7. Kết cấu của luận văn
1.5.2. Một số bài học kinh nghiệm đối với Nghệ An
Công tác quản lý chi BHXH nói chung và quản lý ngƣời hƣởng các chế độ
BHXH, BHTN nói riêng luôn đƣợc BHXH Việt Nam, BHXH các tỉnh, thành phố
đặc biệt quan tâm. Do đó, đã có nhiều biện pháp quản lý đƣợc tăng cƣờng nhằm tổ chức thực hiện tốt công tác chi trả các chế độ BHXH kịp thời, đến đúng ngƣời thụ hƣởng chế độ, quản lý chặt chẽ quỹ BHXH; các quy trình, thủ tục chi trả, quản lý ngƣời hƣởng đƣợc đơn giản hóa theo hƣớng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngƣời dân. Từ đó, góp phần bảo đảm ASXH, ổn định tình hình chính trị - xã hội ở các địa phƣơng cũng nhƣ trong phạm vi cả nƣớc, hƣớng đến sự hài lòng của ngƣời dân và DN. Sau đây là một số kinh nghiệm rút ra cho BHXH Tỉnh Nghệ An:
Thứ nhất, củng cố và hoàn thiện các mô hình chi trả đang được thực hiện.
Mô hình chi trả trực tiếp tại nơi tập trung đông dân cƣ, có nhiều đối tƣợng chi giúp cơ quan BHXH quản lý chặt chẽ đƣợc sự biến động tăng, giảm đối tƣợng hƣởng BHXH, thông qua các tổ trƣởng tổ hƣu trí và sự quản lý chi trả trực tiếp của cán bộ công chức viên chức cơ quan BHXH, giúp cơ quan BHXH tổ chức chi trả trực tiếp đến tận tay đối tƣợng hƣởng BHXH. Với mô hình chi trả thông qua các đại lý chi trả, việc ở chính quyền địa phƣơng lựa chọn giới thiệu ngƣời để cơ quan BHXH ký hợp đồng đại lý chi trả phải luôn đảm bảo các điều kiện: Có phẩm chất đạo đức tốt;
có tinh thần trách nhiệm cao… Bên cạnh đó, cần quan tâm đến công tác chi trả trực
cấp lần đầu, mai táng phí và tuất một lần.... Chi trả thông qua các đơn vị SDLĐ đối với chế độ: ốm đau, thai sản, dƣỡng sức phục hồi sức khỏe...
Thứ hai, tăng cường công tác quản lý đối tượng chi trả BHXH. Công tác quản lý đối tƣợng chi trả BHXH đòi hỏi cán bộ bảo hiểm, cán bộ xã, cán bộ quản lý nhân sự tại các DN, cơ quan có đối tƣợng tham gia BHXH cần nghiêm túc triển khai các quy định, hƣớng dẫn. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức y tế, tổ chức công đoàn và các đơn vị kiểm tra, giám sát việc cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm, nghỉ thực hiện kế hoạch hóa gia đình, thai sản và nghỉ dƣỡng sức
Thứ ba, hoàn thiện công tác lập và xét duyệt dự toán chi BHXH. Hàng năm BHXH thành phố trên cơ sở căn cứ kết quả thực hiện thu chi của đơn vị tính đến 30/09 hàng năm lập dự toán thu chi sau đó gửi BHXH tỉnh phê duyệt lấy số thực tế đã thực hiện nhân với tỷ lệ tăng tự nhiên đối với các chỉ tiêu cụ thể nhƣ: thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN…
Thứ tư, hoàn thiện công tác tổ chức và thực hiện chi trả BHXH. Thực tế cho thấy, mọi tiêu cực, thất thoát trong chi trả các chế độ dài hạn lại chỉ có thể xảy ra ở cơ sở. Vì vậy, cần có sự phối hợp, giúp đỡ của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phƣơng và các tổ chức quần chúng, tổ chức xã hội ở xã, phƣờng, cán bộ bƣu điện tại các xã, thị trấn. Để thực hiện tốt công tác quản lý nguồn kinh phí, BHXH tỉnh cần tiến hành các giải pháp chủ yếu sau: Quản lý chặt chẽ, khoa học các biến động tăng, giảm về đối tƣợng hƣởng trợ cấp BHXH. Để công tác chi trả trợ cấp, BHXH cho các đối tƣợng nhanh chóng, chính xác, kịp thời thì phƣơng tiện phục vụ cho công tác chi trả đóng góp một phần vô cùng quan trọng nhƣ: máy tính, phƣơng tiện vận chuyển, các thiết bị lƣu trữ khác.
