Phân tích tình hình bố trí cơ cấu tài sản & nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần du lịch dầu khí phương đông (Trang 39 - 46)

1.1. Bố trí cơ cấu tài sản

Bảng 1.3: Cấu trúc tài sản của công ty qua 3 năm 2008, 2009 và 2010

Đơn vị tính: triệu đồng

CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 % theo quy mô chung

2008 2009 2010

TÀI SẢN NGẮN HẠN 154,037 138,807 20,674 50.41% 44.39% 11.15%

TÀI SẢN DÀI HẠN 151,514 173,891 164,768 49.59% 55.61% 88.85%

TỔNG TÀI SẢN 305,550 312,698 185,442 100% 100% 100%

Biểu đồ 1.7 : Tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn trong tổng tài sản năm 2008, 2009 và 2010

Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp du lịch thường ưu tiên đầu tư cho tài sản cố định: xây dựng khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, mua sắm phương tiện vận chuyển ... Do đó, cấu trúc tài sản của các doanh nghiệp này có đặc điểm là tài sản cố định chiếm tỷ trọng rất lớn từ 70-85% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp

Dựa vào bảng phân tích và biểu đồ, ta có thể thấy được tỷ trọng tài sản dài hạn qua các năm có xu hướng tăng lên. Đặc biệt trong năm 2010 tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm gần 89% tổng tài sản, trong đó tài sản cố định chiếm 81,24% tổng tài sản. Điều này cho thấy, doanh nghiệp đang có sự thay đổi tốt về mặt cấu trúc tài sản.

Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản

Tình hình cụ thể tại doanh nghiệp như sau:

Bảng 1.4 : Bảng phân tích tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Chênh lệch 08-09 09-10 TÀI SẢN NGẮN HẠN 154,037 138,807 20,674 -9.89% -85.11% TỔNG TÀI SẢN 305,550 312,698 185,442 2.34% -40.70% Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 50.41% 44.39% 11.15% -6.02% -33.24%Giai đoạn từ 2008 – 2009:

Năm 2009 tài sản ngắn hạn chiếm 44,39% trong tổng tài sản của doanh nghiệp, nếu so với năm 2000 thì tỷ trọng tài sản ngắn hạn đã giảm 6,02%. Nguyên nhân là do công ty nâng cấp khách sạn Phương Đông từ tháng 8 năm 2008 và hoạt động chủ yếu của công ty trong giai đoạn nâng cấp là hoạt động thương mại, ngoài ra các khoản phải thu và các tài sản ngắn hạn khác cũng giảm, chính vì vậy làm cho tài sản ngắn hạn giảm 9,89 % so với năm 2000 trong khi đó tổng tài sản tăng 2,34% so với năm 2008.

Giai đoạn 2009 – 2010:

Năm 2010 tỷ trọng tài sản ngắn hạn giảm 33,24% so với năm 2009, chỉ còn chiếm 11,15% trong tổng tài sản. Nguyên nhân là do trong năm 2010 doanh nghiệp đã có cố gắng trong việc thu hồi nợ làm giảm các khoản nợ phải thu, đồng thời doanh nghiệp cũng đẩy mạnh bán ra nhằm giảm dự trữ hàng tồn kho để tiết kiệm chi phí và giảm các tài sản lưu động khác đã góp phần giảm bớt lượng vốn bị ứ đọng và vốn bị chiếm dụng để đưa vốn vào sản xuất.

o Kết Luận:

các khoản phải thu giảm chậm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, do đó trong các năm tới doanh nghiệp cần tiếp tục đề ra các biện pháp hữu hiệu hơn nữa để nhanh chóng thu hồi nợ, giảm bớt lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng nhằm sử dụng vốn hiệu quả hơn.

Tỷ suất đầu tư

Tỷ suất đầu tư nói lên kết cấu tài sản (kết cấu vốn). Chỉ tiêu này càng cao, phản ánh quy mô cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp ngày càng tăng cường, năng lực sản xuất của doanh nghiệp ngày càng mở rộng, đầu tư tài chính của doanh nghiệp ngày càng cao.

