Các mẫu lá giống mai trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống mai và biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, ra hoa mai vàng Yên Tử tại Hà Nội (Trang 68 - 79)

L ời cảm ơn

201 8 9

3.2. Các mẫu lá giống mai trong nghiên cứu

Bảng 3.3. Một sốđặc điểm sinh trưởng lá của các giống mai nghiên cứu tại Gia Lâm - Hà Nội, 2016-2017 hiệu Tên giống Chiều dài phiến lá (cm) Chiều rộng phiến lá (cm) Tỷ lệ Dài/Rộng phiến lá Thế lá

MV1 Mai vàng Yên Tử 15,8±0,4 5,7±0,2 2,8 Xiên

MV2 Mai Huế 14,6±0,4 5,2±0,1 2,8 Xiên

MV3 Mai Cam 15,5±0,3 5,4±0,1 2,9 Xiên

MV4 Mai Sẻ 15,1±0,3 5,6±0,2 2,7 Xiên MV5 Mai vàng năm cánh tròn 15,1±0,4 5,8±0,1 2,6 Ngang MV6 Mai Giảo 14,8±0,3 4,8±0,2 3,1 Xiên

MV7 Mai Vĩnh Hảo 15,5±0,4 5,5±0,1 2,8 Xiên

MV8 Mai Quắn 15,4±0,3 5,2±0,1 3,0 Xiên

MV9 Mai Kem 14,5±0,4 5,1±0,2 2,8 Xiên

MV10 Mai Trâu 15,7±0,4 5,6±0,1 2,8 Ngang

Kết quả bảng 3.3 cho thấy:chiều dài phiến lá của các giống mai theo dõi không có sựchênh lệch nhau nhiều, lá mai có chiều dài dao động từ 14,5 - 15,8 cm giữa các giống. Một số giống có chiều dài phiến lá lớn hơn 15cm là MV1, MV3, MV4, MV5, MV7, MV8 và MV10, các giống có chiều dài phiến lá nhỏ hơn 15 cm là MV2, MV6 và MV9.

Chiều rộng phiến lá của các giống mai cũng cho thấy sự khác nhau không nhiều, phiến lá rộng nhất là MV5 (Mai vàng năm cánh tròn) 5,8 cm và chiều rộng lá nhỏ nhất là MV6 (Mai Giảo) 4,8 cm. Chiều dài và chiều rộng lá của giống mai theo dõi không có sự khác nhau đáng kể có thể do các giống trên cùng loài Ochna Integerrima.

Thế lá là cách đính của lá vào cành, hầu hết các giống đều có kiểu đính lá với thể lá hình xiên như MV1 (Mai vàng Yên Tử), MV2 (Mai Huế), có giống MV5 (Mai vàng năm cánh tròn) và MV10 (Mai Trâu) là thếlá đính ngang. Với thế lá xiên sẽ tiếp cận với ánh sáng nhiều hơn và quang hợp tốt hơn, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt. Điều này thể hiện sự thích nghi cao của các giống mai trong điều kiện tự nhiên (Trần Văn Hậu, 2005).

Bảng 3.4. Một sốđặc điểm nụ của các giống mai nghiên cứu tại Gia Lâm - Hà Nội, 2016-2017 hiệu Tên giống Hình dạng nụ Màu snụ ắc Chiều dài nụ (cm) Đường kính nụ (cm)

MV1 Mai vàng Yên Tử Oval Xanh nâu 1,23±0,01 0,78±0,01 MV2 Mai Huế Elip Xanh nâu 1,20±0,01 0,75±0,01 MV3 Mai Cam Elip Nâu nhạt 1,17±0,01 0,73±0,02 MV4 Mai Sẻ Oval Nâu nhạt 1,15±0,01 0,70±0,01 MV5 Mai vàng năm

cánh tròn Elip Nâu xanh 1,19±0,01 0,73±0,01 MV6 Mai Giảo Elip Xanh nâu 1,19±0,01 0,74±0,01 MV7 Mai Vĩnh Hảo Elip Nâu nhạt 1,17±0,01 0,73±0,01 MV8 Mai Quắn Oval Nâu nhạt 1,18±0,02 0,74±0,02 MV9 Mai Kem Elip Nâu nhạt 1,17±0,01 0,74±0,02 MV10 Mai Trâu Elip Xanh nâu 1,20±0,01 0,75±0,01

