6. Kết cấu luận văn
3.3.3. Kiến nghị đối với doanh nghiệp
Nhằm mục tiêu phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa ngân hàng và các SMEs, SMEs cần có biện pháp để tăng cường hiệu quả phối hợp với ngân hàng, hạn chế rủi ro “tín dụng có thể xảy ra.
Lãnh đạo SMEs phải tự nâng cao năng lực quản trị điều hành, tích cực đào tạo nguồn nhân lực, chủ động sáng tạo trong việc áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ vào công tác quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các SMEs cần tăng cường nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, tích cực sử dụng các dịch vụ tư vấn, đặc biệt là tư vấn của ngân hàng trong việc nghiên cứu xây dựng các dự án, phương án sản xuất kinh doanh.
Nâng cao chất lượng thông tin tài chính của các SMEs. Các SMEs cần quan tâm đúng mức đến hệ thống tài chính kế toán, tổ chức thông tin tài chính trung thực, khách quan, minh bạch. Ngoài việc vận dụng các thông tin trên BCTC, SMEs có thể chủ động xây dựng hệ thống báo cáo nhanh tình hình hoạt động thông qua các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, giá trị các khoản nợ đến hạn,... để chủ SMEs có thể thường xuyên cập nhật tình hình hoạt động của SMEs và ra các quyết định đầu tư an toàn, hiệu quả.
Các SMEs cần phát triển theo hướng nâng cao năng lực tài chính, tăng cường vốn chủ sở hữu thông qua góp vốn, trích từ lợi nhuận hàng năm... để có thể cân đối hợp lý vốn vay và vốn tự có, sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính nhưng vẫn đảm bảo chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế nguy cơ mất khả năng thanh toán. Bên cạnh đó, cần xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế. Các SMEs có thể thực hiện liên kết trên cơ sở hiệp hội ngành nghề, tạo sức mạnh vượt qua biến động của thị trường và tạo ra môi trường cạnh tranh cùng phát triển.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần thiện chí hợp tác với ngân hàng trong cung cấp thông tin, hồ sơ và kiểm tra sau cho vay. Việc ngân hàng phát hiện ra dấu hiệu rủi ro không chỉ có ích cho ngân hàng mà cả doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp chưa phát hiện ra. Hơn nữa, với những khách hàng có thiện chí, ngân” hàng có thể phối hợp, tư vấn, hỗ trợ về vốn, giới thiệu đối tác kinh doanh để khắc phục khó khăn.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Nội dung đã trình bày những định hướng công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh. Từ những hạn chế và kết quả đạt được cùng định hướng phát triển, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietinbank – CN Đông Hải Dương. Bên cạnh những giải pháp được đề xuất, tác giả cũng đã đưa ra các kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước; Vietinbank và Doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh nền kinh tế đang trải qua nhiều biến động và khó khăn như hiện nay, NHTM đứng trước những nguy cơ rủi ro lớn trong hoạt động đặc biệt là nguy cơ rủi ro tín dụng. SMEs là thành phần quan trọng trong nền kinh “tế, là đối tượng khách hàng mục tiêu của ngân hàng nhưng lại chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ biến động không tốt từ nền kinh tế, môi trường kinh doanh,...Vì thế các NHTM có nguy cơ gia tăng nợ xấu, khả năng không thu hồi được nợ gia tăng, chất lượng tín dụng suy giảm. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay SMEs là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản trị của NHTM.
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:
- Phân tích cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay SMEs của NHTM, tìm hiểu kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số chi nhánh NHTM từ đó rút ra bài học kinh nghiệm.
- Phân tích rủi ro tín dụng và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay SMEs tại ngân hàng, đưa ra những kết quả đạt được, những hạn chế chủ yếu và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay SMEs của Vietinbank CN Đông Hải Dương.
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đó, tác giả đã đưa ra những định hướng cơ bản và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng đối với Vietinbank CN Đông Hải Dương.
- Đưa ra một số kiến nghị đối với NHNN, đối với Vietinbank và với Doanh nghiệp để tạo điều kiện thực thi những giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng đã đưa ra.
Tác giả mong muốn rằng đề tài sẽ có đóng góp một phần nhỏ trong việc tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay SMEs tại Vietinbank CN Đông Hải Dương, tạo môi trường tín dụng an toàn và hiệu quả để chi nhánh đạt được mục”tiêu kinh doanh cao nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Hồng Anh (2019), Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Thương mại. 2. Nguyễn Thị Huyền Diệu (2018), Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại BIDV - chi nhánh Hải Dương, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Thương mại.
