2.1.1.1. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế
Xu thế hội nhập và toàn cầu hoá trên bình diện quốc tế và khu vực đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong kinh tế. Quá trình hội nhập kinh tế mở ra triển vọng thuận lợi để các nền kinh tế có cơ hội phát triển trên cơ sở phát huy những lợi thế so sánh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời hội nhập còn mang lại sự bổ sung cho nhau giữa các nền kinh tế, qua đó thúc đẩy sự phát triển trong một môi trường kinh tế ngày càng trở nên bình đẳng hơn. Quá trình hội nhập sẽ mang lại những điều kiện thuận lợi và triển vọng cho thị trường nông sản xuất khẩu, khả năng hợp tác tiếp thu công nghệ mới, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp cũng như mở rộng giao lưu phát triển kinh tế văn hoá, dịch vụ, du lịch…
Đặc biệt sau khi Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực và triển khai ngày càng sâu rộng, thì đây là cơ hội lớn đểđẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường EU. Trước khi EVFTA có hiệu lực, rau quả Việt Nam xuất khẩu vào EU đã được hưởng mức thuế suất ưu đãi (GSP), nhưng vẫn ở mức khá cao (10 - 20%). Từ ngày 1/8/2020, EVFTA có hiệu lực, khoảng 94% trong tổng số 547 dòng thuế nhóm hàng rau, quảtươi và chế biến được EU cắt giảm về 0%, trong đó có nhiều mặt hàng rau, quả là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. EVFTA vừa là cơ hội vừa là thách thức rất lớn cho lĩnh vực xuất khẩu nông sản Việt Nam, đòi hỏi một sựthay đổi mạnh mẽ trong ngành nông nghiệp. Để tận dụng hiệu quả của EVFTA mang lại, hàng nông sản xuất khẩu nhất thiết phải đổi mới công nghệ kỹ thuật, đáp ứng được tiêu chuẩn nhập khẩu nghiêm
ngặt của EU. Đồng thời tập trung tối đa nguồn lực đểđẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong thời gian tới, nhanh chóng tăng thị phần trong thị trường nhập khẩu nông sản của EU, trước khi EU triển khai ký kết Khu vực mậu dịch tự do với các thị trường lớn và sức cạnh tranh khốc liệt hơn.
2.1.1.2. Đặc điểm của thịtrường EU về hàng nông sản nhập khẩu
EU là một thị trường hấp dẫn và với những nước kém phát triển hơn thì đây thậm chí còn là đối tác thương mại tuyệt vời. EU tin rằng thành công của mình gắn liền và không thể tách rời với sự thành công của các đối tác thương mại cả các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển. Trọng tâm trong chính sách thương mại của EU là phát triển bền vững và EU là nơi cởi mở nhất đối với các nước đang phát triển. EU hưởng lợi từ việc trở thành một trong những nền kinh tế mở cửa nhất trên thế giới và luôn duy trì cam kết đối với tự do thương mại. Thị trường EU là một không gian rộng lớn với 28 nước thành viên. Hầu hết các sản phẩm của Việt Nam đang được hưởng miễn thuế và miễn hạn ngạch nhập khẩu vào EU và hiện nay Hiệp định tựdo thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) đã chính thức kết thúc đàm phán và đã được ký kết hiệp định trong năm 2021
Tập quán tiêu dùng của EU. Thị trường EU với hơn 600 triệu dân sống tại gần 30 quốc gia khác nhau là thị trường nhập khẩu hấp dẫn với nhiều quốc gia xuất khẩu nông sản. EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hóa do các quốc gia có sự khác biệt về tập quán và đặc điểm tiêu dùng. Các nước thuộc EU đều là những nền kinh tế phát triển do vậy người dân các nước EU có mức thu nhập cao và có sự tương đồng về sở thích. Nhìn chung, hàng hóa được nhập khẩu vào thị trường EU phải đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn về chất lượng, nguồn gốc, mẫu mã vệ sinh an toàn thực phẩm. Người tiêu dùng châu Âu thường có thói quen sử dụng các nông phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng thế giới vì họ cho rằng những nhãn hiệu nổi tiếng này gắn với chất lượng sản phẩm và có uy tín cho nên sẽđảm bảo chất lượng và an toàn cho người sử dụng.
