L ời cảm ơn
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
2.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá và phương pháp đo đếm
* Các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá được áp dụng theo TCN: Quy phạm khảo nghiệm DUS, số 10 TCN 686: 2006/QĐ BNN, ngày 6/6/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
* Số liệu được tính trung bình cho các cây theo dõi ở mỗi công thức thí nghiệm, định kỳ theo dõi 3 ngày hoặc 15 ngày/lần tùy theo từng thí nghiệm.
- Các chỉ tiêu vềđặc điểm thực vật học: bao gồm các đặc điểm về thân, lá, nụ và hoa.
- Các chỉ tiêu vềsinh trưởng, phát triển:
+ Thời gian sinh trưởng, phát triển của giống: tính từ trồng đến bật mầm, phân cành, xuất hiện mầm hoa, ra nụ và ra hoa 10 %, 50 % và 80 % (chỉ tiêu được đo trên tổng số cây theo dõi).
+ Tỷ lệ sống sau trồng (%): tổng số cây sống/ tổng số cây theo dõi x 100 + Số cành/cây (cành): đếm toàn bộ số cành cấp 1/cây
+ Đường kính thân: đo cách gốc 10 cm, khi cây đã ổn định về tăng trưởng, bằng thước Palme
+ Sốlá/cành (lá): đếm toàn bộ số lá/cành cấp 1
+ Chiều dài lá (cm): đo từ gốc lá đến ngọn lá (lấy lá theo thứ tự 1,3,5 tính từ trong ra)
+ Chiều rộng lá (cm): đo ở chỗ lá có chiều rộng lớn nhất (lấy lá theo thứ tự 1,3,5 tính từ trong ra)
+ Chiều cao cây (cm): dùng thước đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng của cây + Khả năng phân cành: sớm, trung bình, muộn
+ Khả năng sinh trưởng của cây được đánh giá theo các cấpđộ: 1. Cây yếu, kém thích nghi.
3. Cây sinh trưởng, phát triển chậm.
5. Cây sinh trưởng, phát triển bình thường, có khả năng thích nghi. 7. Cây sinh trưởng phát triển mạnh, thích nghi cao.
- Chỉ tiêu theo dõi hình thành và tăng trưởng mầm hoa:
+ Thời gian hình thành mầm hoa: theo dõi sau khi quan sát mẫu dưới kính hiển vi.
+ Sự tăng trưởng mầm hoa: theo dõi kích thước mầm (đo chiều dài, chiều rộng của mầm bằng trắc vi thị kính) qua các lần quan sát mẫu.
+ Sự tăng trưởng của nụ: khi nụ nhú ra ngoài tiến hành đo kích thước nụ bằng thước palme, đo chiều dài và đường kính nụ (10 ngày đo 1 lần).
- Các chỉ tiêu về chất lượng hoa:
+ Đường kính nụ và chiều dài nụ: tổng sốđo kích thước các nụ theo dõi (cm)/ tổng số nụ theo dõi.
+ Đường kính hoa (cm): đo khi hoa nở hoàn toàn
+ Chiều dài, chiều rộng cánh hoa: đo bằng thước palme khi hoa nở hoàn toàn + Chiều dài nhị, nhụy: đo bằng thước palme khi cánh hoa nở hoàn toàn + Độ bền chậu hoa (ngày): được tính từ khi có 10% hoa trên cành nở đến khi 80 % hoa tàn.
- Các chỉ tiêu về màu sắc, mùi thơm
+ Màu sắc hoa, nhụy, nhịđược quan sát và so bằng bảng màu chuẩn ROHS gồm 920 màu thực vật sản xuất tại Trung Quốc.
+ Mùi thơm: cảm nhận và đánh giá mùi hương bằng khứu giác - Chỉ tiêu theo dõi về mức độ sâu bệnhhại:
Thành phần sâu bệnh hại được điều tra và đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng QCVN 01-38:2010/BNNPTNT. Các loài sâu, bệnh hại được theo dõi trên toàn bộ cây thí nghiệm.
+ Đối với sâu hại: (Cấp 1-3) Cấp 1: Nhẹ (xuất hiện rải rác)
Cấp 2: Trung bình (phân bố <1/3 cây) Cấp 3: Nặng (phân bố >1/3 cây)
+ Đối với bệnh hại: (Cấp 1-9) Cấp 1: < 1% diện tích lá bị hại Cấp 3: từ 1-5% diện tích lá bịhại Cấp 5: > 5 - 25% diện tích lá bị hại Cấp 7: > 25 - 50% diện tích lá bị hại Cấp 9: > 50% diện tích lá bị hại
+ Tỷ lệ cây bị bệnh (%) = (Tổng số cây bị bệnh/ tổng số cây theo dõi) x100.
- Chỉ tiêu về năng suất và hiệu quả kinh tế:
+ Tỷ lệ cây thu hoạch (%) =
Tổng số cây thu hoạch
×100 Tổng số cây trồng
+ Lãi thuần (đồng) = Tổng thu - tổng chi - Các biện pháp kỹ thuật áp dụng
Các yếu tố phi thí nghiệm được thực hiện đồng đều ở các công thức thí nghiệm. Các công thức được trồng, chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh áp dụng quy trình trồng, chăm sóc hoa mai của Viện Nghiên cứu Rau quả.
- Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu nghiên cứu được phân tích, xử lý dựa trên nền các phần mềm Excel 2016 và Irristat 5.0.