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy hình dạng nụ của các giống mai trong nghiên cứu có hình oval như MV1 (Mai vàng Yên Tử), MV4 (Mai Sẻ) hoặc elip MV9 (Mai Kem), MV10 (Mai Trâu) với dạng búp và nhọn ở đỉnh mang tính đặc trưng của từng giống. Ngoài ra màu màu sắc nụ cũng khác nhau với hai màu là nâu nhạt MV3 (Mai Cam), MV4 (Mai Sẻ) và xanh nâu MV1 (Mai vàng Yên Tử), MV2 (Mai Huế) biểu hiện của từng giống.

Các giống nghiên cứu có chiều dài nụ từ 1,15 - 1,23 cm, trong đó giống MV1 (Mai vàng Yên Tử) có chiều dài nụ lớn nhất 1,23 cm, nhỏ nhất là giống MV4 (Mai Sẻ) có chiều dài nụ 1,15 cm.

Đường kính nụ của các giống mai theo dõi có sự khác nhau, giống MV1 (Mai vàng Yên Tử) có đường kính nụ lớn nhất 0,78 cm và đường kính nụ nhỏ nhất là giống MV4 (Mai Sẻ) 0,70 cm, các giống còn lại như MV2 (Mai Huế), MV10 (Mai Trâu) là 0,75 cm. Kết quả theo dõi cho thấy giống MV1 (Mai vàng Yên Tử) có đường kính nụ và chiều dài nụ lớn nhất, khi nụ mai cực đại, nụ tách khỏi vỏ trấu và sẽ tạo thành cụm hoa.

Bảng 3.5. Đặc điểm hình thái hoa của các giống mai nghiên cứu tại Gia Lâm - Hà Nội, 2016-2017 Ký hiệu Tên giống Số lá đài Số cánh hoa Hình dáng đài và cánh Hương thơm

MV1 Mai vàng Yên Tử 5 5 Tròn Thơm

MV2 Mai Huế 5 5 Tròn Thơm

MV3 Mai Cam 5 5 Tròn Không

MV4 Mai Sẻ 5 5 Oval Không

MV5 Mai vàng năm cánh tròn 5 5 Tròn Không

MV6 Mai Giảo 5 8 Oval Không

MV7 Mai Vĩnh Hảo 5 5 Tròn Thơm

MV8 Mai Quắn 5 5 Oval Không

MV9 Mai Kem 5 6 Tròn Không

Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy đặc điểm hình thái hoa có sự khác nhau về hình dáng lá đài, cánh hoa và hương thơm. Cụ thể:hình dáng đài và cánh hình oval chỉ có ở 3 giống: MV4 (Mai Sẻ), MV6 (Mai Giảo) và MV8 (Mai Quắn); các giống còn lại có hình tròn (MV1, MV2, MV3, MV5, MV7, MV9, MV10). Đánh giá cảm quan hương thơm của các giống mai cho thấy, có 3 giống hoa có hương thơm là MV1 (Mai vàng Yên Tử), MV2 (Mai Huế) và MV7 (Mai Vĩnh Hảo). Các giống còn lại hoa không có hương thơm (MV3, MV4, MV5. MV6, MV8, MV9, MV10).

Số lá đài các giống mai theo dõi không có sự khác nhau, tất cả các giống đều có 5 lá đài. Tuy nhiên, số cánh hoa giữa các giống lại có sự khác nhau, giống mai Kem (MV9) có 6 cánh và mai Giảo (MV6) có 8 cánh, còn lại đều là 5 cánh.

Kết quả theo dõi một số đặc điểm hoa của các giống mai (Bảng 3.6) cho thấy nụ lớn đến cực đại sẽ tách vỏ trấu và xuất hiện cụm hoa, trên mỗi cụm hoa cho số hoa tùy theo giống. Các giống nghiên cứu có số hoa/cụm từ 6 - 12 hoa. Thấp nhất là MV7 (Mai Vĩnh Hảo) có 6 hoa/cụm và cao nhất là MV1 (Mai vàng Yên Tử) có 12 hoa/cụm. Số lượng hoa/cụm nhiều sẽ làm tăng số lượng hoa và làm tăng giá trị cho cây mai.