Thứ năm, hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát. Cần xây dựng lịch kiểm tra thƣờng xuyên ở các đơn vị cơ sở, không chỉ đơn thuần và thụ động kiểm tra theo đơn thƣ khiếu nại, tố cáo. Đặc biệt là kiểm tra ở các ban đại diện chi trả, xã, thị trấn trong việc thanh toán lƣơng hƣu và trợ cấp hàng tháng, trong quản lý đối tƣợng biến động, thay đổi chỗ ở, đối tƣợng tử vong.
chiến lƣợc phát triển ngành BHXH nói chung và công tác chi trả BHXH nói riêng, phải đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền rộng rãi đến mọi ngƣời lao động, các ngành, các cấp.
Thứ bẩy, đầu tư phương tiện tin học, nối mạng để nâng cao chất lượng quản lý các hoạt động BHXH.Cần đầu tƣ CNTT vào quản lý tài chính quỹ BHXH từ các khâu: kế hoạch, thực hiện thanh quyết toán thu - chi, hệ thống sổ sách biểu mẫu kế toán, thống kê phân tích tài chính và dự báo xu thế...
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI TỈNH NGHỆ AN
2.1. Tổng quanvề bảo hiểm xã hội Tỉnh Nghệ An
2.1.1. Giới thiệu về bảo hiểm xã hội tại Tỉnh Nghệ An
Theo quyết định số 16 QĐ/TCCB ngày 16/2/1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, BHXH Tỉnh Nghệ An do Giám đốc BHXH tỉnh quản lý, điều hành theo chế độ Thủ trƣởng, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, áp dụng mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng, đƣợc tổ chức thành các phòng chuyên môn để thực hiện chức năng quản lý. Giúp việc cho Giám đốc là 4 phó giám đốc; Giám đốc và các Phó Giám đốc do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thuyên chuyển, khen thƣởng, kỷ luật.
BHXH Tỉnh Nghệ An có 10 phòng chức năng, nghiệp vụ và BHXH 20 huyện,
thành, thị trực thuộc, đƣợc biểu hiện qua sơ đồ 2.1. Các phòng trực thuộc có chức năng giúp Giám đốc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao theo từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Giám đốc và sự chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị thuộc BHXH Việt Nam. Các phòng do Trƣởng phòng quản lý và điều hành theo chế độ thủ trƣởng, giúp việc cho Trƣởng phòng có các Phó Trƣởng phòng. Trƣởng phòng và các Phó Trƣởng phòng do Giám đốc BHXH tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thuyên chuyển, khen thƣởng và kỷ luật sau khi có ý kiến phê duyệt bằng văn bản của BHXH Việt Nam.
Tại các huyện, thành, thị có BHXH các huyện, thành phố, thị (gồm 21 đơn vị) - là các cơ quan trực thuộc BHXH Tỉnh Nghệ An, có con dấu riêng và có trụ sở riêng đặt tại 21 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh, chịu sự quản lý trực tiếp của
BHXH Tỉnh Nghệ An, giúp Giám đốc BHXH Tỉnh tổ chức thực hiện các chính
sách, chế độ BHXH, BHYT và quản lý tài chính BHXH trên địa bàn các huyện, thành, thị trong tỉnh.
