6. Kết cấu luận văn
2.4.2 Những hạn chế
* Hệ thống thông tin nội bộ còn yếu kém
Hiện tại NHCT chưa có trung tâm tra cứu thông tin tín dụng riêng do đó các dữ liệu của Vietinbank – CN Đông Hải Dương khá rời rạc, cục bộ. Ngoài ra, chi nhánh chưa có bộ phận nghiên cứu, thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau về các SMEs hoạt động trong các ngành nghề khác nhau trên địa bàn để từ đó tổng hợp
thành hệ thống thông tin có tính dự báo cho từng ngành nghề, giúp Vietinbank – CN Đông Hải Dương có thể nhận biết rủi ro đối với từng ngành nghề mà mình đang cho vay.
* Đánh giá xếp loại và đo lường rủi ro tín dụng thiếu tính khách quan
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chưa được đánh giá một cách khách quan do chưa có một bộ phận độc lập chịu trách nhiệm. Việc nhập liệu các thông tin để chấm điểm xếp hạng tín dụng SMEs vẫn do nhân viên tín dụng tự thu thập thông tin và nhập vào hệ thống. Điều này có thể gây ra rủi ro nếu nhân viên tín dụng vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
* Công tác kiểm soát rủi ro trong cho vay khách hàng SMEs chưa hiệu quả - Việc giám sát điều kiện khoản vay, chất lượng khoản vay, giám sát tài sản bảo đảm và bảo lãnh còn chưa hiệu quả: Trong quá trình giải ngân nhân viên tín dụng thường không quan tâm xem xét điều kiện phê duyệt tín dụng của cấp có thẩm quyền dẫn đến bỏ sót điều kiện giải ngân và chứng từ giải ngân chưa đúng, đủ và hợp lệ. Trong quá trình kiểm tra sử dụng vốn vay và kiểm tra tài sản bảo đảm, nhân viên tín dụng còn thực hiện mang tính đối phó: Cho SMEs ký sẵn biên bản kiểm tra hoặc chỉ kiểm tra khi SMEs bị chọn mẫu để kiểm tra bởi bộ phận kiểm toán nội bộ. Hệ lụy là ngân hàng không giám sát được dòng tiền của SMEs dẫn đến không kiểm soát được nguồn trả nợ của khách hàng. Tài sản bảo đảm nhiều khi bị xuống cấp, bị tẩu tán mà cán bộ tín dụng hoàn toàn không hay biết.
- Công tác kiểm toán nội bộ tại Vietinbank – CN Đông Hải Dương còn chưa chặt chẽ: Tại NHCT kiểm tra nội bộ được chia thành các cụm, nhưng số lượng chi nhánh tại các cụm thì nhiều trong khi nhân sự của mỗi cụm còn hạn chế nên công tác kiểm toán nội bộ còn chưa sâu sát và toàn diện. Số lượng khoản vay phát sinh quá nhiều trong khi lực lượng kiểm tra còn quá mỏng nên thường chỉ kiểm tra chọn mẫu một số món vay SMEs lớn bỏ qua những món vay nhỏ. Chính điều này dẫn đến tình trạng cán bộ tín dụng chủ quan trong việc tăng cường hồ sơ dẫn đến khi khoản vay gặp vấn đề lại có những vướng mắc về mặt pháp lý gây bất lợi cho ngân hàng. Bên cạnh đó, việc cán bộ kiểm tra còn yếu về kỹ năng, nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm nhiều khi lại là cán bộ không đủ năng lực chuyên môn của bộ phận khác luân chuyển qua dẫn đến chỉ phát hiện những sai phạm đơn giản, kiểm tra trên bề
mặt hồ sơ nên chưa phát hiện được các sai phạm sau cho vay để có biện pháp chấn chỉnh kịp” thời.
* Quản lý danh mục tín dụng SMEs chưa được lãnh đạo quan tâm trong công tác điều hành, cũng như chưa có hướng dẫn cụ thể về biện pháp xử lý rủi ro danh mục tín dụng SMEs
NHCT Việt Nam chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể các biện pháp xử lý khi danh mục tín dụng quá tập trung vào một ngành/lĩnh vực nào đó hay khi danh mục tín dụng quá tập trung vào một số ít SMEs/một nhóm khách hàng SMEs. Ngoài ra, NHCT Việt Nam có nhắc đến các công cụ phái sinh, chứng khoán hóa các khoản vay để phân tán, hạn chế rủi ro tập trung trong danh mục tín dụng tuy nhiên Vietinbank –CN Đông Hải Dươngchưa thực hiện được do chưa có quy chế rõ ràng cho nghiệp vụ này.
* Công tác xử lý nợ còn nhiều bất cập
- Năm 2018, Vietinbank – CN Đông Hải Dương có thành lập một bộ “phận chuyên phụ trách xử lý nợ xấu của toàn chi nhánh do tình hình sản xuất kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện đang gặp khó khăn, cụ thể là diện tích tiêu chết gia tăng, cà phê mất mùa. Tuy nhiên bộ phận quản lý nợ xấu thực hiện báo cáo tình hình nợ xấu phát sinh, quản lý tiến độ xử lý nợ, còn việc xử lý nợ xấu vẫn được giao cho nhân viên tín dụng phụ trách hồ sơ phát sinh nợ xấu đó theo dõi giải quyết. Do đó, khi một khoản vay SMEs không thu hồi được, nhân viên tín dụng sẽ không thể tập trung để tiếp tục quản lý các hồ sơ hiện tại hay tìm kiếm khách hàng mà phải chịu toàn bộ gánh nặng phải thu hồi nợ.
- Thanh lý tài sản để thu hồi nợ: Vietinbank – CN Đông Hải Dươnglà tổ chức kinh tế không phải là cơ quan quyền lực Nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản bảo đảm để xử lý nợ. Trường hợp tài sản của bên thứ ba - bên vay và bên thế chấp không phải là một - đôi lúc xảy ra xung đột quyền lợi, dẫn đến kéo dài thời gian xử lý tài sản.
- Khởi kiện thu hồi nợ: Gặp khó khăn trở ngại về thời gian, thủ tục, chi phí phát sinh. Trên thực tế, công tác khởi kiện từ khi nộp đơn đến khi bán được qua trung tâm đấu giá có thế kéo dài từ 1 đến 2 năm đồng thời Vietinbank – CN Đông Hải Dương tốn chi phí tòa án, nhân sự để quản lý vụ kiện tụng. Do đó, công tác
khởi kiện thu hồi nợ là lựa chọn cuối cùng của Vietinbank –CN Đông Hải Dương khi mọi biện pháp thu hồi nợ khác đã thực hiện nhưng không thành công.
- Bán nợ: Vietinbank –CN Đông Hải Dươngcó thể lựa chọn phương pháp bán nợ thông qua công ty TNHH MTV quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam - VAMC, tuy nhiên, các khoản nợ được bán thường là các khoản nợ có tài sản bảo đảm khó xử lý hoặc không có/không đủ tài sản bảo đảm cho dư nợ nên giá thường thấp hơn khoản tiền cho vay có thể dẫn đến thất thoát lớn cho ngân hàng. Ngoài ra, thường lãnh đạo ngân hàng không muốn công khai số liệu các khoản nợ, nhất là các khoản nợ quá hạn nên xu hướng là để xử lý nội”bộ.