Các yếu tố trong nước

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường EU (Trang 50 - 54)

2.1.2.1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia giai đoạn 2011 - 2020

Theo chiến lược phát triển các thời kỳđến 2010 và 2020, kinh tế xã hội cả nước sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh theo hướng CNH –HĐH để vượt khỏi giới hạn của nhóm các quốc gia có nền kinh tế chậm phát triển. Dự báo trên bình diện cả nước, tốc độtăng trưởng GDP hàng năm đạt trên 7% cho giai đoạn 2006 - 2010, tuy

nhiên năm 2008 kinh tế quốc tế và trong nước bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính nên GDP cả nước có thể không đạt chỉ tiêu trên, giai đoạn 2011 - 2020 GDP tăng khoảng 7 - 8% trong đó khu vực kinh tế nông lâm thuỷ sản tăng 3,5 - 4%, dịch vụ 7 - 8%, công nghiệp tăng 9%.

2.1.2.2. Đặc trưng của ngành nông nghiệp Việt Nam

Mặc dù kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, nhưng ngành nông nghiệp vẫn luôn là thế mạnh của nước ta và là cơ sở để phát triển những ngành công nghiệp chế biến.

Năm 2021 sản xuất nông nghiệp có mức tăng trưởng tương đối tốt, tháng 5 giá trị xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt 1,75 tỷ USD, lũy kế 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt 7,78 tỷ USD, tăng 13,0%. Sản xuất nông sản ởnước ta ngày càng nhận được nhiều sựquan tâm đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đã có bước chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu ngành đó là tăng dần tỷ trọng nông sản chế biến, áp dụng rộng rãi khoa học công nghệ vào trồng trọt sản xuất, để ngày càng tăng chất lượng hàng hóa và giá trị hàng nông sản.

Nhờ chú trọng đầu tư chế biến sau thu hoạch, giá trị sản phẩm đã được nâng cao, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của công nghiệp chế biến nông sản đạt khoảng 5-7%/năm. Nhờđó, kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng mạnh, bình quân tăng khoảng 8-10%/năm. Hiện nay, cả nước đã hình thành và tương đối phát triển hệ thống công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản với trên 7.500 cơ sở quy mô lớn và hàng vạn cơ sở chế biến nông sản nhỏ, lẻ. Tỷ lệ nông sản chế biến xuất khẩu chiếm tới 45% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản; Về khoa học công nghệ, hiện nay nhiều khâu sản xuất nông nghiệp có mức độ cơ giới hóa cao như ở khâu làm đất lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng đạt 100%, thu hoạch lúa đạt trên 90%; Khâu chăm sóc, phun thuốc bảo vệ thực vật cây hàng năm đạt trên 70%. Do được chú trọng theo hướng phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng sản xuất nông sản và sản phẩm đã chế biến, nên các

mặt hàng nông sản có mức tăng trưởng tương đối tốt như là: rau quả đạt 15,1%/năm, điều nhân đạt 5%/năm, gạo đạt 8,9%/năm, cao su đạt 11,3%/năm.

Chất lượng nguồn lao động trong sản xuất nông nghiệp. Trong xu thế toàn cầu hóa, chất lượng nguồn lao động là nhân tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của đất nước nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2020, lực lượng lao động của Việt Nam chiếm gần 60% tổng dân số trong đó riêng khu vực nông thôn chiếm khoảng trên 60%. Tuy số lượng lao động đông song chất lượng lao động còn rất hạn chế.

