Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng 123:

Một phần của tài liệu kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành SPXL ở Công ty xây dựng xây dựng 123 (Trang 96 - 105)

- Số phát sinh trong kỳ

3.2Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng 123:

3383 4.090.240 31/12BL1231/12 trích BHYT vào chi phí SXC CT-BTN tạo nhám LHL 6271 766

3.2Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng 123:

Sau một thời gian tìm hiểu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty xây dựng 123,trên cơ sở những kiến thức đã tiếp thu được trong qua trình học tập tại trường,em xin trình bày một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty.

• Về việc phân loại chi phí sản xuất:

Hiện nay,công ty thực hiện phân loại chi phí sản xuất theo mục đích,công dụng của chi phí. Cách phân loại này được thực hiện phổ biến trong các doanh nghiệp xây lắp.Cách phân loại này phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức,là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục,là căn cứ để phân tích,đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.

Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu của việc lập và phân tích các báo cáo kế toán quản trị,ngoài cách phân loại trên công ty nên thực hiện phân loại chi phí sản xuất theo các cách:

*Theo mối quan hệ và khả năng quy nạp chi phí sản xuất vào các đối tượng chịu chi phí,chi phí sản xuất được chia thành:

- Chi phí trực tiếp:

là chi phí trực tiếp liên quan đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí (từng công trình,HMCT,khối lượng xây lắp...) mà có thể được quy nạp trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí. Trong quản trị doanh nghiệp nói chung và quản trị chi phí nói riêng,nếu loại quản trị này chiếm đa số trong tổng chi phí thì sẽ thuận lợi cho việc kiểm soát chi phí và dễ dàng trong việc xác định nguyên nhân gây ra chi phí.

- Chi phí gián tiếp:

Là các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí khác nhau nên không thể quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí được mà

phải tập hợp theo từng nơi phát sinh chi phí khi chúng phát sinh,sau đó quy nạp cho từng đối tượng theo phương pháp phân bổ gián tiếp.

*Theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm,công việc,lao vụ sản xuất,chi phí sản xuất được chia thành:

- Chi phí cố định( Định phí):

là những chi phí mà tổng số không có sự thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị.

- Chi phí biến đổi(Biến phí):

Là những chi phí mà tổng số thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị.

- Chi phí hỗn hợp:

Là chi phí mà bản thân nó bao gồm cả yếu tố biến phí và định phí

*Theo thẩm quyền ra quyết định,chi phí sản xuất được chia thành: - Chi phí kiểm soát được:

Là những chi phí mà các nhà quản lý xác định được lượng phát sinh của nó,có thẩm quyền quyết định về sự phát sinh chi phí đó,và kiểm soát được những chi phí này.

- Chi phí không kiểm soát được:

Là những chi phí mà nhà quản trị không thể dự đoán được chính xác sự phát sinh của nó và không có thẩm quyền quyết định đối với khoản chi phí đó.

*Theo sự lựa chọn phương án,chi phí sản xuất được chia thành: - Chi phí cơ hội :

Là lợi ích bị mất đi khi lựa chọn phương án kinh doanh này thay vì lựa chọn phương án kinh doanh khác.

Là những chi phí đã phát sinh,nó có trong tất cả các phương án sản xuất kinh doanh được đưa ra xem xét,lựa chọn.

- Chi phí chênh lệch:

Là những chi phí có ở phương án sản xuất kinh doanh này nhưng không có hoặc chỉ có 1 phần ở phương án sản xuất kinh doanh khác

Các cách phân loại này giúp công ty xác định được trọng tâm quản lý đối với từng loại chi phí,giúp phân bổ chi phí vào các đối tượng chịu chi phí một cách hợp lý và đúng đắn,từ đó giúp ban lãnh đạo kiểm soát được tình hình sử dụng chi phí,phát hiện những sai phạm trong việc sử dụng chi phí để có biện pháp khắc phục kịp thời.

• Về việc tổ chức hệ thống kế toán:

+Khi thực hiện khoán cho các đội thi công,công ty sử dụng tài khoản 141-Tạm ứng ,mở chi tiết cho từng đối tượng tạm ứng. Công ty nên mở chi tiết tài khoản cấp 2 của TK 141 theo nội dung tạm ứng như:

TK 1411-Tạm ứng lương và các khoản phụ cấp theo lương; TK 1412-Tạm ứng mua vật tư,hàng hóa; TK 1413-Tạm ứng chi phí KLXL giao khoán;TK 1418-Tạm ứng khác...

