Đo lường rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hải Dương (Trang 29 - 31)

6. Kết cấu luận văn

2.3.2. Đo lường rủi ro

Đo lường rủi ro tín dụng là việc lượng hóa mức độ các rủi ro cũng như biết được xác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra để xem xét khả năng chấp nhận nó của ngân hàng. Đây là cơ sở để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay cũng như xây dựng biện pháp ứng phó phù hợp, nhanh chóng với rủi ro tín dụng khi tình trạng này xảy ra. Để đo lường rủi ro tín dụng các ngân hàng thường xây dựng các mô hình thích hợp để lượng hóa các rủi ro.

Mô hình định tính (mô hình 6C)

+ Tư cách người vay (Character): CBTD phải chắc chắn rằng người vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn.

+ Năng lực của người vay (Capacity): Người đi vay phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, người vay có phải là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp.

+ Thu nhập của người vay (Cashflow): xác định nguồn trả nợ của khách hàng vay

+ Bảo đảm tiền vay (Collateral): là nguồn thu thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng.

+ Các điều kiện (Conditions): ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng từng thời kỳ.

+ Kiểm soát (Control): đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng.

Việc sử dụng mô hình này tương đối đơn giản, song có hạn chế là phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của CBTD.

Mô hình định lƣợng

Có nhiều mô hình định lượng đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay SMEs, nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ trình bày mô hình xếp hạng tín dụng. Đây là mô hình được sử dụng phổ biến tại các NHTM hiện nay.

+ Quy trình xếp hạng tín dụng

Căn cứ vào chính sách tín dụng và các quy trình có liên quan của từng ngân hàng nhằm xác lập quy trình XHTD. Một quy trình XHTD bao gồm các bước cơ bản sau:

Thu thập thông tin có liên quan đến các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích đánh giá;

Phân tích bằng mô hình để kết luận về mức xếp hạng. Mức xếp hạng cuối cùng được quyết định theo ý kiến của Hội đồng xếp hạng. Trong xếp hạng tín dụng thì kết quả xếp hạng tín dụng không được công bố rộng rãi;

Theo dõi tình trạng tín dụng của đối tượng xếp hạng để điều chỉnh mức xếp hạng các thông tin điều chỉnh được lưu giữ. Tổng hợp kết quả xếp hạng so với thực tế rủi ro xảy ra, và dựa trên tần suất phải điều chỉnh mức xếp hạng đã thực hiên đối với khách hàng để xem xét điều chỉnh mô hình xếp hạng.

+ Phương pháp xếp hạng tín dụng theo mô hình điểm số

Mục đích của XHTD là để dự đoán những khách hàng có rủi ro cao. Các phương pháp XHTD hiện đại bao gồm phương pháp nghiên cứu thống kê dựa trên sự hồi quy và cây phân loại hoặc các phương pháp vận trù học dựa trên toán học để giải quyết các bài toán tài chính bằng quy hoạch tuyến tính, qua đó, nhà quản trị có quyết định hợp lý cho các hành động trong hiện tại và tương lai.

XHTD theo mô hình điểm số là phương pháp khoa học kết hợp sử dụng dữ liệu để nghiên cứu thống kê và áp dụng mô hình thuật toán để phân tích, tính điểm

cho các chỉ tiêu đánh giá trong mô hình một biến hoặc đa biến. Các chỉ tiêu sử dung trong XHTD được xác lập theo nhóm bao gồm phân tích ngành, phân tích hoạt động kinh doanh, phân tích hoạt động tài chính. Sau đó đưa vào mô hình để tính điểm theo trọng số và quy đổi điểm nhận được sang biểu xếp hạng tương ứng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hải Dương (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)