Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần du lịch dầu khí phương đông (Trang 58 - 65)

5. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản

1.1. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường liên tục. Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, tình hình cung cấp đầu vào, mức tiêu thụ sản phẩm,…Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Số vòng quay hàng tồn kho thể hiện số lần mà hàng tồn kho bình quân được bán trong kỳ. Kỳ luân chuyển hàng tồn kho đo lường số ngày hàng hoá nằm trong kho trước khi bán ra.

Bảng 2.9 : Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty và đối thủ cạnh tranh

Mả CK CHỈ TIÊU 2009 2010

PDC Vòng quay hàng tồn kho 8.74 10.45

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho 41 34

FDT Vòng quay hàng tồn kho 5.18 3.64

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho 70 99

HOT Vòng quay hàng tồn kho 44.61 45.94

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho 8 8

Năm 2010, số vòng quay hàng tồn kho của công ty Phương Đông là 10,45 vòng, số ngày hàng hóa tồn kho là 34 ngày, tăng 1,71 vòng và giảm 7 ngày tồn kho so với năm 2009

o Kết Luận:

tăng thể hiện sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng có chất lượng nên tình hình bán ra tốt, công ty tiết kiệm được tương đối vốn dự trữ hàng tồn kho, giải phóng vốn dự trữ để xoay vòng vốn nhanh tạo điều kiện thuận lợi về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh góp phần tăng lợi nhuận khi đang hoạt động có lãi.

(1) (2)

Đồ thị 2.4 : Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty và các đối thủ cạnh tranh qua các năm

(1) Vòng quay hàng tồn kho (2) Kỳ luân chuyển hàng tồn kho

ii. Tốc độ luân chuyển khoản phải thu

Bảng 3 : Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty và các đối thủ cạnh tranh

Mả CK CHỈ TIÊU 2009 2010

PDC Vòng quay khoản phải thuKỳ thu tiền bình quân 4.04 89 4.96 73

FDT Vòng quay khoản phải thuKỳ thu tiền bình quân 4.95 73 3.49 103

HOT Vòng quay khoản phải thuKỳ thu tiền bình quân 8.33 43 5.54 65

Tốc độ luân chuyển khoản phải thu năm 2010 là 4,96 vòng, và kỳ thu tiền bình quân là 73 vòng, so với năm 2009 đã tăng 0,92 vòng, tương ứng giảm 16 ngày/vòng.

o Kết Luận:

Từ kết quả phân tích và dựa vào đồ thị ta nhận thấy qua 2 năm hoạt động thì tốc độ luân chuyển khoản phải thu có xu hướng tăng, đây là dấu hiệu khả quan, nó thể hiện khả năng thu hồi vốn nhanh, vốn của doanh nghiệp không bị tồn đọng và ít bị các đơn vị khác chiếm dụng, tạo ra sự thuận lợi hơn trong việc thanh toán của doanh nghiệp.

(1) (2)

Đồ thị 2.5 : Tốc độ luân chuyển khoản phải thu của công ty và các đối thủ cạnh tranh qua các năm

(1) Vòng quay khoản phải thu (2) Kỳ thu tiền bình quân

iii. Khả năng luân chuyển tài sản ngắn hạn

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tài sản ngắn hạn (vốn lưu động) không ngừng vận động. Nó lần lượt mang nhiều hình thái khác nhau, như: tiền, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và qua tiêu thụ sản phẩm nó lại trở thành hình thái tiền tệ nhằm đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Khả năng luân chuyển vốn lưu động chi phối trực tiếp đến vốn dự trữ và vốn trong thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng luân chuyển được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

 Số vòng quay vốn lưu động: là một trong những chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất

lượng công tác sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn và trong cả quá trình sản xuất kinh doanh. Số vòng quay vốn lưu động càng lớn hoặc số ngày của một vòng quay càng nhỏ sẽ góp phần tiết kiệm tương đối vốn cho sản xuất.

 Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động:

Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:

Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động = 1/Số vòng quay vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ phân tích cần bao nhiêu đồng vốn lưu động bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Dựa vào các số liệu có liên quan ta có bảng sau:

Bảng 3.1 : Bảng phân tích tình hình luân chuyển vốn lưu động

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Chênh lệch

08-09 09-10

Doanh thu thuần 232,239 314,213 190,093 35.30% -39.50%

Tài sản ngắn hạn 154,037 138,807 20,674 -9.89% -85.11%

Tài sản ngắn hạn bình quân 146,422 79,740 - -45.54%

Vòng quay tài sản ngắn hạn 2.15 2.38 - 0.24

Số ngày/vòng quay tài sản ngắn hạn 168 151 - (17)

Hệ số đảm nhiệm 0.466 0.419 0.047

Từ bảng phân tích ta thấy:

Giai đoạn 2009 – 2010, số vòng quay tài sản ngắn hạn trong năm 2010 là 2,38 vòng, mỗi vòng là 151 ngày. So với năm 2009 tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng 0,24 vòng và giảm 17 ngày/vòng, nguyên nhân là do doanh thu thuần và tài sản ngắn hạn bình quân đều giảm nhưng tốc độ giảm của tài sạn ngắn hạn bình quân nhanh hơn so với tốc độ giảm của doanh thu thuần (tài sản ngắn hạn bình quân giảm 45,54%, đặc biệt năm 2010 tài sản ngắn hạn chỉ là 20.674 triệu đồng tức là giảm 85,11% so với năm 2009, trong khi đó doanh thu thuần chỉ giảm 39,50% so với năm 2009) . Như vậy chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong năm 2010 tốt hơn so với năm 2009, giúp công ty hạn chế bớt ứ động vốn và tiết kiệm được một lượng vốn.