Việc mở chi tiết TK cấp 2 như trên có tác dụng phân biệt phần các khoản tạm ứng theo đúng nội dung tạm ứng,giúp cho công tác quản lý vốn và hạch toán đúng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đắn,chính xác,thuận tiện. Đồng thời đối với các công trình,HMCT được thực hiện theo phương thức giao khoán nội bộ,việc phân loại này nhằm giúp cho việc quản lý theo dõi chi tiết,chặt chẽ hơn đối với việc tạm ứng và thanh quyết toán chi phí xây lắp giao khoán nội bộ bởi khoản tạm ứng này thường lớn và có chế độ quản lý khác biệt so với các khoản tạm ứng khác.

+Đối với DNXL thì hoạt động xây lắp là chủ yếu nhưng bên cạnh đó công ty còn có các hoạt động khác như cho thuê máy thi công,sửa chữa phương tiện,kỹ thuật thi công ,tư vấn thiết kế...do vậy việc mở chi tiết TK 154-Chi phí SXKD dở dang nhằm

phân biệt chi phí sản xuất vào giá thành của từng loại hình sản phẩm,dịch vụ trong công ty,phản ánh chi phí sản xuất cho từng hoạt động là vấn đề cần thiết nhằm có số liệu chi tiết để đánh giá,quản lý từng hoạt động giúp tổng hợp số liệu dễ dàng hơn cho việc lập báo cáo quản trị theo yêu cầu. Các TK chi tiết cấp 2 của TK 154 gồm:

TK 1541-CPSXKD dở dang xây lắp; TK 1542-CPSXKD dở dang sản phẩm khác; TK 1543-CPSXKD dở dang dịch vụ;TK1544-chi phí bảo hành xây lắp.

• Về kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

+Trong quá trình thi công,khi có các chứng từ kế toán phát sinh,kế toán đội phải báo cáo ngay với phòng kế toán công ty để kế toán công ty hạch toán chi phí sản xuất một cách kịp thời,khách quan,đảm bảo theo dõi chặt chẽ số lượng vật tư sử dụng trong các đội,làm căn cứ cho việc kiểm tra,sử dụng,thực hiện định mức tiêu hao vật tư cho các công trình.

+Phòng Tài chính kế toán công ty cần yêu cầu các nhân viên kế toán đội lập bảng kê vật liệu còn lại chưa sử dụng cuối kỳ ở công trình để có căn cứ phản ánh chính xác hơn chi phí NVLTT thực tế phát sinh. Bảng kê NVL còn lại cuối kỳ có thể lập theo mẫu:

BẢNG KÊ NVL CÒN LẠI CUỐI KỲ. ST

T

Tên vật liệu

Đơn vị tính Khối lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

Để lập bảng kê này,nhân viên kế toán đội cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm kê xác định khối lượng vật liệu cuối kỳ còn lại tại công trường để tiến hành tính toán ghi vào bảng kê. Bảng kê được lập theo từng công trình hoặc HMCT theo từng tháng. Mỗi dòng trên bảng kê sẽ được ghi cho một thứ vật liệu.

• Về Chi phí nhân công trực tiếp:

Công ty nên thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp thi công. Theo quy định,hàng năm người lao động nghỉ phép theo chế độ vẫn được hưởng lương. Trích trước tiền lương nghỉ phép là để tránh sự biến động lớn của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do việc nghỉ phép của công nhân không đều đặn giữa các tháng trong năm. Chỉ thực hiện trích trước đối với bộ phận công nhân trực tiếp thi công vì bộ phận tiền lương này có ảnh hưởng tới giá thành.

Mức trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp thi công được xác định như sau:

Mức trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch =Tiền lương thực tế trả cho CNTTTC theo kế hoạch x Tỷ lệ trích trước

Trong đó:Tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép =

Tổng tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của CNTTTC Tổng tiền lương chính theo kế hoạch của CNTTTC

Tổng tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch=Số CNTTTC x Mức lương bình quân 1 CN x Số ngày nghỉ phép thường niên 1 CN.

Căn cứ vào tình hình tiền lương nghỉ phép và tiền lương chính theo kế hoạch của CNTTTC năm 2011,tỷ lệ trích trước là 2% trên tiền lương chính phải trả.

