Giải pháp về kiểm soát rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hải Dương (Trang 93 - 94)

6. Kết cấu luận văn

3.2.3. Giải pháp về kiểm soát rủi ro

•Quản lý chặt chẽ quá trình giám sát trước, trong và sau cho vay của nhân viên tín dụng:

(i) Thực hiện giải ngân theo đúng phê duyệt của cấp có thẩm quyền quyết “định cho vay đối với SMEs đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ hợp lệ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay;

(ii) Giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay của SMEs phù hợp với đặc thù của từng khoản vay và từng khách hàng. Việc kiểm tra sử dụng vốn vay cần thực hiện kiểm tra thực tế, được lập thành biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay và có thể kết hợp nhiều phương thức kiểm tra khác nhau (kiểm tra trực tiếp SMEs, kiểm tra gián tiếp từ các nguồn thông tin khác) để nâng cao chất lượng của việc kiểm tra, kiểm tra cả tài sản bảo đảm để kịp thời phát hiện những rủi ro và có biện pháp xử lý. Ngoài ra, ngân hàng cần tăng cường trao đổi thông tin về các SMEs trong cùng ngành để phát hiện sớm rủi ro ngành hàng, rủi ro đối tác…;

(iii) Theo dõi chặt chẽ dòng tiền của SMEs: Quy định dòng tiền hàng từ phương án vay vốn phải được chuyển về tài khoản mở tại ngân hàng và sử dụng để trả nợ ngân hàng ngay cả khi khoản vay chưa đến hạn thanh toán. Đối với trường hợp giải ngân bằng tiền mặt phục vụ kinh doanh nông sản thì yêu cầu nhân viên tín

dụng phải thực hiện kiểm tra hàng hóa tại kho, kiểm tra sổ sách kế toán đảm bảo lượng hàng tương ứng với số tiền ngân hàng đã giải ngân.

•Tăng cườngcông tác kiểm toán nội bộ:

(i) Vietinbank – CN Đông Hải Dương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác kiểm tra - kiểm soát nội bộ nhằm tìm kiếm và phát hiện những rủi ro tiềm ẩn, những xu hướng bất ổn và phát hiện kịp thời tình trạng thiếu kiểm soát trong hoạt động cho vay khách hàng SMEs, nhằm bảo đảm an toàn cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh;

(ii) Công tác kiểm toán nội bộ ngoài thực hiện kiểm tra theo định kỳ cần tập trung và tăng tần suất kiểm tra theo các chuyên đề khác nhau để đánh giá việc thực thi các chính sách, quy trình tín dụng và đánh giá khả năng quản lý nợ cũng như thu hồi nợ. Công tác kiểm toán nội bộ cần không ngừng tăng cường và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, đối tượng SMEs, mục đích kiểm tra cũng nhưng cần thực hiện có trọng điểm theo các ngành nghề, lĩnh vực đang tiềm ẩn rủi ro;

(iii) Xây dựng chiến lược phát triển cho bộ phận kiểm toán nội bộ: Cần xác định rõ nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ thông qua điều lệ, quy chế, quy định kiểm soát từ đó xây dựng chiến lược chung cho bộ phận kiểm toán nội bộ;

(iv) Cán bộ ở bộ phận kiểm toán nội bộ cần phải thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm tra. Việc lựa chọn cán bộ cho bộ phận kiểm toán cần được tổ chức thi tuyển công khai thay vì điều chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác như vẫn đang diễn ra hiện nay đểnâng cao chất lượng cán”bộ.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hải Dương (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)