Để đánh giá về tỷ suất đầu tư ta cần xem xét các chỉ tiêu sau:

Bảng 1.5 : Bảng phân tích tỷ suất đầu tư

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Chênh lệch

08-09 09-10

TÀI SẢN DÀI HẠN 151,514 173,891 164,768 14.77% -5.25%

Tài sản cố định 138,611 154,692 150,656 11.60% -2.61%

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 12,173 12,173 12,173 0.00% 0.00%

TỔNG TÀI SẢN 305,550 312,698 185,442 2.34% -40.70% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ suất đầu tư tổng quát 49.59% 55.61% 88.85% 6.02% 33.24% Tỷ suất đầu tư TSCĐ 45.36% 49.47% 81.24% 4.11% 31.77% Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn 3.98% 3.89% 6.56% -0.09% 2.67%

Giai đoạn 2008 – 2009:

Năm 2009 tỷ suất đầu tư tổng quát là 55,61%, nếu so với năm 2008 thì đã tăng 6,02%. Trong đó tỷ suất đầu tư về tài sản cố định là 49,47%, tăng 4,11% so với năm 2008, nguyên nhân tăng là do trong năm 2008 doanh nghiệp đầu tư nâng cấp các mô hình hoạt động bằng cách mua sắm thêm các máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, trang bị thêm thiết bị công cụ quản lý, làm cho tổng tài sản cố định của doanh nghiệp tăng 4,11% so với năm 2008. Về tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn trong năm 2009 lại giảm 0,09% so với năm 2008 nhưng không đáng kể do các khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản.

Giai đoạn 2009 – 2010:

33,46%. Trong đó tỷ suất đầu tư tài sản cố định là 81,42%, tăng 31,77% so với năm 2009, nguyên nhân tăng là do năm 2010 doanh nghiệp tiếp tục trang bị thêm các thiết bị. Về tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn trong năm 2010 cũng tăng cao và đạt 81,24%, tức là đã tăng 31,77% so với năm 2009 nhưng cũng không đáng kể vì về giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn năm 2010 không thay đổi so với năm 2009.

o Kết Luận:

Như vậy qua toàn bộ quá trình phân tích ta nhận thấy tỷ suất đầu tư của doanh nghiệp có xu hướng tăng dần, điều này chứng tỏ cơ sở vật chất của doanh nghiệp ngày càng được tăng cường, qui mô về năng lực sản xuất ngày càng được mở rộng. Đây là hiện tượng hết sức khả quan thể hiện sự chú trọng của công ty vào đầu tư đổi mới tài sản cố định, một sự thay đổi phù hợp với tăng năng lực sản xuất, phù hợp với xu hướng sản xuất kinh doanh nên đây là sự thay đổi hợp lý.

ii. Bố trí cơ cấu nguồn vốn

Phân tích cấu trúc nguồn vốn

Bảng 1.6 : Cấu trúc nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2008, 2009 và 2010 Đơn vị tính: triệu đồng

CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 % theo quy mô chung

2008 2009 2010

NỢ PHẢI TRẢ 757,718 645,386 67,728 83.19% 87.37% 36.52%

NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 153,164 93,314 117,714 16.81% 12.63% 63.48%

Biểu đồ 1.8 : Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả trong tổng nguồn vốn năm 2008, 2009 và 2010

Cấu trúc NV thể hiện chính sách tài trợ của doanh nghiệp, liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính. Việc huy động vốn một mặt vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự an toàn trong tài chính, nhưng mặt khác liên quan đến hiệu quả và rộng hơn là rủi ro của doanh nghiệp. Nội dung phân tích cấu trúc NV bao gồm phân tích tính tự chủ về tài chính và phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ. Phân tích tính tự chủ về tài chính thông qua các chỉ tiêu: Tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ.

Tỷ suất nợ

Tỷ suất nợ phản ánh mức độ sử dụng vốn vay của doanh nghiệp, đồng thời nó còn cho biết mức độ rủ ro tài chính mà doanh nghiệp đang phải đối diện cũng như mức độ đòn bẩy tài chính mà doanh nghiệp đang được hưởng.