Mức trích trước hàng tháng theo kế hoạch là 11.800.000. Hàng tháng ,kế toán hạch toán khoản trích trước tiền lương nghỉ phép như sau:

Nợ TK 622:11.800.000 Có TK 335 : 11.800.000

Hạch toán số tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh trong tháng 12: Nợ TK 335: 9.600.000

Có TK 334 : 9.600.000

Hạch toán các khoản trích theo lương của tiền lương nghỉ phép tháng 12: Nợ TK 622: 2.112.000

Nợ TK 334: 816.000

Có TK 338(2);338(3);338(4);338(9): 2.928.000

Cuối niên độ kế toán,kế toán thực hiện điều chỉnh số chênh lệch giữa số trích trước và số thực tế phát sinh:

Tổng tiền lương nghỉ phép của CNTTTC thực tế năm 2011 là 135.200.000

Kế toán thực hiện bút toán hoàn nhập số chênh lệch trích trước nhiều hơn thực tế: Nợ TK 335: 6.400.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có TK 622 : 6.400.000

• Về chi phí sử dụng máy thi công:

Công ty nên thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn máy thi công theo kế hoạch. Đầu niên độ kế toán,căn cứ vào tình hình sửa chữa lớn TSCĐ năm 2010 và kế hoạch sửa chữa lớn máy thi công trong năm 2011,Hàng tháng kế toán hạch toán thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn máy thi công theo kế hoạch :

Nợ TK 627 : 6.500.000 Có TK 335 : 6.500.000

Hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh trong tháng 12: Nợ TK 241(3) : 8.350.000

Có TK 141 : 8.350.000

Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn hoàn thành : Nợ TK 335 :8.350.000

Cuối niên độ kế toán,kế toán tiến hành điều chỉnh chênh lệch số trích trước và số thực tế phát sinh:

Tổng chi phí sửa chữa lớn máy thi công phát sinh trong năm 2011 là : 90.000.000 Kế toán thực hiện bút toán trích bổ sung số chênh lệch còn thiếu:

Nợ TK 627 : 12.000.000

Có TK 335 (sửa chữa lớn MTC) : 12.000.000

• Về chi phí sản xuất chung:

+Công ty nên hạch toán khoản tiền ăn ca của công nhân trực tiếp thi công và công nhân sử dụng máy thi công vào khoản mục chi phí sản xuất chung vì khoản tiền ăn ca của công nhân không phản ảnh tiền lương,tiền công trực tiếp thực hiện khối lượng công việc.Việc hạch toán tiền ăn ca của công nhân trực tiếp thi công vào TK 622-Chi phí nhân công trực tiếp và của công nhân sửa dụng máy thi công vào TK 623-Chi phí sửa dụng máy thi công như công ty đang thực hiện hiện nay mặc dù không ảnh hưởng tới các khoản trích BHXH,BHYT,BHTN,KPCĐ nhưng nó ảnh hưởng tới chi phí tiền lương của từng bộ phận công nhân.

Kế toán nên hạch toán tiền lương phải trả cho công nhân tháng 12 như sau: Tiền lương phải trả Công nhân trực tiếp thi công:

=58.403.798-3.350.000=55.053.798

Trong đó:Công nhân trong công ty: =45.604.914-2.620.000=42.984.914 Công nhân thuê ngoài: =12.798.885-730.000=12.068.885 Nợ TK 622 : 55.053.798

Có TK 3341 : 42.984.914 Có TK 3342 : 12.068.885 Tiền ăn ca của bộ phận CNTTTC : Nợ TK 627 (1) : 3.350.000

Có TK 334(2) :730.000

Tiền lương phải trả công nhân sử dụng máy thi công: =17.095.000 – 1.760.000 = 15.335.000

Nợ TK 623(1) :15.335.000 Có TK 334(1) : 15.335.000

Tiền ăn ca của công nhân sử dụng máy thi công: Nợ TK 627(1) : 1.760.000

Có TK 334(1) : 1.760.000

+Công ty nên trích lập khoản Dự phòng phải trả để khi chi phí bảo hành công trình phát sinh có nguồn kinh phí để thực hiện,không nên ghi nhận trực tiếp vào chi phí của kỳ phát sinh,tránh gây nên sự biến động lớn của chi phí,ảnh hưởng tới giá thành công trình.Khi lập dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp:

Nợ TK 627 Có TK 352

Các chi phí liên quan tới dự phòng bảo hành công trình xây lắp khi hoàn thành bàn giao: Nợ TK 352

Có TK 154,336

Cuối kỳ kế toán năm,trích lập bổ sung dự phòng còn thiếu: Nợ TK 627

Có TK 352

Nếu số trích lập lớn hơn số phát sinh thì được hoàn nhập: Nợ TK 352

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành SPXL ở Công ty xây dựng xây dựng 123 (Trang 96 - 105)