Những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại Tỉnh Nghệ An (Trang 100 - 104)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Những hạn chế

Từ thực tiễn công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH và quản lý ngƣời hƣởng các chế độ BHXH tại Tỉnh Nghệ An vẫn còn một số tồn tại, hạn chế phát sinh từ thực tiễn nhƣ:

a. Về công tác lập dự toán và kế hoạch chi BHXH

- Cán bộ làm chi tại BHXH các huyện, thành, thị phần lớn chƣa đƣợc đào tạo cơ bản về nghiệp vụ BHXH và quản lý tài chính, mặt khác, lại đang hoạt động trong một cơ chế bao cấp, cơ chế mà trong đó nhiệm vụ chi trả đƣợc thực hiện độc lập với các hoạt động BHXH khác, nay chuyển sang hoạt động trong một cơ chế mới trong đó có quyền lợi về BHXH luôn gắn với nghĩa vụ đóng BHXH của NLĐ và đơn vị SDLĐ. Vì vậy, đòi hỏi cán bộ làm chi ngoài việc phải có ý thức trách nhiệm cao trong việc phục vụ đối tƣợng, còn phải có nghiệp vụ về BHXH, về quản lý tài chính để phân tich và đánh giá hiệu quả của công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH. Đây thực sự là một chuyển biến tƣơng đối khó khăn cả về nhận thức và trình độ chuyên môn mà không phải cán bộ nào cũng có khả năng thích ứng ngay đƣợc.

- Chính sách về BHXH do Nhà nƣớc ban hành chƣa đồng bộ, còn nhiều điều

chƣa hợp lý, đồng thời trong quá trình thực hiện chế độ chính sách đối với NLĐ còn nhiều bất cập gây khó khăn cho cơ quan BHXH trong việc thực hiện xét duyệt và chi trả BHXH cho NLĐ. Do điều kiện thanh toán BHXH cho các chế độ BHXH chƣa chặt chẽ nên có kẽ hở cho NLĐ và chủ SDLĐvận dụng gây thiệt hại đến quỹ BHXH. Trong khi đó việc thanh toán trợ cấp BHXH nhất là các chế độ ngắn hạn chƣa gắn đƣợc trách nhiệm của chủ SDLĐ với việc thực hiện đúng chính sách BHXH. Đặc biệt có những chủ SDLĐ còn tạo điều kiện khuyến khích cho công nhân viên chức của mình làm đủ thủ tục để thanh toán hết quyền lợi của NLĐ theo cách hiểu là đƣợc hƣởng bình quân 1 năm theo chế độ Nhà nƣớc đã quiđịnh.

- Khâu lập kế hoạch, dự toán chi hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, việc dự toán sự biến động của các nội dung chi BHXH nhƣ trợ cấp BHXH một lần…khó lƣờng trƣớc đƣợc phát sinh do tình hình kinh tế ảnh hƣởng và tác động lớn nên có những năm phát sinh vƣợt dự toán.

b. Về hoạt động tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chi BHXH

- Do đặc thù của đối tƣợng hƣởng BHXH và yêu cầu quản lý quỹ BHXH nên cùng một lúc cơ quan BHXH phải sử dụng 2 nguồn kinh phí để chi trả. Nguồn từ NSNN chi trả cho các đối tƣợng về nghỉ hƣởng BHXH trƣớc ngày 01/01/1995 và

nguồn từ quỹ BHXH chi trả cho đối tƣợng nghỉ BHXH từ ngày 01/01/1995 trở đi. Với cơ chế sử dụng nguồn kinh phí chi trả nhƣ trên, cơ quan BHXH chỉ có thể chủ động đƣợc nguồn kinh phí chi trả từ quỹ BHXH. Nguồn do NSNN cấp đôi khi còn bị chậm và chƣa đƣợc cấp bổ sung kịp thời mỗi khi có những chế độ, chính sách liên quan đến quyền lợi của ngƣời đƣợc hƣởng các chế độ BHXH. Ngoài ra, hai nguồn kinh phí này, hàng năm, phải đƣợc hạch toán riêng biệt, do vậy cũng tạo nên những khó khănnhất địnhcho công tác quản lý chitrả của ngành.