Chỉ tiêu số nụ/cây của các giống mai cũng có sự khác nhau giữa các giống. Số nụ/cây cao nhất là MV1 (Mai vàng Yên Tử) có 89,3 nụ/cây và thấp nhất MV7 (Mai Vĩnh Hảo) có 74,5 nụ/cây. Các giống có trên 80 nụ/cây gồm có 7 giống (MV1 (Mai vàng Yên Tử), MV2 (Mai Huế), MV3 (Mai Cam), MV4 (Mai Sẻ), MV5 (Mai vàng năm cánh tròn), MV8 (Mai Quắn) và MV9 (Mai Kem). Các giống có số nụ/cây dưới 80 nụ/cây là mai Giảo (MV6), mai Vĩnh Hảo (MV7) và mai Trâu (MV10). Kết quả nghiên cứu cho thấy giống MV1 (Mai vàng Yên Tử) đã phát triển lâu năm ở khu vực phía Bắc, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nên cây sinh trưởng phát triển tốt, số nụ/cây cũng như số lượng hoa/cụm đều cao so với các giống mai khác trong nghiên cứu.

Bảng 3.6. Một sốđặc điểm hoa của các giống mai nghiên cứu tại Gia Lâm - Hà Nội, 2016-2017 Ký hiệu Tên giống Số nụ/cây (nụ) Số hoa/cụm (hoa) Tỷ lệ nở hoa (%) Đường kính hoa (cm) MV1 Mai vàng Yên Tử 89,3±0,2 12±1 88,3±1,1 3,5±0,2 MV2 Mai Huế 88,4±0,4 8±1 82,1±1,0 3,5±0,1 MV3 Mai Cam 86,3±0,2 8±1 80,0±1,0 3,6±0,2 MV4 Mai Sẻ 85,4±0,3 9±1 81,4±1,2 3,6±0,2 MV5 Mai vàng năm cánh tròn 87.3±0,4 9±1 81,2±1,1 4,2±0,1 MV6 Mai Giảo 78,3±0,5 8±1 82,0±1,1 3,7±0,1 MV7 Mai Vĩnh Hảo 74,5±0,2 6±1 78,8±1,0 3,3±0,1 MV8 Mai Quắn 85,4±0,4 8±1 82,2±1,2 4,1±0,2 MV9 Mai Kem 88,5±0,2 8±1 81,2±1,2 4,0±0,1 MV10 Mai Trâu 76,4±0,3 9±1 80,1±1,1 5,2±0,2 Các giống mai thu thập ở các vùng khác nhau của Việt Nam và được trồng tại Hà Nội đều ra hoa chotỷ lệ nở hoa từ 78,8 - 88,3 %, trong đó tỷ lệ nở hoa trên 80 % có 9 giống, cao nhất MV1 (Mai vàng Yên Tử) 89,3 % và 1 giống cho tỷ lệ nở hoa dưới 80 % là MV7 (Mai Vĩnh Hảo) đạt 78,8 %.

Đường kính hoa giữa các giống cũng có khác nhaudao độngtừ 3,3 - 5,2 cm. Đường kính hoa của các giống mai chủ yếu do yếu tố di truyền của giống quy định. Trong đó, giống có đường kính lớn nhất là MV10 (Mai Trâu) đạt 5,2 cm và thấp nhất là MV7 (Mai Vĩnh Hảo) đạt 3,3 cm.

Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy cánh hoa giữacác giống có một sốđặc điểm khác nhau, nhất là chiều dài vàchiều rộng cánh hoa. Cánh hoa có chiều dài lớn nhất là MV10 (Mai Trâu) 2,7 cm và ngắn nhất là MV2 (Mai Huế) 1,82 cm.

(Mai Trâu) và nhỏ nhất là MV7 (Mai Vĩnh Hảo). Cách hoa rộng, khi nở sẽ khép kín và làm tăng giá trị thẩm mỹ của cả cây hoa, vì thế cánh hoa rộng được người chơi mai ưa chuộng hơn.