3. Frederic S. Mishkin (2001), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật
4. Học viện Ngân hàng (2009), Giáo trình tài chính - tiền tệ ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.
5. Học viện Tài chính (2008), Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Tài chính.
6. Học viện Tài chính (2016), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính
7. Nguyễn Ngọc Khoa (2020), Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMTNHH MTV Đại Dương - Chi nhánh Hải Dương, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Thương mại.
8. Nguyễn Minh Kiều (2007), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Tài chính.
9. Lê Thuỳ Linh (2017), Quản trị hoạt động tín dụng trong tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10.Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, các văn bản tài liệu nội bộ liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs
11.Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Đông Hải Dương, Báo cáo nội bộ năm 2017-2020
12.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
13.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Văn bản số 22/VBHN-NHNN ngày 04/6/2014 quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
14.Đinh Thị Thúy Ngọc (2018), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Lưu Xá, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Thương mại. 15.Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất
bản Thống kê.
16.Nguyễn Đức Tú (2012), Quản lý rủi ro tín dụng của NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện tài chính.
17.Nguyễn Thị Mỹ Tâm (2015), quản trị tín d ụng tín dụng tại NHTMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Thăng Long, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế & QTKD –Đại học Thái Nguyên.
18.Nguyễn Đức Tú (2016), Quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP Công Thương Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
Kính thưa quý vị!
Tôi là học viên Cao học trường đại học Thương mại. Hiệntôi đang làm đề tài luận văn: “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –Chi nhánh Đông Hải Dương”
Dưới đây là các câu hỏi khảo sát nhằm tìm hiểu về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Hải Dương. Thông qua việc trả lời các câu hỏi dưới đây quý vị đã góp phần vào việc tăng cường đề tài của tác giả cũng như đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Hải Dương. Mọi câu trả lời của quý vị sẽ chỉ được sử dụng vào mục đích nghiên cứu của luận văn và không được sử dụng vào mục đích khác.
Anh /chị vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây bằng cách đánh dấu X vào ô
mà các anh/ chị chọn.
Phần 1: Thông tin chung
1. Xin vui lòng cho biết độ tuổi củaanh/chị:
<25
25-35
36-45
46-55
>55
2. Xin vui lòng cho biết trình độ học vấn của anh/chị:
Dưới đại học
Đại học
Trên đại học
3. Xin vui lòng cho biết chức vụ đảm nhận của anh/chị:
Nhân viên/ chuyên viên
Cán bộ quản lý
<1 năm
1-5 năm
5-10 năm
>10 năm
Phần 2: Ý kiến cá nhân
Anh/chị vui lòng cho biết mức độ tuân thủ của hoạt động quản trị rủi ro tín
“dụng trong cho vay khách hàng SMEs tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Đông Hải Dương:
NỘI DUNG Không tuân thủ 1 điểm (phiếu) Tuân thủ một phần 2 điểm (phiếu) Tuân thủ 3 điểm (phiếu) 1. Nhận diện rủi ro
NHCT có đưa ra các tiêu chí nhận diện trong trường hợp cho vay khách hàng SMEs quá tập trung vào một ngành nghề/lĩnh vực và/hoặc vào một số ít SMEs/ một nhóm khách hàng SMEs
NHCT có thiết lập hệ thống nhận diện giúp xác định những khoản nợ có vấn đề trong cho vay SMEs
Các thông tin cảnh báo rủi ro khi có sựthay đổi bất lợi
trong môi trường kinh doanh, hoạt động tín dụng đối với khách hàng SMEs được thu thập kịp thời
Vietinbank –CN Đông Hải Dương có xây dựng đội ngũ
chuyên gia có kiến thức, nhiều kinh nghiệm thực tế để
dự báo rủi ro tín dụng trong cho vay SMEs
2. Đo lƣờng rủi ro
2.1 Hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ
Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng là cơ sở để xác
định chính sách tín dụng với những điều kiện cụ thể khi cho vay khách hàng SMEs
