6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
3.4.3. Yêu thích ngành học
Yêu thích ngành học của mình cũng là một nhân tố quan trọng trong việc giúp các bạn sinh viên có thể dễ dàng nhìn thấy hướng đi tương lai cho mình, không bị sao nhãng và ảnh hưởng bởi các tác nhân từ bên ngoài như: sự yêu thích của ba mẹ, mức độ nặng nhẹ của ngành học, sự dè bỉu từ những người xung quanh, khả năng đem lại thu nhập cho tương lai sau này mà ngành học mình đang theo đuổi,... Xác định được ngành học mình yêu thích có thể giúp sinh viên tiết kiệm được nhiều thời gian hơn trong việc tìm ra phương pháp học tập đúng cho bản thân. Ta có thể đăng ký thêm nhiều khóa học có liên quan mật thiết tới ngành mình đang theo đuổi, trau dồi nhiều kỹ năng, kinh nghiệm từ ngoài xã hội, Tìm tòi và nghiên cứu từ các dự án nghiên cứu khoa học mà các anh chị đi trước đã để lại.
Sinh viên đã yêu thích ngành học nên kết hợp nhiều hơn với yếu tố tự học và yếu tố tham vọng đạt thành tựu trong học tập để có thể nâng cao thành tích cá nhân của bản thân hơn trong môi trường đại học.
3.4.4. Nhiệt huyết của giảng viên
Đối với nhiệt huyết của giảng viên trong quá trình dạy học, đây được xem là một nhân tố không mạnh, nhưng nó góp phần nào trong việc hình thành thái độ của sinh viên mỗi khi đến trường học. Giảng viên giảng hay nhưng chưa chắc sinh viên có thích môn học mà giảng viên đang dạy không nhưng chắc chắn một điều nếu giảng viên dạy không nhiệt huyết và có phần nghiêm khắc, gắt gỏng thì sẽ khiến tinh thần sinh viên chán nản mỗi khi đến lớp, gây ảnh hưởng đến suy nghĩ và khả năng tiếp thu bài học trong giờ học.
- Nên đề xuất và nói lên suy nghĩ của bản thân, góp ý kiến về cách dạy của giảng viên, để trò và thầy hiểu nhau hơn, cho ra được nhiều buổi học với chất lượng bài giảng đạt sự tuyệt đối hết nhất có thể.
- Năng động trong giờ học, thường xuyên phát biểu, trả lời những câu hỏi của giảng viên. Tạo bầu không khí sôi động, sôi nổi, tránh sự nhàm chán và độc thoại một mình từ giảng viên.