Bảng 1.7 : Bảng phân tích tỷ suất nợ: Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Chênh lệch08-09 09-10 NỢ PHẢI TRẢ 757,718 645,386 67,728 -11.23% -57.77% TỔNG NGUỒN VỐN 910,882 738,699 185,442 -17.22% -55.33% Tỷ suất nợ 83.19% 87.37% 36.52% 4.18% -50.85%

Dựa vào bảng phân tích và đồ thị ta thấy:

Trong giai đoạn này tỷ suất nợ tăng, cụ thể vào năm 2009 tỷ suất nợ là 87,37% (tăng 4,18% so với năm 2008). Nguyên nhân tăng là do nợ phải trả tăng cao, vì trong giai đoạn này là thời gian ngành du lịch gặp khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, lượng khách du lịch giảm, đặc biệt là khách quốc tế, giá cả thị trường thường xuyên biến động và bất ổn gây ảnh hưởng đến các hoạt động thương mại, nhất là các mặt hàng phân bón, ngoài ra doanh nghiệp còn mở rộng qui mô hoạt động do đó doanh nghiệp đã vay nhiều vốn hơn, đồng thời chiếm dụng vốn ở các đơn vị khác để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất.

Giai đoạn 2009 – 2010:

Trong năm 2010 tỷ suất nợ là 36,52%, tức là giảm 50,85% so với năm 2009. Nguyên nhân là do trong năm 2010 do đó công ty giảm bớt lượng vốn vay ngắn hạn dùng để mua nguyên liệu, chính vì thế làm cho nợ phải trả giảm 21,06% so với năm 2000 và nhanh hơn tốc độ giảm của tổng nguồn vốn (tốc độ giảm của tổng nguồn vốn là 12,53% so với năm 2000).

o Kết Luận:

Nhìn chung qua 3 năm, tỷ suất nợ của doanh nghiệp trong thời gian đầu cao nhưng có xu hướng giảm dần, điều này chứng tỏ thời gian đầu doanh nghiệp đã sử dụng đòn cân nợ để góp phần tăng lợi nhuận, tuy nhiên việc sử dụng đòn cân nợ một mặt đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, nhưng mặt khác nó cũng làm tăng mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh, nếu vay nhiều quá doanh nghiệp có thể mất khả năng chi trả. Do đó trong những năm tới doanh nghiệp đã có biện pháp giảm bớt lượng vốn vay nhằm giảm bớt rủi ro.

Tỷ suất tự tài trợ

Chỉ tiêu này thể hiện mức độ tự chủ của doanh nghiệp về mặt tài chính, là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng vốn.

Tình hình thực tế tại doanh nghiệp

Bảng 1.8 : Bảng phân tích tỷ suất tự tài trợ

Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Chênh lệch 08-09 09-10 NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 153,164 93,314 117,714 -5.99% 2.44% TỔNG NGUỒN VỐN 910,882 738,699 185,442 -17.22% -55.33% Tỷ suất tự tài trợ 16.81% 12.63% 63.48% -4.18% 50.85% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giai đoạn 2008 – 2009:

Trong giai đoạn này tỷ suất tự tài trợ giảm, năm 2009 tỷ suất tự tài trợ là 12,63% (giảm 4,18% so với năm 2008). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tốc độ giảm của vốn chủ sở hữu chậm hơn nhiều so với tốc độ giảm của tổng nguồn vốn.

Giai đoạn 2009 – 2010:

Năm 2010 tỷ suất tự tài trợ là 63,48%, so với năm 2009 thì đã tăng 50,85%. Nguyên nhân tăng là do nguồn vốn chủ sở hữu tăng nhẹ (nguồn vốn chủ sở hữu năm 2010 là 117.714 triệu đồng, tăng 2,44% so vớ năm 2009), trong khi đó tổng nguồn vốn lại giảm mạnh (năm 2010 tổng nguồn vốn của doanh nghiệp chỉ có 185.442 triệu đồng, giảm 55,33% so với năm 2009).

o Kết Luận:

Từ kết quả phân tích trên ta thấy tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp qua 3 năm có xu hướng tăng dần chứng tỏ khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp ngày càng tăng. Doanh nghiệp đã tích lũy đủ vốn để chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh cua mình.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần du lịch dầu khí phương đông (Trang 39 - 46)