Quan điểm đề xuất các giải pháp thúc đẩy kết quả học tập cho sinh viên

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học luật tp HCM (22) (Trang 60)

6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.2. Quan điểm đề xuất các giải pháp thúc đẩy kết quả học tập cho sinh viên

3.2.1. Thái độ học tập

Thái độ học tập của sinh viên là yếu tố kiên quyết, là tiền đề để sinh viên tác động đến những yếu tố khác nhằm thúc đẩy kết quả học tập của mình. Bởi vì cho dù có đề ra bất kì phương pháp cải thiện kết quả học tập hiện đại, tân tiến và tối ưu nhất hiện nay dành cho các bạn sinh viên, nhưng đổi lại chỉ là thái độ hời hợt, không còn hứng thú với môi trường học tập thì tất cả những công trình nghiên cứu, giải pháp được đề ra sẽ chỉ trở thành công cụ vô ích

3.2.2. Phạm vi học tập

Phạm vi nghiên cứu là một trong những yếu tố quan trọng đặt nền móng cho sinh viên không chỉ cho các kỳ thi ở trường, mà còn cho cả cuộc sống sau này sau khi ra trường.

53

Phạm vi kiến thức càng rộng, sinh viên càng dễ dàng đương đầu với những vấn đề vô tận, chưa từng có. Ngoài ra, sinh viên cũng cần được mở rộng kiến thức xã hội, chính trị và pháp luật vì những kiến thức này không chỉ giúp mở rộng tầm hiểu biết mà còn giúp sinh viên rèn luyện khả năng tư duy cũng như thông thạo hơn các vấn đề mà giáo viên thường đặt ra trong bài kiểm tra luận.

3.3. Các căn cứ đề xuất giải pháp

Dựa trên những vấn đề chung mà sinh viên thường gặp phải ở Phần Mở đầu: Sinh viên vẫn còn gặp khó khăn trong việc hiểu được bản chất của việc học tập, chưa tìm ra những phương pháp tốt và tối ưu nhất cho bản thân. Không nắm bắt được những cơ hội, khả năng để dẫn đến kết quả cao, hiệu quả trong học tập.

Dựa trên các bài nghiên cứu trước đó: Các bài nghiên cứu trước đó đều có chung một đặc điểm là đưa ra mô hình hồi quy để phân tích số liệu, những tác nhân ảnh hưởng tới kết quả của vấn đề nghiên cứu, từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm cải thiện kết quả.

Dựa trên dữ liệu khảo sát thu được và kết quả mô hình kinh tế lượng ở chương 2: 6 yếu tố tác động và mức độ tác động của từng yếu tố.

3.4. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy kết quả học tập cho sinh viên trường Đại học Luật TPHCM. Luật TPHCM.

3.4.1. Tham vọng đạt giải thưởng

Đây là một yếu tố mạnh khác có tác động đến kết quả học tập của sinh viên, dù cho mặc hạn chế là sự phụ thuộc vào nỗ lực và kiên trì của mỗi cá nhân. Cho dù vậy, nghiên cứu cho thấy càng nhiều giải thưởng, các học bổng thì các cá nhân lựa chọn chăm chỉ nỗ lực, cố gắng để đạt được mục tiêu cũng nhiều hơn. Một số biện pháp sau có thể áp dụng:

- Thông qua nhiều cách thức tuyên truyền, giúp sinh viên hiểu hơn về những giải thưởng cũng như lợi ích của chúng càng sớm càng tốt. Như tại các buổi sinh hoạt Đoàn-Hội, các buổi sinh hoạt công dân hay các bản tư vấn sẽ có ích. Tránh việc sắp đến thời gian nộp hồ sơ thì các bí thư mới thông báo cho lớp, thì sẽ không gây chú ý nhiều.

- Trường lớp nên đẩy mạnh các phong trào thi đua khen thưởng cá nhân tập thể.

3.4.2. Số thời gian tự học

Số thời gian tự học là một nhân tố mạnh, cho thấy việc đạt được thành tựu trong học tập cũng một phần nhờ vào yếu tố tự học. Tuy đôi khi phần nhỏ còn lại, việc tự học mà không có phương pháp học tập đúng đắn có thể đem lại cho ta nhiều kết quả không mong muốn, dẫn đến điểm số không đạt được như sự kỳ vọng của ta. Nhưng không thể phủ nhận việc tự học lại đem lại nhiều giá trị, càng tự học nhiều sẽ càng đem lại nhiều kết quả tốt. Một số phương pháp đề xuất:

- Trước tiên, khi bước vào thời gian tự học nên chủ động tìm phương pháp học tập phù hợp với bản thân, để tối ưu hiệu suất và tiết kiệm thời gian.