Năm 2020, nguồn nhân lực khối ngành nông nghiệp sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo. Việc đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao để phát triển nền nông nghiệp, nông thôn là yêu cầu cấp bách và thách thức lớn của nông nghiệp, nông thôn. Mặc dù Việt Nam có nhiều lợi thếđể phát triển nông nghiệp nhưng phần lớn nguồn nhân lực làm việc trong khu vực này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, lao động ngành nông nghiệp tại Việt Nam đang thiếu khá nhiều kỹ năng về quản lý, quản trị, kết nối trong sản xuất và tiêu thụ, tính tuân thủ quy trình sản xuất nông sản sạch. Điều này dẫn tới giá trị của nông sản thấp, chất lượng chưa cao, gây khó khăn trong việc tiêu thụ, càng khó mở rộng thị trường ra nước ngoài. Chất lượng lao động nông nghiệp thấp sẽảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng hàng hóa xuất khẩu từ đó làm giảm giá trị sản xuất và xuất khẩu nông sản. Cho nên làm sao để tăng chất lượng lao động ngành nông nghiệp luôn là trăn trở của mỗi quốc gia. Trước hết, cần công nhận tính đa dạng của ngành nông nghiệp. Đưa hệ thống khuyến nông và hệ thống giáo dục nghề nghiệp lại gần nhau hơn. Đồng thời, nâng cao cơ hội cho các hoạt động phát triển kỹnăng hiện tại và đưa vào khung chính thức để việc học từ khuyến nông có thểđược cấp chứng chỉ ở một số điểm nếu có thể. Các cơ hội để nâng cao mức độ cấp chứng chỉ cho công nhân nông nghiệp và quản lý nông nghiệp thông qua hệ thống công nhận kỹnăng. Tăng cường hợp tác và điều phối giữa Bộ NN&PTNN và BộLĐTB&XH trong việc lên kế hoạch và phát triển đào tạo nghề cho ngành nông nghiệp

Cơ sở hạ tầng nông nghiệp. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng. Trong những năm qua, cùng với chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước là hàng loạt các công trình giao thông, trạm vận chuyển, kho, bến bãi,… được xây dựng và hoàn thành. Hệ thống ngân hàng phát triển mạnh và khá năng động, đáp ứng tốt các dịch vụ khi doanh nghiệp có nhu cầu. Đây được xem là nhân tố thuận lợi giúp quá trình lưu thông, vận chuyển nông sản giữa Việt Nam và đối tác được nhanh chóng và dễ dàng hơn. Tính đến hết năm 2020, cả nước có 492.892/570.448 km đường nhựa, chiếm 86,6% chiều dài toàn bộ mạng lưới đường bộ, cũng có 220.000/492.892 km đường giao thông nông thôn được cứng hoá. Tuy nhiên, việc đầu tư nhìn chung còn dàn trải, chất lượng các công trình giao thông ở Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập. Thêm vào đó, tình trạng khai thác sử dụng các bến bãi chưa thật sự hiệu quả. Nếu so sánh với các đối thủ trong cùng khu vực như Thái Lan, Indonesia,… thì hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam không phải là kém nhất song vẫn còn một khoảng cách khá xa. Điều này gây ra những ảnh hưởng nhất định đến chất lượng nông sản, qua đó làm giảm khảnăng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới.

Trình độ khoa học công nghệ trong sản xuất và chế biến nông sản xuất khẩu.

Đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản nhằm đáp ứng trình độ ngày càng cao của người tiêu dùng. Theo phân tích gần đây của Ngân hàng Thế giới ở 38 quốc gia và khu vực, tiến bộ công nghệđóng góp 50% vào tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển, hơn 30% ở các nước đang phát triển.

2.1.2.3. Biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ gia tăng tần suất và mức độ của các hiện tượng hạn hán, lụt lội, bão tố; nguy cơ tăng cao bệnh dịch cho cây trồng vật nuôi. Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản trong nước đòi hỏi tăng về số lượng, do tăng dân số; đồng thời yêu cầu cao về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

2.1.2.4. Những thay đổi trong thị trường tiêu thụ nông sản trong nước

Trong nước dân số sẽ lên tới 100 triệu người, do kinh tếtăng trưởng với tốc độ bình quân 6,5 – 7%/năm, nhu cầu tiêu dùng nông sản thực phẩm sẽ tăng mạnh. Do vậy, thị trường nông, lâm, thuỷ sản trong nước những năm tới sẽ tăng khá nhanh và đòi hỏi chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặt khác, công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản sẽ được đầu tư phát triển, đòi hỏi khối lượng lớn nguyên liệu chất lượng cao. Những yếu tố này vừa là động lực, vừa là cơ sở để bố trí lại quy hoạch sản xuất nông, lâm, thuỷ sản trong nhiều năm tới.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường EU (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)