Việc đánh giá xếp hạng khách hàng SMEs được thực hiện tại thời điểm xét duyệt khoản vày và thực hiện định kỳ và/hoặc khi khách hàng SMEs có thay đổi lớn liên
quan đến các tiêu chí chấm điểm xếp hạng tín dụng, việc chấm điểm lại sẽđược thực hiện ngay
Việc xếp hạng tín dụng khách hàng SMEs được thực hiện khách quan bởi một bộ phận độc lập
2.2 Mô hình đo lường rủi ro tín dụng
NHCT có sử dụng mô hình lượng hóa các rủi ro tín dụng liên quan đến cho vay khách hàng SMEs
NHCT có hệ thống thông tin và các kỹ thuật phân tích cho phép quản trịvà đo lường rủi ro tín dụng trong cho
vay khách hàng SMEs
3. Kiểm soát rủi ro
3.1 Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng bao quát toàn bộ hoạt động cho vay và quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay SMEs
Chính sách tín dụng được truyền đạt thông suốt trên toàn tổ chức
Chính sách tín dụng đối với SMEs được xem xét và
đánhgiá định kỳ
NHCT thiết lập rõ ràng quy trình phê duyệt cho vay mới đối với SMEs cũng như việc bổ sung, gia hạn hoặc tái tài trợ cho các khoản cho vay khách hàng SMEs hiện hành
NHCT có văn bản hướng dẫn cụ thể công tác bảo đảm tín dụng SMEs
3.2 Khung lãi suất
Lãi suất cho vay khách hàng SMEs được quy định linh hoạt trên cơ sở phân loại khách hàng SMEs khi xem xét cho vay
Lãi suất cho vay khách hàng SMEs xem xét đến tỷ lệ lợi nhuận mong đợi, các lợi ích về phí và các thu nhập khác mà SMEs sẽ mang lại cho Vietinbank – CN Đông Hải
Dươngđồng thời thể hiện rõ mối quan hệ lâu dài truyền thống giữa ngân hàng và khách hàng SMEs
3.3 Tổ chức bộ máy
Bộ máy tổ chức quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs được tổ chức theo nguyên tắc tách biệt giữa bộ phận tạo rủi ro với bộ phận phê duyệt và giám sát rủi ro
3.4 Báo cáo quản trị rủi ro
NHCT xây dựng hệ thống báo cáo quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs kịp thời, khoa học, phù hợp với đối tượng khách hàng
Hệ thống báo cáo quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs đảm bảo chất lượng và hữu ích cho
công tác điều hành
3.5 Kiểm soát rủi ro tín dụng
Vietinbank – CN Đông Hải Dương duy trì hệ thống giám sát tất cả các điều kiện của từng khoản cho vay khách hàng SMEs bao gồm cả việc xác định đủ mức trích lập dự phòng
Các nhân viên có trách nhiệm giám sát chất lượng các khoản cho vay khách hàng SMEs, giám sát tài sản bảo
đảm và bảo lãnh; đảm bảo các thông tin liên quan được chuyển đến những người có trách nhiệm đánh giá rủi ro tín dụng trong ngân hàng
Kiểm toán nội bộ về rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs được thực hiện định kỳđểxác định các hoạt
động cho vay khách hàng SMEs tuân thủ các chính sách và thủ tục tín dụng của ngân hàng
Bộ phận kiểm toán nội bộ được thực hiện bởi các nhân sự độc lập với bộ phận cấp tín dụng để có sự đánh giá
khách quan về chất lượng của khoản cho vay khách hàng SMEs và danh mục tín dụng khách hàng SMEs
4. Xử lý rủi ro
4.1 Trích lập dự phòng rủi ro
Dự phòng rủi ro được trích lập đầy đủ, đúng quy định
và đủ để bù đắp những tổn thất cho vay khách hàng SMEs trong danh mục các khoản cho vay
4.2 Xử lý nợ có vấn đề
NHCT có văn bản hướng dẫn việc xử lý các khoản nợ
có vấn đềđối với khách hàng SMEs
Vietinbank – CN Đông Hải Dương có bộ phận chuyên nghiệp xử lý các khoản nợ có vấn đềđối với khách hàng SMEs
Vietinbank – CN Đông Hải Dương đề xuất phương án
xử lý/khắc phục nợ có vấn đềđối với từng khách hàng SMEs cụ thể không áp dụng một lộ trình chung cho tất cả các khách hàng
NHCT đã xây dựng/đề xuất các biện pháp xử lý khi danh mục quá tập trung vào một ngành/lĩnh vực nào đó
và/hoặc vào một số ít SMEs/ một nhóm khách hàng SMEs
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG
HẢI DƢƠNG
Để đánh giá mức độ tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Đông Hải Dương, tác giả tổng hợp những quy định, quyết định, hướng dẫn thực hiện về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam từ đó đánh giá quá trình thực hiện và mức độ tuân thủ trong quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Đông Hải Dương. Để tăng tính khách quan cho việc phát hiện những mặt đạt được và những hạn chế trong phần thực trạng quản trị rủi