- Chia thời gian học theo thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau, những khung giờ phù hợp với từng môn, tránh sự nhàm chán và khô khan trong quá trình học.

54

hạn như chơi những tựa game đem lại nhiều kiến thức tư duy, logic... Hoặc có thể xem những chương trình truyền hình thời sự, kênh khoa học để làm giàu thêm vốn kiến thức của bản thân...

- Không nên học khi cảm thấy bản thân mệt mỏi, nghỉ ngơi khi cần thiết.

- Không gian học nên yên tĩnh, nhẹ nhàng, có thể mở một vài bài nhạc nhẹ nhàng trong lúc học.

- Đặt ra những mục tiêu nhỏ cho bản thân, và tự thưởng cho bản thân mỗi khi hoàn thành xong một mục tiêu được đề ra. Vừa tạo động lực vừa đem lại cảm giác mới mẻ trong lúc học.

3.4.3. Yêu thích ngành học

Yêu thích ngành học của mình cũng là một nhân tố quan trọng trong việc giúp các bạn sinh viên có thể dễ dàng nhìn thấy hướng đi tương lai cho mình, không bị sao nhãng và ảnh hưởng bởi các tác nhân từ bên ngoài như: sự yêu thích của ba mẹ, mức độ nặng nhẹ của ngành học, sự dè bỉu từ những người xung quanh, khả năng đem lại thu nhập cho tương lai sau này mà ngành học mình đang theo đuổi,... Xác định được ngành học mình yêu thích có thể giúp sinh viên tiết kiệm được nhiều thời gian hơn trong việc tìm ra phương pháp học tập đúng cho bản thân. Ta có thể đăng ký thêm nhiều khóa học có liên quan mật thiết tới ngành mình đang theo đuổi, trau dồi nhiều kỹ năng, kinh nghiệm từ ngoài xã hội, Tìm tòi và nghiên cứu từ các dự án nghiên cứu khoa học mà các anh chị đi trước đã để lại.

Sinh viên đã yêu thích ngành học nên kết hợp nhiều hơn với yếu tố tự học và yếu tố tham vọng đạt thành tựu trong học tập để có thể nâng cao thành tích cá nhân của bản thân hơn trong môi trường đại học.

3.4.4. Nhiệt huyết của giảng viên

Đối với nhiệt huyết của giảng viên trong quá trình dạy học, đây được xem là một nhân tố không mạnh, nhưng nó góp phần nào trong việc hình thành thái độ của sinh viên mỗi khi đến trường học. Giảng viên giảng hay nhưng chưa chắc sinh viên có thích môn học mà giảng viên đang dạy không nhưng chắc chắn một điều nếu giảng viên dạy không nhiệt huyết và có phần nghiêm khắc, gắt gỏng thì sẽ khiến tinh thần sinh viên chán nản mỗi khi đến lớp, gây ảnh hưởng đến suy nghĩ và khả năng tiếp thu bài học trong giờ học.

- Nên đề xuất và nói lên suy nghĩ của bản thân, góp ý kiến về cách dạy của giảng viên, để trò và thầy hiểu nhau hơn, cho ra được nhiều buổi học với chất lượng bài giảng đạt sự tuyệt đối hết nhất có thể.

- Năng động trong giờ học, thường xuyên phát biểu, trả lời những câu hỏi của giảng viên. Tạo bầu không khí sôi động, sôi nổi, tránh sự nhàm chán và độc thoại một mình từ giảng viên.

3.4.5. Số giờ nghỉ

Số giờ nghỉ học là một yếu tố chủ quan tác động đến điểm học tập của sinh viên. Thực tế cho thấy, việc đi học đầy đủ hay không không thực sự ảnh hưởng đến kết quả học tập. Có những sinh viên phù hợp hơn với phương pháp tự học, hoặc là những sinh viên vừa học vừa làm nên không thể đến lớp thường xuyên và áp dụng phương pháp tự học hiệu quả, vẫn có thể có kết quả học tập tốt như những sinh viên đi học đầy đủ. Nhưng

55

cũng không thể phủ nhận việc đi học đầy đủ cũng đồng thời tăng giá trị việc học và cũng như điểm số của cá nhân sinh viên.

