Để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa nói chung và thúc đẩy sản xuất hàng nông sản xuất khẩu nói riêng, trong những năm qua Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chính sách tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợcho người sản xuất. Bao gồm các chính sách vềđất đai, chính sách về tín dụng, chính sách về khoa học công nghệ trong nông nghiệp, chính sách bảo hiểm nông nghiệp và các chính sách hỗ trợ khác. Mặc dù không có chính sách riêng đối với sản xuất hàng nông sản xuất khẩu sang EU nhưng các chính sách đối với sản xuất hàng nông sản xuất khẩu nói chung cũng sẽ có những tác động thúc đẩy xuất khẩu sang EU. Trong mục này tác giả tóm tắt những nội dung cơ bản của mỗi chính sách có liên quan đến việc tạo thuận lợi cho sản xuất hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam nói chung.
2.2.1.1. Chính sách vềđất đai trong sản xuất nông nghiệp
Chính sách về đất đai trong nông nghiệp được thể hiện trong Luật Đất đai năm 2013 và các Nghịđịnh của Chính phủ. Trong đó nội dung có tác động mạnh mẽđến sản xuất hàng nông sản xuất khẩu nông sản là tích tụ và tập trung đất nông nghiệp.
Luật Đất đai năm 2013 thể hiện quan điểm của Nhà nước về việc tiếp tục giao đất, cho thuê đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng có thời hạn theo hướng kéo dài để khuyến khích nông dân gắn bó và yên tâm đầu tư sản xuất, đồng thời, mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng, từng giai đoạn để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích tụ, tập trung đất đai, từng bước hình thành những vùng sản xuất hàng hoá lớn trong nông nghiệp. Quan điểm nhất quán của Nhà nước là tạo điều kiện cho tích tụ, tập trung ruộng đất phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa với quy mô lớn. Cụ thểnhư sau:
Một là, tăng thời hạn giao đất nông nghiệp trong hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân từ20 năm lên 50 năm.
Hai là, cho phép người sử dụng đất nông nghiệp có các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn và thế chấp quyền sử dụng đất. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp được mở
rộng lên không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân. Đối với doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, Nhà nước không quy định hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hạn mức thuê lại đất của người dân, hạn mức nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà chỉ không cho phép doanh nghiệp nhận chuyển quyền sử dụng đất lúa.
Bên cạnh đó, các quy định vềđịnh giá đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp cũng theo hướng thuận lợi cho tích tụ và tập trung đất đai trong nông nghiệp. Giá đất nông nghiệp được UBND cấp tỉnh định giá và thường được định giá ở mức rất thấp. Nhà nước cũng thực hiện miễn giảm thuếđất nông nghiệp đối với các cá nhân, tổ chức thực hiện sản xuất trong mức hạn điền (Mức thuế sử dụng đất nông nghiệp gần như bằng 0).
Chính sách, pháp luật đất đai vềcơ bản đã được hoàn thiện, tạo điều kiện cho người sử dụng tích tụ, tập trung đất đai theo quy mô lớn và yên tâm hơn trong việc đầu tư vào đất đai. Trên thực tế đã có nhiều mô hình và phương thức thực hiện có hiệu quả, đóng góp tích cực cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp của Việt Nam nói chung và sản xuất nông sản xuất khẩu nói riêng.
Tuy nhiên, nội dung của Luật đất đai hiện nay còn tồn tại những vấn đề liên quan đến việc quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất. Điều 130 Luật Đất đai 2013 quy định hạn mức nhận chuyển nhượng đất NN không vượt quá 10 lần hạn mức giao đất NN của Nhà nước. Việc hạn chế giao dịch đất NN trên quy mô lớn thông qua quy định về hạn mức nhận chuyển nhượng mặc dù chưa thực sự là rào cản lớn đối với các hộ nông dân muốn thực sự đầu tư và SXNN. Tuy nhiên, hạn mức này cũng là rào cản tâm lý, hạn chế đối với các hộ có nguồn lực và nhu cầu muốn mở rộng quy mô sản xuất, cơ giới hóa và áp dụng các công nghệ tiên tiến để đầu tư lâu dài vào SXNN. Theo quy định tại Điều 129 và 130 của Luật Đất đai 2013, tổng đất trồng cây hàng năm (cảđược giao và nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất qua các hình thức khác nhau) của mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp chỉ dưới 22 ha đến dưới 33 ha. Đứng trên quan điểm phát triển
nền nông nghiệp hiện đại quy mô lớn, nhiều người cho rằng quy định hạn điền như hiện nay là cản trở tích tụ ruộng đất phát triển nông nghiệp quy mô lớn.