Đến nay BHXH Việt Nam nói chung đã cung cấp đƣợc 23 trong 28 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; tổng số hồ sơ thực hiện giao dịch điện tử là
khoảng 50 triệu hồ sơ điện tử giao dịch qua mạng. Năm 2018 đƣợc coi là năm đột phá với nhiều hoạt động phục vụ định hƣớng hiện đại hóa ngành BHXH đƣợc triển khai quyết liệt và có hiệu quả, nhƣ: hệ thống một cửa điện tử tập trung trên cơ sở phần mềm "Tiếp nhận và quản lý hồ sơ"; Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam là điểm truy cập duy nhất của BHXH Việt Nam trên môi trƣờng Internet cung cấp đầy đủ thông tin hoạt động, chủ trƣơng, chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, tiếp nhận các yêu cầu giao dịch điện tử, khai thác thông tin, dữ liệu về BHXH, BHYT của tổ chức, cá nhân.Đồng thời, trên nền tảng ứng dụng CNTT những năm vừa qua, ngành BHXH đang khẩn trƣơng xây dựng hệ sinh thái 4.0 phục vụ ngƣời dân và DN với các dịch vụ: dịch vụ tin nhắn (SMS); dịch vụ thanh toán trực tuyến; ứng dụng BHXH trên thiết bị di động; hệ thống Chatbot hỗ trợ khách hàng (trả lời chính sách BHXH, BHYT tự động bằng trí tuệ nhân tạo, tăng tính tƣơng tác cao với ngƣời tham gia, cung cấp thông tin đóng, hƣởng BHXH, BHYT và dự tính mức hƣởng nhằm phục vụ ngƣời dân tốt hơn); Phân tích, khai thác đƣợc lƣợng dữ liệu rất lớn của Ngành trên BIGDATA; thiết lập Fanpage truyền thông trên hệ thống mạng xã hội; cung cấp tất cả các dịch vụ công có thể lên cấp độ 4.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của bảo hiểm xã hộitạiTỉnh Nghệ An
BHXH Tỉnh Nghệ Anlà cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam đặt tại Thành
phố Vinh, có chức năng giúp Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện (sau đây gọi chung là BHXH), BHTN, BHYT; quản lý các quỹ: BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn tỉnh theo quy định của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật. BHXH tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc và chịu sự quản lý hành chính nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh của UBND Tỉnh; có tƣ cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH Tỉnh Nghệ Anđó là:
- Xây dựng, trình Tổng Giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển
BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn và chƣơng trình công tác hàng năm; tổ chức
thực hiện kế hoạch, chƣơng trình sau khi đƣợc phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ,
- Tổ chức cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho những ngƣời tham gia BHXH,
BHYT đúng quy định.
- Tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tƣợng tham gia và hƣởng
BHXH, BHYT theo quy định; tổ chức thu các khoản đóng BHXH, BHYT, BHTN
của các tổ chức và cá nhân tham gia.
- Thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết chế độ BHXH,
BHYT tại cơ quan BHXH Tỉnh và BHXH huyện, thị xã, thành phố; thực hiện tiếp
nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC về BHXH, BHYT tại BHXH tỉnh; chỉ đạo, hƣớng dẫn BHXH Huyện thực hiện theo quy định.
- Thực hiện giải quyết hƣởng các chế độ BHXH, BHYTvà chỉ đạo, hƣớng dẫn BHXH Huyện triển khai thực hiện theo quy định.
- Tổ chức chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN không đúng quy định.
- Tổ chức ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh; bảo vệ quyền lợi ngƣời tham gia BHYT và chống lạm dụng quỹ BHYT.
- Tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc của các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT trên địa bàn theo phân cấp của Tổng Giám đốc.
- Chỉ đạo, hƣớng dẫn BHXH huyện tổ chức chi trả các chế độ BHXH, BHTN theo đúng quy định của pháp luật và của Ngành.
- Tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT đối với các đơn vị trực thuộc BHXH Tỉnh và tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT, cơ sở khám, chữa bệnh BHYT theo quy định của pháp luật; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.
- Tổ chức thực hiện chƣơng trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hƣớng dẫn của BHXH Việt Nam.
tƣợng tham gia, hƣởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành BHXH Tỉnh.
- Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ BHXH, BHYT cho công chức, viên chức thuộc BHXH tỉnh và các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện chính sách BHXH, BHYT.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phƣơng, các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT, để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật.
- Có quyền khởi kiện vụ án dân sự đối với các đơn vị nợ BHXH, BHYT để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nƣớc trong lĩnh vực BHXH,
BHYT trên địa bàn.
- Đề xuất với BHXH Việt Nam kiến nghị việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về BHXH, BHYT; kiến nghị với các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thanh tra, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHYT.
- Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lƣợng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của BHXH Tỉnh và chỉ đạo, hƣớng dẫn
BHXH Huyện triển khai thực hiện theo quy định.
- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền đƣợc hƣởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách BXH, BHYT khi NLĐ, ngƣời SDLĐ hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.
2.1.3. Hệ thống tổ chức bộ máy hoạt động của bảo hiểm xã hội tại Tỉnh Nghệ An
Hình 2.1: Bộ máy cơ quan BHXH tỉnh Nghệ An
(Nguồn: BHXH Tỉnh Nghệ An)
BHXH Tỉnh Nghệ An do Giám đốc BHXH tỉnh quản lý, điều hành theo chế
độ Thủ trƣởng, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, áp dụng mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng, đƣợc tổ chức thành các phòng chuyên môn để thực hiện chức năng quản lý. Giúp việc cho Giám đốc là 4 phó giám đốc; Giám đốc và các Phó Giám đốc do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thuyên chuyển, khen thƣởng, kỷ luật. Các phòng trực thuộc có chức năng giúp Giám đốc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao theo từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Giám đốc và sự chỉ đạo
chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị thuộc BHXH Việt Nam. Các phòng do Trƣởng phòng quản lý và điều hành theo chế độ thủ trƣởng, giúp việc cho Trƣởng phòng có các Phó Trƣởng phòng. Trƣởng phòng và các Phó Trƣởng phòng do Giám đốc BHXH tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thuyên chuyển, khen thƣởng và kỷ luật sau khi có ý kiến phê duyệt bằng văn bản của BHXH Việt Nam.
Tại các huyện, thành, thị có BHXH các huyện, thành phố, thị là các cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Nghệ An, có con dấu riêng và có trụ sở riêng đặt tại 20 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh, chịu sự quản lý trực tiếp của BHXH tỉnh Nghệ An, giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH, BHYT và quản lý tài chính BHXH trên địa bàn các huyện, thành, thị trong Tỉnh.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi bảo hiểm xã hội tại Tỉnh Nghệ An
-Thu BHXH: Thu BHXH là yếu tố hàng đầu ảnh hƣởng đến việc cân đối quỹ và chi trả các chế độ BHXH về sau. Tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN tính đến hết tháng 12/2020 là 6.808.754 triệu đồng, đạt 101,34% so với kế hoạch giao, tăng 448.639 triệu đồng (tăng 7,05%) so với năm 2019. Tính đến hết tháng 03/2021, tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN là 1.632.106 triệu đồng, tăng 91.122 triệu đồng (tăng 5,91%) so với cùng kỳnăm 2020. Tính đến tháng 3/2021, trên địa bàn tỉnh có trên 600 đơn vị nợ BHXH, BHYT, BHTN từ 3 tháng, với số tiền từ 20 triệu đồng trởlên. Nguyên nhân, trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, do ảnh hƣởng của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất kinh doanh hoặc tạm ngừng hoạt động, ngƣời lao động không có việc làm phải nghỉ việc; công tác thanh tra, kiểm tra hạn chế do thực hiện giãn cách xã hội dẫn đến số ngƣời tham gia