Hạn chế của ngành:

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần du lịch dầu khí phương đông (Trang 31 - 32)

• Do điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khác biệt và nhu cầu khác biệt nên chính sách

đầu tư về du lịch được phân bổ không đồng đều : Nha Trang-Phan Thiết-Đà Lạt- Đà Nẵng-Hà Nội được đầu tư mạnh, có khả năng đáp ứng được đủ nhu cầu của khách du lịch & loại hình du lịch tương đối đa dạng. Ngược lại: Ninh Chữ, Buôn Mê Thuột… thì lại thiếu cơ sở hạ tầng: nhà hàng, khách sạn… loại hình du lịch thiếu đa dạng và hấp dẫn.

• Thiếu cơ sở vật chất và đội ngũ hướng dẫn viên du lịch có chuyên môn nghiệp vụ,

dịch vụ du lịch kém, người dân bản địa không thể hiện được tinh thần hiếu khách, khiến cho các địa danh nổi tiếng như Động Phong nha, Vịnh Hạ Long là danh thắng đẹp không được đánh giá cao.

• Tài nguyên du lịch chưa được đầu tư đúng mức, nhiều thắng cảnh thiên nhiên đẹp

nhưng không được khai thác có hiệu quả, thiếu ngân sách vốn của chính phủ, người dân chưa được cập nhật kiến thức kinh doanh về du lịch, nguồn vốn tư nhân không được phân bổ hợp lý….dẫn đến việc chưa khai thác được nguồn lực tự nhiên và nguồn nhân lực trẻ.

• Cơ sở hạ tầng yếu và kém: giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không

chưa thực sự đạt hiệu quả như mong đợi. Hệ thống nhà hàng khách sạn đạt chuẩn quốc tế còn ít.

• Việc bảo tồn và phát huy sản phẩm du lịch hiện có mang nhiều yếu kém : Mỹ

hiệu quả. Việc gìn giữ và tái tạo các di tích lịch sử, các kỳ quan thiên nhiên còn yếu kém.

• Do Việt Nam hiện là một nước đang phát triển, nên chưa chú trọng đến những

nhu cầu tế nhị và thiết thực của khách du lịch để hoàn thiện thành 1 hệ thống du lịch hoàn chỉnh từ vi mô : nhà vệ sinh, các hệ thống dịch vụ cộng thêm: chụp hình sân bay, hệ thống giá cả ổn định….

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần du lịch dầu khí phương đông (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)