1.1.3.1 Siêu thị và doanh nghiệp bán lẻ siêu thị a) Khái niệm và phân loại siêu thị
Năm 1916, Clarence Saunders là người đầu tiên tạo ra một cửa hàng tự phục vụ mang tên Piggly Wiggly tại Memphis Tennessee. Trong đó sản phẩm được trưng bày trên các giá, kệ để khách hàng trực tiếp xem xét, cảm nhận và lựa chọn sản phẩm. Nhờ đó, người mua không cần phải yêu cầu trợ giúp của người bán và gọi là mô hình tự phục vụ (Self-service). Điều này làm thay đổi cơ bản hoạt động bán lẻ khi khách hàng được tham gia sâu hơn vào quá trình mua bán. Đây là bước đột phá đầu tiên cho sự ra đời của các siêu thị hiện đại. Cho tới nay, tự phục vụ vẫn là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết loại hình bán lẻ siêu thị. Khái niệm “siêu thị - supermarket” được đề cập trong nhiều nghiên cứu, thường chú trọng vào các đặc điểm về số lượng mặt hàng, quy mô phục vụ hay điều kiện cơ sở vật chất.
Theo Kotler (1961), “Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ tương đối lớn có mức chi phí thấp, tỷ suất lợi nhuận không cao và khối lượng hàng hóa bán ra lớn, đảm bảo thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, bột giặt, các chất tẩy rửa và những mặt hàng chăm sóc nhà cửa”.
Morgenstein & Strongin (1987) cho rằng “Siêu thị là cửa hàng bán lẻ theo phương thức tự phục vụ có diện tích từ 400m2 đến 2500m2 chủ yếu bán hàng thực phẩm, đồ uống và các loại hàng hóa khác”.
Từ điển Webster International (1993) định nghĩa “Siêu thị là một hình thức lớn của cửa hàng tạp hóa truyền thống, là một cửa hàng tự phục vụ cung cấp nhiều loại thực phẩm và sản phẩm gia dụng, được tổ chức thành gian hàng”.
Tại Việt Nam, siêu thị xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1993, làm thay đổi diện mạo của ngành thương mại bán lẻ, thay đổi thói quen mua sắm truyền thống và nhanh chóng phát triển. Nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ trong quy hoạch xây dựng và quản lý, Bộ Công Thương ban hành Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại4, quy định về
tiêu chuẩn, hàng hoá, dịch vụ của loại hình siêu thị, trung tâm thương mại.Theo quy định này: “Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tồng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng”.
Quy định này được xây dựng trên cơ sở khảo sát thực tế, có tham khảo kinh nghiệm nước ngoài và tính tới xu hướng phát triển của loại hình này tại Việt Nam. Để được công nhận là siêu thị, các cơ sở bán lẻ cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau (Bảng 1.6).
Bảng 1.6 Tiêu chuẩn cơ bản của siêu thị
(Nguồn: Bộ Công Thương)
* Phân loại siêu thị: Việc phân loại siêu thị là cần thiết để phục vụ cho mục tiêu quản lý và phát triển các hoạt động logistics. Trên thế giới, cách phân loại phổ biến hiện nay thường dựa trên quy mô và mặt hàng kinh doanh (Bảng 1.7).
Bảng 1.7 Phân loại siêu thị
(Nguồn: Tổng hợp)
Tại Việt Nam, theo Quy chế siêu thị hiện hành, siêu thị được phân thành ba hạng căn cứ vào năm tiêu chuẩn: diện tích KD, danh mục hàng hóa KD, công trình kiến trúc, cơ sở vật chất, tổ chức bố trí hàng hóa.Cách phân hạng này hàm chứa đầy đủ các đặc
trưng về hàng hóa, quy mô, tổ chức và quản lý nên giúp quản lý cụ thể và chi tiết hơn so với các phân loại khác (Bảng 1.8).
Bảng 1.8 Phân hạng siêu thị tại Việt Nam
(Nguồn: Bộ Công Thương)
b) Doanh nghiệp bán lẻ siêu thị
Trên cơ sở các khái niệm về bán lẻ, doanh nghiệp bán lẻ và siêu thị đã được trình bày, khái niệm doanh nghiệp bán lẻ siêu thị được hiểu như sau: “Doanh nghiệp bán lẻ siêu thị là doanh nghiệp bán lẻ có cơ sở bán lẻ đáp ứng các tiêu chuẩn kinh doanh siêu thị đã nêu trong quy chế siêu thị Việt Nam”.