Màu sắc cánh hoa của các giống mai cũng có sự khác nhau: 3 giống có màu vàng chanh MV1 (Mai vàng Yên Tử), MV2 (Mai Huế), MV7 (Mai Vĩnh Hảo); 4 giống có màu vàng cam: MV3 (Mai Cam), MV4 (Mai Sẻ), MV5 (Mai vàng năm cánh tròn), MV6 (Mai Giảo) và giống MV9 (Mai Kem) có màu vàng kem. Do màu sắc hoa mai rất phong phú nên đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Ngoài ra, do đặc trưng của từng vùng miền mà người tiêu dùng cũng có sở thích màu hoa khác nhau. Người Huế, người Hà Nội thích chơi hoa mai 5 cánh (Mai Huế, Mai vàng Yên Tử) có màu vàng chanh, còn người miền Nam như TP. Hồ Chí Minh, Bến Tre, Đồng Nai, ... lại thích hoa có màu vàng cam.

Bảng 3.7. Đặc điểm cánh hoa của các giống mai nghiên cứu tại Gia Lâm - Hà Nội, 2016-2017 hiệu Tên giống Chiều dài cánh hoa (cm) Chiều rộng cánh hoa (cm) Màu sắc Hình dạng

MV1 Mai vàng Yên Tử 1,90±0,01 1,00±0,03 Vàng chanh Elip MV2 Mai Huế 1,82±0,01 1,01±0,01 Vàng chanh Elip MV3 Mai Cam 1,91±0,02 1,05±0,02 Vàng cam Elip

MV4 Mai Sẻ 1,92±0,01 1,04±0,01 Vàng cam Oval

MV5 Mai vàng năm

cánh tròn 2,30±0,02 1,20±0,02 Vàng cam Oval MV6 Mai Giảo 1,92±0,01 1,10±0,01 Vàng cam Oval MV7 Mai Vĩnh Hảo 1,85±0,01 0,95±0,01 Vàng chanh Oval MV8 Mai Quắn 2,20±0,01 1,20±0,01 Vàng cam Elip MV9 Mai Kem 2,12±0,02 1,20±0,02 Vàng kem Oval MV10 Mai Trâu 2,70±0,01 1,30±0,01 Vàng cam Oval

Hình dáng cánh hoa cũng là đặc điểm để nhận biết các giống mai, các giống mai theo dõi có 2 hình dáng hoa cơ bản là hình oval như MV4 (Mai Sẻ), MV5 (Mai vàng năm cánh tròn), MV6 (Mai Giảo), MV7(Mai Vĩnh Hảo), MV9(Mai Kem), MV10(Mai Trâu) và hình elip như MV1 (Mai vàng Yên Tử), MV2 (Mai Huế), MV3 (Mai Cam), MV8(Mai Quắn).

Các đặc điểm về chiều dài, chiều rộng cánh hoa, màu sắc, hình dạng hoa của từng giống mai, cho thấy phần lớn do đặc điểm di truyền, vì thế đây cũng là một trong những cách để nhận biết và phân biệt giữa các giống.

Nhịlà đơn vị sinh sản đực của hoa và liên quan đến việc sản xuất và giải phóng hạt phấn. Nhụy hoa là đơn vị sinh sản cái của hoa và bao gồm một đầu thu phấn được gọi là bầu nhụy cung cấp đủ điều kiện cho sự nảy mầm của hạt phấn và một bầu nhụy bao gồm các noãn để diễn ra quá trình thụ tinh (Trịnh Thanh Phúc, Trần Văn Hâu, 2021).

Nhị và nhụy là 2 thành phần chính trong cấu tạo của bông hoa để tạo quả mai, kết quả bảng 3.8 cho thấy chiều dài nhị, nhụy cũng như màu sắc của nhị và nhụy giữa các giống mai khác nhau không hoàm toàn giống nhau.

Chiều dài nhị rất quan trọng trong quá trình thụ phấn, trong nghiên cứu cho thấy giống có nhị dài nhất là MV10 (Mai Trâu) 1,15cm và giống có nhị ngắn nhất là MV7 (Mai Vĩnh Hảo) 0,78 cm. 4 giống có chiều dài hơn 1cm là Mai vàng năm cánh tròn (MV5), Mai Quắn (MV8), Mai Kem (MV9) và Mai Trâu (MV10). Các giống còn lại như Mai vàng Yên Tử (MV1), Mai Huế (MV2), Mai Cam (MV3), Mai Sẻ (MV4), Mai Giảo (MV6), Mai Vĩnh Hảo (MV7) đều nhỏ hơn 1 cm.

