9. Phân tích tỷ số sinh lợi:
1.1. Tỉ suất sinh lợi ròng:
Biểu đồ 4.8 : Tỉ suất lợi nhuận ròng
Hệ số lợi nhuận ròng phản ánh khoản thu nhập ròng của một công ty so với doanh thu của nó. Từ biểu đồ trên, có thể thấy PDC đã quản lý và sử dụng các yếu tố đầu vào ( nguồn vốn, nguồn nhân lực…) không tốt so với các công ty trong cùng ngành và hệ số chung của ngành. Thậm chí, thậm chí -19% vào năm 2009. Năm 2010, do cơ cấu lại bộ phận quản lý và chuyển giao một phần chủ sở hữu cho tổng công ty PTSC, nên tình hình đã khả quan hơn.
Biểu đồ 4.9 : Thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT)
EBIT là một chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi của công ty và do đó khiến cho các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc so sánh giữa các công ty.
EBIT của PDC luôn thấp hơnvà không ổn định so các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành, trong khi chi phí trả lãi vay luôn cao hơn rất nhiều (Xem báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh), điều này có thể lý giải là do công ty đang trong quá trình đầu tư và tái cấu trúc quản lý. Điều này cũng làm giảm đáng kể lợi nhuận trước thuế thu nhập của công ty so với FDT và HOT, cho dù các công ty trả một tỷ lệ thuế thu nhập như nhau thì cuối cùng, PDC vẫn có lợi nhuận sau thuế thấp hơn rất nhiều.
Biểu đồ 5: Thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao (EBITDA)
Kể cả xem xét về chỉ số EBITDA, chúng ta cũng không nhận thấy sự hấp dẫn của công ty so với HOT và FDT. Với FDT, EBITDA có xu hướng gia tăng ổn định qua các năm, có thể tạo ra sự hấp dẫn các nhà đầu tư ( trong khi tỷ số thanh toán nợ của công ty cũng khá đảm bảo, nhưng không có sự ổn định). Với HOT, EBITDA lại có xu hướng giảm trong những năm gần đây, nhưng tỷ số thanh toán nợ lại gia tăng, điều này cho thấy công ty tăng khả năng đảm bảo việc thanh toán nợ vay. Như vậy, khả năng tạo ra lợi nhuận và đảm bảo thanh toán nợ vay của PDC là không ổn định và kém so với các công ty cùng ngành. Thậm chí với biến động năm 2009, công ty còn bị đưa vào diện cảnh báo của HNX
Biểu đồ 5.1 : Tỷ số thanh toán nợ (DCR)
iv. Phân tích tỉ suất sinh lợi trên tài sản ( ROA):
ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng tài sản và hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.
ROA của PDC qua các năm là khá thấp so với ngành và các công ty trong cùng ngành do PDC đang tập trung đầu tư vào xây dựng, nâng cấp hệ thống nhà hàng-khách sạn trong giai đoạn (2008-2009) nên cần lượng vốn đầu tư cao và bị gián đoạn hoạt động kinh doanh do đầu tư xây mới và nâng cấp, nên nguồn lợi nhuận thu về là khá thấp. Cộng với tình hình biến động kinh tế từ năm 2008, làm cho lĩnh vực kinh doanh phân đạm gặp nhiều khó khăn.
Từ giữa 2009, khách sạn Phương Đông hoạt động trở lại, và được công nhận đạt chuẩn quốc tế ( 4 sao) làm cho lợi nhuận và doanh thu của PDC khả quan hơn khi bước vào giai đoạn 2010 nhưng hiệu quả vẫn chưa cao. Mặc dù từ quý II/2010 công ty đã thu hẹp quy mô hoạt động (Giải thể xí nghiệp kinh doanh Nông sản, Phân bón Miền Trung-Tây Nguyên…) và tập trung vào hai mảng kinh doanh chính là du lịch-khách sạn và kinh doanh phân bón, bước đầu cơ cấu một phần bộ phận quản lý làm cho hoạt động kinh doanh và sử dụng nguồn tài sản, vốn cổ phần của công ty có hiệu quả hơn.
Chỉ Tiêu 2008 2009 2010
Doanh thu 232,238,940,628 314,212,805,059 190,093,461,132
Lãi ròng 3137931430 (59750159723) 1874471182
Tổng tài sản 305550459077 312697699115 185442383228
Hiệu suất sử dụng tài sản (%) 0.76 1.00 1.03
Tỉ suất sinh lợi/Doanh thu (%) 1.35 (19.02) 0.99
Hiệu suất sử dụng tài sản trong các năm vừa qua của công ty quá thấp, với một đồng tài sản, công ty chỉ làm ra được 0.7 đồng doanh thu ( năm 2008), 1 đồng doanh thu (2009) và 1.03 đồng doanh thu (2010). Vấn đề này được cải thiện dần qua các năm tiếp theo.
Ngoài ra, lợi nhuận biên của công ty vẫn còn kém, và có xu hướng giảm. Với 100 đồng doanh thu năm 2009, công ty chỉ làm ra được 1.35 đồng lãi ròng , nghĩa là có tới 98.65 đồng chi phí ( trong khi lĩnh vực du lịch, lợi nhuận ít nhất là 30%). Rõ ràng, trong các năm vừa qua, công ty đã không quản lý tốt chi phí.
Năng lực quản trị của công ty không đạt hiệu quả, thành quả hoạt động kém và rủi ro cao so với các công ty trong cùng ngành.
o Khuyến nghị:
Công ty cần rà soát lại sự hợp lý trong việc sử dụng và quản lý tài sản hiện có, chất lượng sản phẩm và giá cả của công ty cũng như các chính sách để tiêu thụ sản phẩm cần được cải thiện. Kiểm tra lại việc quản trị hàng tồn kho, các chi phí và việc sử dụng nợ cũng như cấu trúc vốn.