Trong nghiên cứu này, DNBLST là DNBL có cơ sở bán lẻ theo hình thức siêu thị đã thực hiện đăng ký và được phân hạng dựa trên các tiêu chuẩn phân hạng của Quy chế siêu thị. Ở đây, các cơ sở bán lẻ siêu thị có vai trò là địa điểm cung ứng dịch vụ bán lẻ hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng. Do đó,mạng lưới kinh doanh bán lẻ của DNBLSTlà tập hợp các cơ sở bán lẻ siêu thị và các nhà kho/trung tâm phân phối mà DN sở hữu và sử dụng cho mục tiêu kinh doanh bán lẻ của mình trên một khu vực thị trường nhất định. Mạng lưới này được xem là điều kiện kinh doanh, nền tảng cơ sở vật chất quan trọng nhất, quyết định sự thành công trong hoạt động kinh doanh của các DNBLST. Tùy thuộc vào cấu trúc mạng lưới, DNBLST có thể có một, một số hoặc toàn bộ các cơ sở bán lẻ là siêu thị. DNBLST có thể đầu tư xây dựng kho/trung tâm phân phối hoặc thuê của doanh nghiệp logistics. Và mạng lưới này cần phải thiết kế một cách tối ưu cho các nỗ lực logistics của DN.
1.1.3.2 Khái niệm và đặc điểm hoạt động logistics tại DNBLST
Dựa trên khái niệm logistics bán lẻ (hoạt động logistics tại DNBL) đã được trình bày, khái niệm hoạt động logistics tại DNBLST được hiểu như sau:
“Hoạt động logistics tại DNBLST bao gồm một chuỗi các khâu như mua, dự trữ, vận chuyển, kho, thu hồi và logistics trực tiếp, hỗ trợ cho các giao dịch bán lẻ nhằm tối ưu hóa dòng vận động của hàng hóa và thông tin có liên quan từ các nhà cung cấp đến mạng lưới kinh doanh siêu thị và người tiêu dùng cuối cùng”.
Hoạt động logistics tại DNBLST phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của các hình thức bán lẻ và đặc thù vật lý của loại hàng hóa mà DN cung cấp. Đối với các DNBLST, hoạt động logistics tập trung vào một số khâu hay chức năng logistics cơ bản bao gồm:
mua, dự trữ, kho, vận chuyển, logistics trực tiếp và thu hồi và mang những đặc trưng cơ bản của loại hình bán lẻ siêu thị (Hình 1.9).
Hình 1.9 Phạm vi hoạt động logistics trong mạng lưới kinh doanh của DNBLST
(Nguồn: Phát triển dựa trên Kotzab và Bjerre, 2005)
Hoạt động logistics tại DNBLST có một số đặc điểm sau:
- Hoạt động logistics tại DNBLST cung cấp cho khách hàng lợi ích về mặt hàng, thời gian, địa điểm và các dịch vụ bổ sung nhằm tạo ra sự hài lòng và mức chất lượng cảm nhận từ khách hàng. Do đó, hoạt động logistics tại DNBLST phải đảm bảo cung ứng đúng, đủ và chính xác các mặt hàng, dịch vụ theo cách mà khách hàng yêu cầu, vào thời gian khách hàng cần và tại địa điểm khách hàng mong muốn.
- Siêu thị là loại hình bán lẻ theo phương thức bán lẻ qua cửa hàng, do đó các nỗ lực logistics để phục vụ khách hàng sẽ tập trung tại địa điểm bán hàng. Chính vì vậy, DNBLST cần đảm bảo chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ và hàng hóa tại siêu thị để khách hàng dễ dàng lựa chọn, tăng cường các biện pháp tự động hóa quá trình cung ứng hàng hóa, nâng cao năng suất lao động, công suất thiết bị…
- Mạng lưới siêu thị của DNBL thường vận hành trong không gian phân tán, phức tạp, đan xen với nhiều loại hình kinh doanh và các khu vực dân cư khác nhau. Điều này dẫn đến những khó khăn trong việc tập trung vận chuyển. Thêm vào đó, thị trường bán lẻ đòi hỏi tính sẵn có của hàng hóa cao nên cần phải quản lý tốt dự trữ, cân đối giữa chi phí dự trữ, vận chuyển với mức dịch vụ khách hàng.
- Việc đảm bảo tính sẵn có của hàng hóa tại các siêu thị được xem là mục tiêu hàng đầu của hoạt động logistics. Tùy thuộc vào chiều dài, chiều rộng và chiều sâu của danh mục mặt hàng kinh doanh mà việc kiểm soát các hoạt động logistics như mua, dự trữ, vận chuyển sẽ trở nên đặc biệt quan trọng. Trong cùng một DNBLST nhưng tại các siêu thị khác nhau, với các đặc điểm riêng biệt về mặt bằng và điều kiện kinh doanh có thể phải tổ chức các quy trình bán lẻ khác nhau, thậm chí tại một siêu thị với các nhóm hàng khác nhau cũng phải tổ chức các dòng cung ứng khác nhau để đạt được hiệu quả tối đa trong cung ứng và phục vụ khách hàng cũng như mang lại lợi ích cho DN.