Yêu cầu cao đối với thực phẩm và chuỗi cung ứng bền vững. Người tiêu dùng ở các nước EU ngày càng quan tâm đến các vấn đề sức khỏe và các loại thực
phẩm hữu cơ vì an toàn thực phẩm là ưu tiên hàng đầu trong tất cả các ngành thực phẩm của EU. Do vậy, EU thường yêu cầu nhà xuất khẩu của các nước cung cấp các giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm như BRC, IFS, FSSC22000 và SQF
Người tiêu dùng ở các nước EU rất chú trọng đến các khía cạnh môi trường và xã hội liên quan đến sản xuất hàng hóa do vậy thị phần hàng thực phẩm thân thiện với môi trường trên cả2 phương diện là giảm lượng hóa chất trong thực phẩm và không gây ô nhiễm môi trường đã tăng lên nhanh chóng thời gian qua. Chẳng hạn các loại bao bì có khả năng tái sinh và những sản phẩm thân thiện với môi trường luôn dành được sự ưu ái của người tiêu dùng châu Âu, hay các loại giấy chứng nhận phổ biến nhất hiện nay là UTZ, R.A, nhãn hiệu thương mại công bằng (Fairtrade labelling) và những sản phẩm hữu cơ. Các sản phẩm hữu cơ chú trọng đến việc sử dụng đất và đầu vào; sản phẩm thương mại công bằng Fair Trade tập trung cụ thể vào việc cải thiện điều kiện sống của nông dân ở các nước đang phát triển; sản phẩm có chứng nhận của Liên minh rừng nhiệt đới – Rainforest Alliance, chương trình phát triển bền vững tập trung vào các vấn đề môi trường và xã hội,…là những sản phẩm được đánh giá cao tại EU
Bên cạnh đó những người tiêu dùng EU thì khá khắt khe trong việc lựa chọn hàng hóa xuất phát từquan điểm đạo đức: Hàng hóa được sản xuất với sự phân chia thu nhập công bằng cho người lao động, trong những điều kiện lao động phù hợp, không lạm dụng trẻ em, …. cũng là mối quan tâm lớn của thị trường. Đối với thực phẩm, CSR đóng vai trò ngày càng quan trọng cũng như phải đảm bảo minh bạch hóa chuỗi cung ứng và chia sẻ thông tin. Vì vậy, các nhà nhập khẩu EU luôn mong muốn tìm kiếm được các đối tác có khả năng đảm bảo chất lượng và nguồn cung cấp sản phẩm.
2.1.1.3. Các chính sách của EU đối với nông sản nhập khẩu
Tất cả sản phẩm nhập khẩu vào EU phải thỏa mãn điều kiện của “Hệ thống tiêu chuẩn hóa châu Âu”. Việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật của EU do ba cơ quan đảm nhiệm: Ủy ban Tiêu chuẩn hóa kỹ thuật điện tử châu Âu, Ủy ban tiêu chuẩn hóa châu Âu, Viện Tiêu chuẩn viễn thông châu Âu. Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật
làm rào cản thương mại phi thuế quan của EU được chia thành năm nhóm: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động. Tại Nhật Bản, Luật Tiêu chuẩn nông nghiệp quy định các sản phẩm: đồ uống, thực phẩm chế biến, dầu ăn và mỡ, các sản phẩm nông, lâm, thủy sản chế biến nhập khẩu vào Nhật Bản phải có dấu tiêu chuẩn “Japan Agricultural Standard - JAS27”. Luật Vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản áp dụng cho tất cả các hàng hóa có liên quan đến thực phẩm, các loại gia vị, dụng cụ chứa thực phẩm, máy móc chế biến thực phẩm. Điều này khiến các quốc gia (trong đó có Việt Nam) khi xuất khẩu nông sản vào thị trường Nhật Bản gặp rất nhiều khó khăn về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
Các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng của EU. Trên thị trường EU, quyền lợi của người tiêu dùng được đặc biệt quan tâm và bảo vệ. Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng một mặt EU tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từnơi sản xuất và có hệ thống báo động nhanh giữa các thành viên. Các sản phẩm chỉ có thể bán ở thị trường này với điều kiện phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn chung của EU, các luật và định chuẩn quốc gia được sử dụng chủ yếu để cấm buôn bán sản phẩm được sản xuất từ các nước có điều kiện chứa đạt mức an toàn ngang với tiêu chuẩn EU. Mặt khác EU tích cực tham gia chống nạn hàng giả bằng cách không cho nhập khẩu các sản phẩm đánh cắp bản quyền. Ngoài ra EU còn đưa ra các chỉ thị kiểm soát từng nhóm hàng cụ thể về chất lượng và an toàn đối với người tiêu dùng. Đối với nhóm mặt hàng nông sản khi nhập khẩu vào thị trường EU, hàng hóa phải đảm bảo an toàn vệ sinh cao, chất lượng phải đảm bảo chất lượng chung của EU, đặc biệt những sản phẩm này có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.