- Phƣơng tiện đi lại và đảm bảo an toàn tiền mặt trong quá trình đi thực hiện chi trả chƣa đƣợc trang bị, do đó BHXH các huyện, thành, thị mà trƣớc hết là các cán bộ làm chi đã gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhất là các huyện ở xa trung tâm.

- Lệ phí chi trả thấp, chƣa khuyến khích đƣợc cán bộ làm chi ở các đại lý chi trả, nhất là ở các xã có ít đối tƣợng và các xã vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, trên thực tế ở nhiều xã thuộc thuộc địa bàn tỉnh không thành lập đƣợc các đại lý chi trả.

- Công tác chi BHXH bằng tiền mặt, tuy ký hợp đồng chi chế độ BHXH với

Bƣu điện nhƣng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ không an toàn trong quá trình vận chuyển tiền mặt với số lƣợng lớn, đặc biệt là đến những địa phƣơng ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Mặc dù trách nhiệm thuộc bên nhận chi hộ nhƣng đây là một vấn đề cần quan tâm đảm bảo an toàn trong thời gian tới.

c. Về công tác quyết toán chi các chế độ BHXH

Thứ nhất, phần mềm cũng nhƣ cơ sở dữ liệu ngƣời hƣởng BHXH, BHTN cũng còn bộc lộ những hạn chế, bất cập. Cơ sở dữ liệu ngƣời hƣởng các chế độ BHXH hằng tháng đã hình thành quản lý tập trung toàn quốc nhƣng thông tin cá nhân ngƣời hƣởng trên danh sách chi trả (tức trong cơ sở dữ liệu) với hồ sơ hƣởng BHXH đang lƣu trữ tại BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh, thành phố chƣa trùng khớp. Một bộ phận ngƣời hƣởng BHXH có thông tin cá nhân trên các giấy tờ tùy thân nhƣ: chứng minh nhân dân, thẻ căn cƣớc, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh… không khớp với sổ BHXH, hồ sơ hƣởng BHXH đang lƣu trữ tại cơ quan BHXH. Việc cấp mã số BHXH đối với ngƣời hƣởng các chế độ BHXH hằng tháng chƣa đồng bộ, còn sai

sót chƣa đảm bảo tính định danh duy nhất nên chƣa phát hiện việc chi trả trùng lƣơng hƣu, trợ cấp BHXH hằng tháng tại 02 nơi. Cơ sở dữ liệu chƣa đƣợc “khóa” chặt nên tính bảo mật, bảo toàn dữ liệu chƣa cao rất khó khăn trong quản lý, phụ thuộc mức độ trungthực của con ngƣời đƣợc phân công sử dụng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu, theo dõi tăng, giảm ngƣời hƣởng BHXH hằng tháng, tiềm ẩn nguy cơ thất thoát quỹ BHXH, BHTN do ngƣời sử dụng có thể tự tẩy xóa, sửa chữa, thay đổi điều kiện hƣởng…đã xảy ra ở một số địa phƣơng. Bên cạnh đó, tình trạng có tên trong danh sách chi trả nhƣng thiếu hoặc không có hồ sơ lƣu trữ chỉ đến khi chuyển đi nơi khác mới phát hiện không đủ hoặc không có hồ sơ hƣởng BHXH vẫn còn xảy ra. Phần mềm còn thiếu một số tính năng hỗ trợ quản lý tăng, giảm nhƣ: Báo tăng, báo giảm phải có lý do và phải kiểm soát đƣợc, không để xảy ra việc chủ động báo tăng, báo giảm khi phát hiện thì tự xử lý để xóa dấu vết nhƣ: Bắt buộc báo giảm nơi chuyển đi, phải báo tăng nơi chuyển đến để kiểm soát chặt chẽ việc di chuyển không để xảy ra việc lạm dụng (có thể lợi dụng sơ hở này để trục lợi, nếu phát hiện có vấn đề thì báo giảm bằng cách cho “chuyển đi” hay là chủ động báo tăng để lạm dụng nếu phát hiện thì báo giảm “chết”..). Chƣa hỗ trợ kiểm soát, đối chiếu việc giảm chết với việc giải quyết chế độ tử tuất để giúp cho công tác quản lý và giải quyết chế độ chặt chẽ, đúng quy định nhằm ngăn ngừa việc lạm dụng. Tình trạng báo giảm chậm khi ngƣời hƣởng bị chết còn xảy ra, gây khó khăn trong công tác quản lý chi trả BHXH. Khi ngƣời hƣởng chết nhƣng thông tin cá nhân trên các giấy tờ nhƣ: Chứng minh thƣ nhân dân, thẻ căn cƣớc công dân, sổ hộ khẩu, giấy chứng tử… không trùng khớp với thông tin cá nhân trên hồ sơ hƣởng BHXH hằng tháng đang lƣu trữ tại cơ quan BHXH gây rất nhiều khó khăn trong quản lý chi trả cũng nhƣ khi giải quyết chế độ tử tuất cũng nhƣ khi thanh tra, kiểm tra, kiểm toán phát hiện sẽ rất khó xử lý.