- Phương pháp sau có thể áp dụng để hạn chế số giờ nghỉ là sắp xếp lịch học hiệu quả và đầy đủ, với mục tiêu hoàn thành chương trình học một cách có hiệu quả và xứng đáng.

- Nếu không thể đến lớp, nên xem lại bài giảng ngày hôm ấy và làm phần bài tập để có thể hiểu rõ hơn. Việc này làm tránh lỗ hổng kiến thức, làm giảm kết quả học tập.

3.4.6. Điểm rèn luyện

Điểm rèn luyện là một nhân tố không mạnh trong việc quyết định sinh viên có thật sự có nỗ lực với việc học tập hay không. Có nhiều người không thích việc học nhưng lại rất ưa thích việc tham gia các hoạt động của trường, năng nổ, nhiệt tình trong các hoạt động ngoại khóa nhưng lại bỏ quên đi việc học. Ngược lại có những bạn sinh viên hướng nội chỉ tập trung vào việc học, không quan tâm đến việc kiếm điểm rèn luyện cho bản thân, dẫn đến việc điểm số thì cao nhưng điểm rèn luyện lại thấp. Còn các bạn có điểm rèn luyện cao nhưng điểm số lại dưới mức trung bình.

- Phương pháp để khắc phục việc này là chúng ta nên có thời gian biểu hợp lý, cân bằng được việc học và việc ngoại khóa. Dành ra cho bản thân từ 2-4h tự học, chăm chú nghe giảng trên lớp và ghi chép bài đầy đủ. Còn các hoạt động ngoại khóa có thể dời xuống sau các giờ học và cuối tuần, đừng để hai thời gian học và chơi xen lẫn với nhau.

- Còn với các bạn hướng nội nên gia tăng trong việc cọ sát với xã hội, tiếp xúc với các hoạt động của nhà trường nhiều hơn, có thể rủ các bạn bè của mình cùng tham gia, để tránh cảm giác tham gia một mình, vừa tăng được điểm rèn luyện lại làm đẹp hơn cho bảng điểm của bản thân.

KẾT LUẬN

Qua nội dung của bài nghiên cứu, chúng ta có thể thấy rằng sinh viên luôn có khả năng khác nhau để điều chỉnh việc học của mình theo hướng tốt nhất. Ngoài những phương pháp có sẵn trong bài nghiên cứu được nếu ra trên đây, còn có rất nhiều phương pháp khác nhau được nêu ra từ các bài nghiên cứu khoa học trước đó của các anh chị, quan trọng là mỗi phương pháp học sẽ có một đặc điểm, tình trạng khác nhau áp dụng cho từng hoàn cảnh khác nhau theo nhu cầu, khả năng của sinh viên. Có thể nhận thấy, điểm cấp 3 cũng là một nhân tố quan trọng trong việc định hình chí hướng học tập sau này của sinh viên. Điểm cấp 3 cao có thể dẫn theo kết quả thi THPT quốc gia thuận lợi như mình mong muốn (mặc dù điều này có thể là không đúng trong một số trường hợp, điểm cấp 3 không phản ánh được hết quá trình nỗ lực của sinh viên). Điểm số đậu đại học cao, có sự phân hóa rõ rệt giữa các mức độ học sinh các cấp, sẽ dẫn đến mức độ phân hóa đề thi sẽ ngày càng nhiều, từ đó cung cấp cho các trường đại học một chất lượng đầu vào tiêu chuẩn, đúng theo tiêu chí mà các trường đại học đề ra. Mặc dù theo số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ sinh viên trường đại học Luật TPHCM đang ngày càng giảm dần, một bộ phận sinh viên ra trường hay thậm chí ngồi trên ghế nhà trường đã có thể tìm được việc ngay lập tức, tuy nhiên, chúng ta không thể kế đến bộ phận còn lại. Có những bạn mãi chẳng thể tốt nghiệp được vì còn nợ môn, điểm số kém, hoặc mãi không kiếm được việc làm do thiếu kỹ năng mềm, kiến thức xã hội cơ bản trong việc nâng cao tính chuyên nghiệp, sự tinh tế của bản thân trong khả năng tìm việc, trả lời phỏng vấn của các doanh nghiệp. Hệ quả này xảy ra là do sinh viên đã bộc lộ điểm