Hầu như các giống mai đều có chiều dài nhụy cao hơn nhị,các giống khác nhau chiều dài nhụy cũng khác nhau. Theo dõi 10 giống cho thấy chiều dài nhụy dao động từ 1,59 - 2,02 cm, ngắn nhất là MV6 (Mai Giảo) 1,59 cm và dài nhất là MV10 (Mai Trâu) 2,02 cm, các giống còn lại có chiều dài trung bình từ 1,70 - 2,02 cm như MV1 (Mai vàng Yên Tử) và MV10 (Mai Trâu) là 2,02 cm.

Bảng 3.8. Đặc điểm nhị, nhụy của các giống mai nghiên cứu tại Gia Lâm - Hà Nội, 2016-2017

hiệu Tên giống Chiều dài nhị (cm) Chiều dài nhụy (cm) Màu sắc nhị bMàu sầu nhắục y

MV1 Mai vàng Yên Tử 0,92±0,01 1,70±0,01 Vàng chanh Vàng cam MV2 Mai Huế 0,81±0,02 1,64±0,02 Vàng chanh Vàng cam MV3 Mai Cam 0,81±0,01 1,66±0,01 Vàng cam Vàng nghệ MV4 Mai Sẻ 0,82±0,01 1,68±0,02 Vàng cam Vàng nghệ MV5 Mai vàng năm

cánh tròn

1,00±0,01 2,00±0,01 Vàng cam Vàng nghệ MV6 Mai Giảo 0,81±0,01 1,59±0,01 Vàng cam Vàng nghệ MV7 Mai Vĩnh Hảo 0,78±0,01 1,62±0,01 Vàng chanh Vàng cam MV8 Mai Quắn 1,00±0,02 1,68±0,01 Vàng cam Vàng nghệ MV9 Mai Kem 1,00±0,01 1,70±0,01 Vàng kem Vàng kem MV10 Mai Trâu 1,15±0,01 2,02±0,01 Vàng cam Vàng nghệ

Màu sắc nhị và nhụy của các giống khác nhau theo đặc tính di truyền của giống, nhụy thường có màu đậm hơn nhị như MV1 (Mai vàng Yên Tử), MV2 (Mai Huế), MV7 (Mai Vĩnh Hảo) nhị có màu vàng chanh và nhụy màu vàng cam. Giống MV3 (Mai Cam), MV4 (Mai Sẻ), MV8 (Mai Quắn) có nhị màu vàng cam và nhụy màu vàng nghệ. Giống MV9 (Mai Kem) có nhị và nhụy đều có màu vàng kem đặc trưng. Những giống khác như MV5 (Mai vàng năm cánh tròn), MV6 (Mai Giảo) và MV10 (Mai Trâu) cũng cho thấy nhụy có màu đậm hơn nhị.

Từ đặc điểm hình thái về thân, lá, nụ, hoa của các giống trong nghiên cứu cho thấy, các giống đều có thể sinh trưởng và ra hoa ở điều kiện thời tiết Hà Nội. Trong đó giống MV1 (Mai vàng Yên Tử) nổi trội hơn với đặc điểm cành mềm dẻo dễ uốn tỉa, tạo dáng, tỷ lệ nở hoa 88,3 % và số nụ hoa là 89,3 nụ/cây.

3.1.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống mai

đến các đặc tính di truyền của từng giống (Hoàng Minh Tấn và cs., 2006). Trong đó, các chỉ tiêu về số cành, số lá, đường kính cành...là những chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá sự sinh trưởng phát triển của các giống mai.

Đánh giá 10 giống mai tại Gia Lâm - Hà Nội, số liệu ở bảng 3.9 cho thấy, các giống trong nghiên cứu đều sinh trưởng phát triển tốt, không có giống nào sinh triển yếu hoặc kém thích nghi, trong đó có 6 giống MV3, MV4, MV6, MV7, MV9, MV10 ở mức 5 (sinh trưởng phát triển bình thường, có khả năng thích nghi) và 4 giống ở mức 7 (cây sinh trưởng phát triển mạnh, thích nghi cao) là MV1, MV2, MV5, MV8.

