Quan điểm và định hướng về hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường EU (Trang 88 - 89)

3.1.3.1. Quan điểm

Chính sách thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU phải đảm bảo thực hiện đúng những nguyên tắc, quan điểm, định hướng chỉ đạo của Đảng về hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị (tháng 4/2013), Nghị quyết Hội nghị lần thứtư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII, năm 2016), thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, kiên định lợi ích quốc gia dân tộc, phát huy tối đa nội lực, gắn kết chặt chẽ và thúc đẩy quá trình hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hiện đại hoá kết cấu hạ tầng, nâng cao sức mạnh tổng hợp và năng lực cạnh tranh quốc gia; gắn kết chặt chẽ với việc tăng cường mức độ liên kết giữa các vùng, miền, khu vực trong nước.

Chính sách thúc đẩy xuất khẩu cần bảo đảm cân bằng các yếu tố xuất khẩu bền vững: chỉ tiêu tăng trưởng về số lượng (kim ngạch và thị phần xuất khẩu), tăng cường chất lượng xuất khẩu (mức độ đa dạng về sản phẩm, dịch vụ và thị trường; chất lượng sản phẩm và dịch vụ xuất khẩu; khả năng tận dụng EVFTA thiết lập chuỗi giá trị bền vững).

Chính sách thúc đẩy xuất khẩu cần tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam ở cả 3 cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Các chính sách thúc đẩy xuất khẩu phải hướng tới tối đa hóa lợi ích của EVFTA đối với xuất khẩu. Cần coi EVFTA là khởi đầu một chặng đường kinh doanh trong bối cảnh mới, lấy sức ép về cạnh tranh là động lực để đổi mới và phát triển. Đối với những yêu cầu mới được đưa ra theo EVFTA cho thị trường EU không nên coi đó là hàng rào thương mại mà chính là các hướng đi bền vững để phát triển nền sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam. Xác định hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu, đổi mới công nghệ, gia tăng giá trị cho các sản phẩm xuất khẩu, tăng

hiệu quả xuất khẩu là cách thức nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường EU.

Các chính sách phải thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ các quy định về quy tắc xuất xứ, yêu cầu kiểm dịch động thực vật (SPS), vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời phải dựa trên cơ sở tận dụng hiệu quả các lợi thế của Hiệp định EVFTA; Khai thác tốt lợi thế so sánh của Việt Nam và những sản phẩm Việt Nam có thế mạnh, thị trường EU có nhu cầu cao và tận dụng các lợi thế trong quan hệ hợp tác kinh tế thương mại đầu tư giữa Việt Nam với EU, góp phần tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Từng bước cân bằng cán cân thương mại, tận dụng các ưu đãi của Hiệp định EVFTA mang lại nhằm gia tăng xuất khẩu, tránh tình trạng nhập siêu.

3.1.3.2. Định hướng hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thịtrường EU

Tận dụng những cơ chế ưu đãi đặc biệt, khác biệt trong những quy định của EVFTA để hoạch định và thực thi chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường EU.

Xử lý hài hòa mối quan hệ giữa tựdo hóa thương mại và bảo hộthương mại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tếđể hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thịtrường EU.

Đổi mới về tư duy chiến lược trong chính sách thúc đẩy xuất khẩu sang EU. Theo đó cần nhận thức về phát triển xuất khẩu nhanh và bền vững với thị trường EU. Chuyển từ xuất khẩu các sản phẩm nông sản thô sang xuất khẩu nông sản đã qua chế biến có hàm lượng giá trị gia tăng cao.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thịtrường EU

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường EU (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)