Nếu kết hợp phân tích vế hệ số đảm nhiệm ta thấy trong năm 2009 để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ cần dùng vào sản xuất kinh doanh 0,466 đồng vốn lưu động. Sang năm 2010 để tạo 1 đồng doanh thu thuần chỉ cần dùng 0,419 đồng vốn lưu động, như vậy nếu xét theo chênh lệch giữa 2 năm thì lượng vốn lưu động cần để tạo 1 đồng doanh thu thuần năm 2010 giảm 0,047 đồng so với năm 2009. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2009 không tốt bằng so với năm 2010.

o Kết Luận:

Tóm lại qua quá trình phân tích trên ta nhận thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động qua các năm có xu hướng tăng dần và lượng vốn lưu động cần thiết đưa vào sản xuất kinh doanh để

tạo 1 đồng doanh thu thuần lại có xu hướng ngày càng giảm, điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty ngày càng tăng, tốc độ luân chuyển vốn lưu động chậm sẽ dẫn đến ứ động vốn và bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn, do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần tiếp tục tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động lên như đẩy mạnh việc tiêu thụ để nâng cao doanh thu, đề ra những biện pháp hữu hiệu để nhanh chóng thu hồi các khoản nợ của khách hàng và nợ trong nội bộ doanh nghiệp.

Bảng 3.2 : Tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn của công ty và các đối thủ cạnh tranh

Mả CK CHỈ TIÊU 2009 2010

PDC Vòng quay tài sản ngắn hạn 2.15 2.38

Số ngày/vòng quay tài sản ngắn hạn 168 151

FDT Vòng quay tài sản ngắn hạn 0.95 0.92

Số ngày/vòng quay tài sản ngắn hạn 380 392

HOT Vòng quay tài sản ngắn hạn 2.25 1.98

(1) (2)

Đồ thị 2.6 : Tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn của công ty và các đối thủ cạnh tranh qua các năm

(1) Vòng quay tài sản ngắn hạn

(2) Số ngày/vòng quay tài sản ngắn hạn

iv. Tốc độ luân chuyển tài sản cố định

Tài sản cố định là một bộ phận tư liệu sản xuất chủ yếu và là cơ sở vật chất thiết yếu của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển tài sản cố định thể hiện khả năng thu hồi vốn đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp. Do vốn cố định có giá trị lớn nên tốc độ luân chuyển vốn cố định thường được thẩm định và đánh giá rất thận trọng.

Bảng 3.3 : Tốc độ luân chuyển tài sản cố định của công ty và các đối thủ cạnh tranh

Mả CK CHỈ TIÊU 2009 2010

PDC Vòng quay tài sản cố định 2.14 1.25

Số ngày/vòng quay tài sản cố định 168 289

FDT Vòng quay tài sản cố định 4.70 5.62

Số ngày/vòng quay tài sản cố định 77 64

HOT Vòng quay tài sản cố định 1.66 1.67

Số ngày/vòng quay tài sản cố định 217 216

Dựa vào số liệu bảng trên, ta thấy tốc độ luân chuyển tài sản cố định của công ty năm 2010 là 1,25 vòng, giảm 0,89 vòng so với năm 2009. Tương ứng số ngày của 1 vòng quay tài sản cố định năm 2010 là 289 ngày, nhiều hơn năm 2009 là 121 ngày.

Như vậy nhìn chung qua 2 năm hoạt động tốc độ luân chuyển tài sản cố định có xu hướng giảm, nguyên nhân dẫn đến tình hình này là do tài sản cố định sử dụng bình quân tăng (năm 2010 tăng 6.022 triệu đồng, tức là tăng 4,11% so vớn năm 2009), trong khi đó doanh thu thuần lại giảm (năm 2010 doanh thu thuần giảm 39,5% so với năm 2009). Kết quả phân tích chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp có xu hướng ngày càng giảm, đồng thời thể hiện khả năng thu hồi tài sản cố định của doanh nghiệp ngày càng chậm, khó có điều kiện tích luỹ. Do đó trong các năm tới doanh nghiệp nên có những biện pháp để nâng dần tốc độ luân chuyển vốn cố định lên nhằm nâng cao khả năng tích luỹ để tái đầu tư vào tài sản cố định mới đảm bảo nâng cao và cải thiện tư liệu sản xuất, cơ sở vật chất cho doanh nghiệp.

(1) (2)

Đồ thị 2.7 : Tốc độ luân chuyển tài sản cố định của công ty và các đối thủ cạnh tranh qua các năm

(1) Vòng quay tài sản cố định

(2) Số ngày/vòng quay tài sản cố định

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần du lịch dầu khí phương đông (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)