Bảng 3.9. Đặc điểm sinh trưởng của các giống mai tại Gia Lâm - Hà Nội, 2016 - 2017 hiệu Tên giống Khảnăng sinh trưởng (1-7) Số cành cấp 1/cây (cành) Chiều cao phân cành (cm) Số lá/cành cấp 1 (lá) MV1 Mai vàng Yên Tử 7 12,8±0,2 7,8±0,1 21,1±0,1 MV2 Mai Huế 7 12,1±0,1 8.0±0,1 18,6±0,1 MV3 Mai Cam 5 10,2±0,2 8,3±0,1 19,0±0,2 MV4 Mai Sẻ 5 11,3±0,1 8,2±0,2 19,8±0,1 MV5 Mai vàng năm cánh tròn 7 12,2±0,1 8,1±0,1 20,1±0,1 MV6 Mai Giảo 5 11,3±0,1 8,1±0,1 19,8±0,2 MV7 Mai Vĩnh Hảo 5 11,4±0,1 8,6±0,1 19,8±0,1 MV8 Mai Quắn 7 12,2±0,1 8,1±0,1 18,6±0,2 MV9 Mai Kem 5 11,1±0,2 8,2±0,2 19,1±0,1 MV10 Mai Trâu 5 11,0±0,1 8,0±0,1 18,3±0,1 Ghi chú: 1.Cây yếu, kém thích nghi

3. Cây sinh trưởng phát triển chậm

5. Cây sinh trưởng phát triển bình thường, có khảnăng thích nghi 7. Cây sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu tốt.

Nhìn chung các giống nghiên cứu đều có số lượng cành cấp 1 nhiều, chiều cao phân cành hợp lý và cân đối. 4 giống có số lượng cành cao nhất từ 12,1 - 12,8 cành là MV1 (Mai vàng Yên Tử), MV2 (Mai Huế), MV5 (Mai vàng năm cánh tròn), MV8 (Mai Quắn). Giống có sốlượng cành thấp nhất là MV3 (mai Cam) 10,2 cành, và các giống còn lại MV4 (Mai Sẻ), MV6 (Mai Giảo), MV7 (Mai Vĩnh Hảo), MV9 (Mai Kem), MV10 (Mai Trâu) có số lượng cành cấp 1 từ 11 - 11,4 cành.

Đánh giá chiều cao phân cành cấp 1 của các giống mai là rất cần thiết để người trồng có các biện pháp chăm sóc và cắt tỉa cho cây mai có dáng thế đẹp trước khi đến với người tiêu dùng. Qua theo dõi cho thấy chiều cao phân cành giữa các giống dao động từ 7,8 - 8,6 cm, cao nhất là MV6 (Mai Giảo) 8,6 cm và thấp nhất MV1 (Mai vàng Yên Tử) 7,8 cm. Các giống còn lại đều có chiều cao phân cành từ 8,0 - 8,3 cm, như MV10 (Mai Trâu) 8,0 cm, MV3 (Mai Cam) 8,3 cm, MV2 (Mai Huế) 8,1 cm, với chiều cao phân cành này đều hợp lý cho các giống mai làm cảnh.

Sốlượng lá/cành của các giống mai trong nghiên cứu dao động từ 18,3 - 21,1 lá, trong đó cao nhất là giống Mai vàng Yên Tử (MV1) 21,1 lá, thấp nhất là Mai Trâu (MV10) 18,3 lá. Theo Đặng Văn Hà (2016) kích thước và số lá là những chỉ tiêu phản ánh trực tiếp khả năng quang hợp của cây.

Tăng trưởng chiều cao cây là một trong những đặc trưng hình thái cơ bản để phân biệt giống, nó biểu hiện tính di truyền và tác động của điều kiện ngoại cảnh đến khảnăng sinh trưởng và phát triển của giống (Hoàng Minh Tấn và cs., 2006). Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống trong nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.10.

Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống mai đều có xu hướng tăng và tăng dần đều qua các thời điểm theo dõi. Thời gian từ 15/4 - 15/8 hàng năm tại Hà Nội là thời điểm nắng nhiều, cây đang trong giai đoạn sinh trưởng, lá quang hợp tốt vì thế cây phát triển chiều cao nhanh. Tại thời điểm 15/8 theo

dõi chiều cao cây cho thấy chiều cao các giống đều cao hơn 100 cm, cao nhất là MV1 (Mai vàng Yên Tử) 106,5 cm và thấp nhất là MV6 (Mai Giảo) 102,3 cm.

Bảng 3.10. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống mai

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống mai và biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, ra hoa mai vàng Yên Tử tại Hà Nội (Trang 68 - 79)