56

yếu của mình trong phương pháp học tập không phù hợp với bản thân, thái độ học tập không tốt, dậm chân tại chỗ, không có chí tiến thủ và không định hướng được tương lai của bản thân, khi gặp vấn đề chỉ chọn cách im lặng cho qua chuyện, không tương tác nhiều với giảng viên và bạn bè trong lúc học và cũng như không tham gia vào các hoạt động ngoại khóa sau mỗi giờ học. Khiến cho tình trạng học ngày càng sa sút, chất lượng mỗi tiết học cũng trở nên tệ hơn, bản thân cũng không dung nạp được kiến thức cần thiết.

Với mục đích xây dựng các lý luận về học tập, giáo dục, nâng cao kết quả học tập cho sinh viên, qua đó tìm tòi và đề ra những phương pháp học tập đúng đắn, nghiên cứu đã tập trung cụ thể vào những vấn đề sau đây:

1/ Tổng kết các lý thuyết về giáo dục và học tập và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên tại bậc đại học, phân tích những đặc thù của sinh viên nói chung cũng như sinh viên trường đại học Luật TPHCM nói riêng. Từ đó nhận dạng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên tại các trường đại học, đặc biệt là sinh viên trường đại học Luật TPHCM.

2/ Xây dựng và kiểm định mô hình phù hợp với các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, từ đó xác định được những nhân tố nào thật sự tác động mạnh, gây ảnh hưởng đến kết quả của sinh viên, và những nhân tố nào không ảnh hưởng, chỉ tác động một phần nhỏ, không đáng kể đến quá trình. Từ đó xác định rõ những tác nhân nào cần nghiên cứu.

3/ Sau khi xác định rõ được các tác nhân, ta bắt đầu tiến hành tìm hiểu và đưa ra những phương pháp phù hợp với vấn đề nghiên cứu, giải quyết được khó khăn mà sinh viên đang gặp phải, nhằm đạt được kết quả xuất sắc hơn trong học tập.

*Những kết quả đạt được từ nghiên cứu

1) Xây dựng và kiểm định mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên với 6 nhân tố bao gồm: mong muốn đạt giải, thời gian tự học, sự yêu thích đối với ngành học, nhiệt huyết của giảng viên, số giờ nghỉ học, và điểm rèn luyện.

2) Thông qua mô hình hồi quy xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới kết quả học tập của sinh viên nói chung và sinh viên trường đại học Luật TPHCM nói riêng. Trong đó mức độ cao nhất là biến thời gian tự học, điều này phản ảnh một khái niệm khá chính xác trên kết quả nghiên cứu cũng như bên ngoài thực tiễn.

3) Nghiên cứu mức độ tác động của các yếu tố, từ đó rút ra được một số bài học cho sinh viên nói chung và trường đại học Luật TPHCM nói riêng nhằm cải thiện kết quả học tập.

*Những hạn chế của nghiên cứu:

1) Mẫu khảo sát vẫn còn hạn chế dẫn đến không thể cho ra số liệu chính xác nhất về những tác nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên.

2) Thang đo chưa thực sự linh hoạt, đầy đủ dẫn đến nhiều yếu tố đã được nghiên cứu nhưng khi đưa vào nghiên cứu của nhóm dưới bộ thang đo do nhóm chọn lại trở nên khó khăn.

57

Tài liệu tham khảo:

[1] Stinebrickner, T. R. and Stinebrickner, R. (2000), Working during school and academic performance, assessed 15 December 2002.

[2] Stinebrickner, T. R. and Stinebrickner, R. (2001), The relationship between Family Income and Schooling Attainment: Evidence from a liberal Arts College with a Full Tuition Subsidy Program.

[3] Stinebrickner, T. R. and Stinebrickner, R. (2001_b), Peer effects among students from disadvantaged background, CIBC Working Paper Series, Working paper No. 2001-3. University of Western Ontario: Canada.

[4] Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Ngân hàng - Phân viện Bắc Ninh - Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 219 - Tháng 8. 2020.

[5] Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên khoa tài chính ngân hàng.

[6] Những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

[7] Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên. (TS. Nguyễn Hồng Nga, Đại học Quốc gia Tp.HCM).

[8] Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên (Nghiên cứu trường hợp tại

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học luật tp HCM (22) (Trang 60)