các sản phẩm RAT chƣa thể hiện thông tin cơ sở sản xuất trên bao bì sản phẩm. Bên cạnh đó, giá RAT cũng là yếu tố đƣợc ngƣời tiêu dùng quan tâm. 67,5% ngƣời đƣợc
12,5% 18,3% 22,5% 25,0% 30,0% 51,7% 55,8% 67,5% 75,0% 78,3% Không có ý kiến Điểm bán RAT không thuận lợi cho việc mua sản phẩm Điểm bán RAT ít Chủng loại RAT ít Tuyên truyền, quảng bá về sản xuất RAT còn ít Ngƣời tiêu dùng chƣa thật sự tin tƣởng vào RAT Giá rau thƣờng rẻ hơn và vẫn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng Giá RAT cao hơn nhiều so với rau thƣờng Không có dấu hiệu nhận biết RAT Khó phân biệt RAT và rau thƣờng
111
khảo sát cho rằng giá RAT cao hơn nhiều so với giá rau thƣờng và 55,8% cho rằng mặc dù giá rau thƣờng rẻhơn nhƣng vẫn đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời tiêu dùng về
chất lƣợng. 36,7% cho rằng các hoạt động nhằm quảng bá, giới thiệu, tuyên truyền về RAT cho ngƣời tiêu dùng hiện nay trên địa bàn tỉnh còn hạn chế. Vì vậy, họ thƣờng chọn mua RAT dựa trên niềm tin và từ sự giới thiệu của ngƣời quen. Đây cũng là lý do có đến 45,8% ngƣời đƣợc khảo sát cho rằng họchƣa thật sựtin tƣởng vào RAT.
Điều này cho thấy, để phát triển sản xuất RAT cần thiết phải xây dựng đƣợc
thƣơng hiệu cho sản phẩm và vùng sản xuất RAT, thực hiện truy suất nguồn gốc thông qua tem QR Code. Bên cạnh đó, cần có các biện pháp để quảng bá, tuyên truyền nhằm giới thiệu và cung cấp thông tin vềRAT cho ngƣời tiêu dùng.