Thứ hai,một số ngƣời nhận lƣơng hƣu, trợ cấp BHXH hằng tháng nhận lƣơng hƣu qua thẻ ATM nhƣng không có đầy đủ thông tin cá nhân cần thiết hoặc chƣa cung cấp thông tin cá nhân cần thiết cho cơ quan chi trả BHXH. Cơ quan chi trả BHXH gặp khó khăn trong công tác nắm bắt tình hình ngƣời hƣởng, đặc biệt

ngƣời hƣởng ở nƣớc ngoài hay là ngƣời ủy quyền cho ngƣời khác nhận lƣơng hƣu, trợ cấp BHXH trong khi thời hạn ủy quyền không có thời hạn.

Thứ ba, tình trạng ngƣời có quyết định hƣởng lƣơng hƣu nhƣng không nhận lƣơng hƣu vẫn còn xảy ra. Cá biệt, có trƣờng hợp 25 năm chƣa nhận lƣơng hƣu; cùng với đó rất nhiều trƣờng hợp chậm lĩnh lƣơng hƣu, trợ cấp BHXH hằng tháng hoặc chƣa đến nhận khoản trợ cấp BHXH một lần sau điều chỉnh chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hằng năm; Khó quản lý và gây khó khăn trong công tác chi trả và quản lý ngƣời hƣởng.

Thứ tƣ, đối tƣợng thụ hƣởng các chế độ BHXH ngày càng tăng lên, NLĐ lại thuộc nhiều trƣờng hợp khác nhau nên không tránh khỏi sai sót, chậm trễ trong khâu giải quyết, chi trả chế độ.

Thứ năm, từ ngày 01/01/1995 hoạt động chi trả chế độ BHXH đƣợc thực hiện theo cơ chế mới, nhƣng việc chuẩn bị hồ sơ và chứng từ khi xét duyệt, thanh toán các chế độ BHXH của nhiều đơn vị SDLĐ vẫn còn nặng nề về TTHC, giấy tờ nhiều, thời gian còn kéo dài, nhất là trong việc xét duyệt và chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - BNN. Đây thực sự là một trở ngại lớn cho cơ quan BHXH và cũng là một trong những nguyên nhân chính để có những ý kiến cho rằng cơ quan BHXH gây phiền hà cho NLĐ.

d. Về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chi BHXH

- Một số BHXH huyện trong tỉnh thực hiện chƣa tốt công tác quản lý chi BHXH cho đối tƣợng, buông lỏng công tác quản lý, không thƣờng xuyên tiến hành kiểm tra, hƣớng dẫn công tác chi BHXH tại các đại lý bƣu điện huyện, thực hiện quyết toán còn sơ sài, mang tính hình thức, chƣa có biện pháp cụ thể để nắm chắc

các trƣờng hợp đối tƣợng hƣởng trợ cấp chết, hết tuổi hƣởng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại Tỉnh Nghệ An (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)