2.2.1.2. Chính sách về tín dụng trong sản xuất nông nghiệp
Chính sách này được thể hiện ở Nghị định số 55/2015/NĐ-CP và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP (sửa đổi của NĐ số 55), Nghị quyết 30/NQ-CP, Quyết định 846/2016/QĐ-TTg. Theo đó, Nghịđịnh quy định các lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp được ưu tiên và quy định chi tiết vềưu tiên cho vay vốn hoặc bảo lãnh việc vay vốn đối với các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu. Nội dung cơ bản của chính sách này là hỗ trợ tín dụng và các ưu đãi trong phát triển nông nghiệp tạo nguồn hàng cho xuất khẩu theo hướng áp dụng công nghệ cao và sản xuất sạch. Cụ thể là:
(1) Các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, được ngân hàng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa từ 70%-80% giá trị của dự án liên kết theo chuỗi giá trị. Trường hợp các DN đầu mối liên kết hoặc ứng dụng công nghệ cao gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan được xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khoanh nợ, thậm chí xóa nợ (Nghị định số 55/2015/NĐ-CP);
(2) Các đối tượng vay vốn để thực hiện dựán, phương án sản xuất - kinh doanh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch sẽ được xem xét vay vốn với lãi suất cho vay trung và dài hạn từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm so với mức lãi suất cho vay thông thường cùng kỳ hạn của NHTM. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn được nhận ưu đãi về tiền thuê đất, cắt giảm thủ tục hành chính (Nghị quyết 30/NQ-CP);
(3) Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm phục vụ áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao, sản xuất sản phẩm mới: Mức hỗ trợ: 70% kinh phí thực hiện nhiệm vụ đối với dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư và 50% kinh phí đối với dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư và dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư nhưng không quá 01 tỷđồng.
Ngoài ra, Nghịđịnh 116/2018/NĐ-CP quy định cụ thể các biện pháp ưu tiên như sau: - Nâng gấp đôi mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình;
- Quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với lĩnh vực nông nghiệp thấp hơn từ 1%-2% lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác;
Trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại đã đồng thời triển khai nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức tín dụng (TCTD) mở rộng tín dụng nông nghiệp, nông thôn; chủđộng cân đối nguồn vốn đểđáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và triển khai nhiều chương trình tín dụng đặc thù góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân đầu tư phát triển một số mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam như lúa gạo, thủy sản, cà phê…
Chính sách tín dụng đã phát huy vai trò quan trọng trong việc khơi thông dòng vốn tín dụng vào khu vực nông nghiệp góp phần thúc đẩy sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Với trần lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn so với các lĩnh vực khác, các gói tín dụng phù hợp được đưa ra với từng lĩnh vực, ngành hàng, nhiều hình thức, giải pháp hỗ trợ cho vay được đẩy mạnh… Tuy nhiên, những ưu đãi về vốn và lãi suất chưa được quy định thành văn bản mà được xét duyệt theo từng dự án, theo kế hoạch từng năm. Vì thếngười sản xuất không chủđộng về nguồn vốn và tiếp cận nguồn vốn. Ngoài ra, các thủ tục và điều kiện để được hưởng các ưu đãi còn rất phức tạp. Những khó khăn gặp phải trong vay vốn tín dụng chính thức được các đơn vịđưa ra là: (1) thủ tục hành chính của các phương thức cho vay vốn phức tạp; (2) quy mô khoản tín dụng cho vay nhỏ; (3) nguồn vốn khó tiếp cận vì không có phương án kinh doanh; (4) người vay không đủ tài chính đảm bảo, không có tài sản thế chấp; (5) thời gian vay ngắn không đáp ứng được nhu cầu đầu tư dài hạn. Với các khoản tín dụng ưu đãi, thì hạn mức cho vay còn quá thấp trong khi nhu cầu vay để đầu tư quy mô lớn đòi hỏi phải vay một lượng vốn lớn hơn.
2.2.1.3. Chính sách về khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
Các chính sách về khoa học công nghệ trong sản xuất hàng nông sản xuất khẩu được thể hiện trong Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg; Nghị định 58/2018/NĐ- CP; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP; Nghị định 57/2018/NĐ-CP; Nghị định 109/2018/NĐ-CP; Nghị quyết 30/NQ-CP.
Mục tiêu chính của các chính sách về khoa học công nghệ trong sản xuất nông sản xuất khẩu nhằm khuyến khích người sản xuất thay đổi mô hình sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất sạch nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất; thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông sản đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vềmôi trường và tăng thu nhập của người lao động.
Theo đó, Nhà nước có các biện pháp hỗ trợngười sản xuất để chuyển đổi mô hình sản xuất nông sản xuất khẩu theo hướng bền vững và thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông sản xuất khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và môi trường. Bao gồm:
Một là, hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật đối với các đơn vị sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Theo đó, Nhà nước đầu tư 100% kinh phí về điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí đểxác định các vùng sản xuất tập trung thực hiện các dự án sản xuất nông lâm thủy sản áp dụng VietGAP; (2) Nhà nước hỗ trợ: a) Không quá 50% tổng vốn đầu tư xây dựng, cải tạo: đường giao thông, hệ thống thủy lợi, trạm bơm, điện hạ thế, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống cấp thoát nước của vùng sản xuất tập trung để phù hợp với yêu cầu kỹ thuật VietGAP; b) Đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông các cấp; dạy nghề cho lao động nông thôn áp dụng VietGAP trong sản xuất, sơ chế sản phẩm an toàn; …; c) Hỗ trợ một lần kinh phí thuê tổ chức chứng nhận đánh giá để được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm an toàn; d) Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sử dụng giống kháng sâu bệnh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) (Quyết định số01/2012/QĐ-TTg).
Hai là, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm phục vụ áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao, sản xuất sản phẩm mới. Mức hỗ trợ: 70% kinh phí thực hiện nhiệm vụ đối với dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư và 50% kinh phí đối với dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư và dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư nhưng không quá 01 tỷđồng.
Ba là, hỗ trợ về tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, nhóm sản xuất sản phẩm hữu cơ: (1) Hỗ trợ100% kinh phí điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí; chi phí cấp Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ; đào tạo, tập huấn sản xuất hữu cơ; hỗ trợ xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất hữu cơ theo TCVN. Kinh phí khoa học, khuyến nông (Nghị định 109/2018/NĐ-CP)
Bốn là, hỗ trợ các nhà đầu tư có dự án đầu tư cơ sở chế biến và bảo quản nông sản: (1) Hỗ trợ 2 tỷđồng/dựán đối với sấy lúa, ngô, khoai, sắn; sấy phụ phẩm thủy sản để xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị; Hỗ trợ 3 tỷđồng/dự án chế biến cà phê theo phương pháp ướt để xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước, nhà xưởng, xử lý chất thải và mua thiết bị; (2) Hỗ trợ không quá 60% chi phí và tổng mức hỗ trợ không quá 15 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị trong hàng rào dự án; Hỗ trợ không quá 70% chi phí xử lý chất thải cho các nhà máy chế biến nông, lâm, thủy sản quy mô lớn, đã đầu tư, sử dụng nhiều lao động, có tác động lớn đến kinh tế, xã hội địa phương; (3) Doanh nghiệp có dự án đầu tư cơ sở bảo quản nông sản (gồm sấy, chiếu xạ, khử trùng, đông lạnh, bảo quản sinh học) được ngân sách nhà nước hỗ trợ 70% chi phí đầu tư nhưng không quá 02 tỷđồng/dựán để xây dựng cơ sở hạ tầng vềgiao thông, điện, nước, xử lý chất thải, nhà xưởng và mua thiết bị (Nghị định 57/2018/NĐ-CP).
Việc ban hành nhiều chủ trương, chính sách tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã giúp nhiều doanh nghiệp chủ động ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhiều mô hình đã và đang được triển khai nhân rộng, mang lại hiệu quả thiết thực như: Mô
hình ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm; ứng dụng công nghệ thâm canh, sản xuất an toàn theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP); ứng dụng công nghệ nhà lưới, nhà màng bảo vệ sản phẩm; ứng dụng công nghệ sinh học, vi sinh; ứng dụng công nghệ máy móc, thiết bị cơ khí hóa, tự động hóa trong sản xuất… Qua đó đã tạo ra giá trị mới cho nông sản, giúp sản phẩm tươi, an toàn, nâng cao năng suất, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam tăng nhanh.
Tuy nhiên, chính sách chưa thực sự tạo được sự hấp dẫn và vì vậy chưa tạo được sựđột phá về khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, nguồn vốn đầu tư cho KHCN trong nông nghiệp là chưa nhiều. Hiệu quả từcác chương trình/đề tài nghiên cứu KHCN thực chất còn rất thấp, ít có khả năng áp dụng và chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Hầu hết các kết quả nghiên cứu KHCN đối với nông nghiệp chỉ ở mức giải pháp có tính khuyến nông, chưa có giải pháp công nghệ lớn đủ sức tạo sự phát triển đột phá cho nông nghiệp. Nhiều chương trình KHCN chưa được ưu tiên đầu tư kinh phí phục vụ nông nghiêp, nông thôn.
2.2.1.4. Chính sách bảo hiểm nông nghiệp
Chính sách của Nhà nước về hỗ trợ bảo hiểm trong sản xuất nông nghiệp hiện nay được quy định tại Nghị định số58/2018/NĐ-CP về Bảo hiểm nông nghiệp và được cụ thể hóa trong Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg ngày 26/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp.