sách nhà nước của tỉnh
1.2.2.1. Quản lý nhà nước về quy hoạch và kế hoạch xây dựng hạ tầng giao
thông từngân sách nhà nước
a. Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng hạ tầng giao thông
Quản lý nhà nước ở cấp tỉnh về quy hoạch xây dựng HTGT là bước cụ thể hóa chiến lược phát triển HTGT đã được phê duyệt. Theo đó, địa phương mà trực tiếp là
các cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ sẽ luận chứng, lựa chọn phương án phát
triển và phân bố mạng lưới HTGT trên địa bàn tỉnh trong một giai đoạn cụ thể từ 10
đến 20 năm trởlên. Cân đối tổng thể giữa các mục tiêu và điều kiện thực hiện để làm
cơ sở cho việc lập các kế hoạch đầu tư phát triển HTGT từ NSNN. Trong đó, công tác QLNN cần lưu ý phân tích, đánh giá tính thỏa đáng của các luận chứng về
dựán đầu tư; phân tích đánh giá luận chứng về các giải pháp tổ chức thực hiện và cả
thứ tựưu tiên đầu tư.
Trên cơ sởphương án quy hoạch đã được phê duyệt, cơ quan chức năng lập kế
hoạch xây dựng một cách cụ thể, chi tiết đối với từng dự án, trong từng khâu, công
đoạn thực hiện dựán trên cơ sở quản lý mặt bằng xây dựng đảm bảo, chặt chẽđể việc triển khai thực hiện dựán được thuận lợi.
Trong quá trình lập dự án xây dựng HTGT tùy từng loại dự án khác nhau mà mức độ quan tâm nghiên cứu đối với từng loại quy hoạch có thể khác nhau. Tuy nhiên, cần phải quán triệt nguyên tắc chung là quy hoạch xây dựng của từng dự án xây dựng HTGT cụ thểkhông được phá vỡ quy hoạch vùng, quy hoạch ngành và quy hoạch đô
thịđã được phê duyệt. Thậm chí, trong quá trình lập dự án cần phải vận dụng làm sao cho quy hoạch xây dựng phải phát huy được thế mạnh tổng hợp của các quy hoạch trên.
Quy hoạch phát triển phải căn cứ vào chiến lược, cụ thể hóa chiến lược, còn kế
hoạch và dự án phải căn cứ vào quy hoạch và cụ thể hóa nội dung cũng như bước đi
của quy hoạch. Ngoài ra, trong QLNN về lập quy hoạch xây dựng HTGT từ NSNN cần phải quản lý về sự phù hợp và việc tuân thủ quy hoạch đã được phê duyệt.
b. Quản lý nhà nước về kế hoạch xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách nhà
nước
Là quá trình xác định chỉ tiêu của hoạt động xây dựng HTGT từ NSNN và đề
xuất các giải pháp tốt nhất đểđạt được mục tiêu đó với hiệu quả cao, bền vững. Theo
đó, QLNN về kế hoạch xây dựng HTGT từ NSNN phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:
Một là, kế hoạch hóa xây dựng HTGT từ NSNN phải dựa vào quy hoạch, chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng của tỉnh và của ngành GTVT. Nội dung này đảm bảo công tác kế hoạch hóa xây dựng HTGT từ NSNN phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đảm bảo nguồn vốn đầu tư,
Hai là, QLNN về công tác kế hoạch hóa cần phối kết hợp chặt chẽ với những
chương trình và dựán. Chương trình là công cụđể thực hiện kế hoạch, là tập hợp các mục tiêu, biện pháp nhằm phối hợp thực hiện một cách hiệu quả nhất mục tiêu kế
hoạch đề ra trong một khoảng thời gian và nguồn lực nhất định. Thực chất của công tác kế hoạch đầu tư theo chương trình và dự án là lập các kế hoạch đầu tư trên cơ sở
các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch, lựa chọn các công trình giao thông cần đầu tư đểđưa vào chương trình và dựán là cơ sởđể thực hiện tốt kế hoạch đầu tư đã đặt ra.
Ba là, phải đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, kịp thời và linh hoạt kịp thời của kế hoạch. QLNN về kế hoạch hóa xây dựng HTGT từ NSNN phải dựa trên những
căn cứ khoa học về khả năng và thực trạng vốn đầu tư, chiến lược, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, của ngành GTVT.
Bốn là, kế hoạch đầu tư trực tiếp của mỗi địa phương phải được xây dựng theo nguyên tắc từdưới lên để có tính thực thi cao, nhất là trong điều kiện sử dụng NSNN. Dự án đầu tư là công cụ thực hiện kế hoạch của các Chủ đầu tư (Sở, ngành, huyện/thành phố...). Các Chủđầu tư lập dự án trình lên cấp thẩm quyền phê duyệt.
1.2.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý nhà nước về xây
dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách nhà nước của tỉnh
QLNN có hiệu lực và hiệu quả hay không phụ thuộc vào việc Nhà nước có ban hành được hệ thống chính sách, pháp luật phù hợp và những văn bản đó được tổ chức thực thi có hiệu quả. Chính vì vậy, nội dung quan trọng hàng đầu trong QLNN về xây dựng HTGT từngân sách nhà nước là việc ban hành và thực thi chính sách pháp luật
có liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc cấp quản lý.
* Công tác ban hành các quy định về quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng
giao thông từ ngân sách nhà nước của tỉnh
Trong phạm vi địa phương cấp tỉnh, việc ban hành và thực thi chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động xây dựng chủ yếu là cụ thể hóa và hiện thực hóa các quy
định của Quốc hội, Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương nhằm quản lý, quán xuyến các hoạt động thực thi một cách nghiêm ngặt theo khuôn khổquy định nhằm
QLNN đối với hoạt động xây dựng HTGT từ NSNN của tỉnh cần ban hành nhiều
văn bản quy phạm pháp luật quy định, điều chỉnh toàn bộ các quá trình xây dựng và
điều chỉnh các chủ thể tham gia vào hoạt động ĐTXD. Ngoài ra, các văn bản quy phạm pháp luật này còn quy định các hành lang pháp lý giúp cho hoạt động ĐTXD
diễn ra theo đúng kế hoạch.
Ở cấp độ nhà nước các văn bản bao gồm pháp luật điều chỉnh hoạt động xây dựng HTGT được ban hành ở cấp Trung ương bao gồm các Luật (Đầu tư công, Ngân
sách, Quy hoạch, Xây dựng, Đấu thầu…), Nghịđịnh hướng dẫn của Chính phủ; các Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và các Thông tư của các Bộ như: Kế
hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, GTVT… các quy định này tập trung vào các nội dung như: quy định về lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư; quy định về trình tự thực hiện các bước của quá trình đầu tư; quy định về phân cấp trong thẩm định, phê duyệt chủtrương đầu tư, dựán đầu tư, bản vẽ thi công và dựtoán…; các quy định liên quan
đến hoạt động đấu thầu; các tiêu chuẩn, định mức trong hoạt động xây dựng HTGT;
quy định về thanh, quyết toán vốn đầu tư…
Đối với cấp tỉnh, đó là các văn bản quy định về quản lý các hoạt động xây dựng HTGT từ NSNN trên địa bàn tỉnh nhằm hướng dẫn, phân công, phân cấp và giao trách nhiệm cụ thể cho các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc thực hiện các bước của quá trình quản lý đầu tư và xây dựng, cụ thểnhư:
Quy định về phân công, phân cấp trong hoạt động đầu tư và xây dựng của tỉnh;
Quy định phối hợp quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của tỉnh; Ban hành tiêu chuẩn, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư của tỉnh; Ban hành kế hoạch đầu tư công
trung hạn, hàng năm của tỉnh; Ban hành đơn giá xây dựng, giá vật liệu xây dựng, giá ca máy xây dựng của tỉnh; Quy định về thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh; Quy định về phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh…
* Tổ chức thực hiện các quy định về quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao
Để việc thực thi chính sách, pháp luật liên quan đến xây dựng HTGT từ NSNN
ở cấp tỉnh đạt hiệu quả, việc quan trọng nhất đó là lựa chọn thời điểm, cách thức phù hợp đểđưa chính sách đã được cụ thểhóa đó vào cuộc sống một cách tốt nhất, thỏa mãn những yêu cầu thực tiễn đang đòi hỏi. Ngược lại, nếu việc ban hành, vận dụng chính sách hay thực thi chính sách vào thực tiễn chưa phù hợp hoặc thiếu các công cụ bổ trợ cần thiết sẽ cho thấy hiệu lực QLNN vềphương diện này là giảm đáng kể
so với yêu cầu thực tiễn.
Ngoài ra, cần phải xác định đúng và đầy đủ những điều kiện để hiện thực hóa
chính sách, quy định pháp luật phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Nói cách khác, “khả năng hiện thực” của chính sách, quy định là tiền đề tiên quyết bảo đảm tính hiệu lực QLNN. Vì vậy, các chính sách, quy định quản lý cần phải xây dựng dựa trên những nền tảng thực tiễn vận hành của hoạt động xây dựng HTGT sử dụng NSNN trong mối quan hệ kinh tế - kỹ thuật - chính trị - xã hội hiện thực.
1.2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý về xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách
nhà nước
Tổ chức bộ máy quản lý chính là nhân tố quyết định của công tác QLNN. Muốn hoạt động QLNN có hiệu quả, hiệu lực thì cần có một bộ máy quản lý tốt, đủ năng
lực để hoạt động. Đối với bộ máy QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN cấp tỉnh chính là các chủ thể quản lý xây dựng HTGT từ NSNN tại địa phương với các chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn được giao và mối quan hệ giữa các chủ thể với nhau.
Để tổ chức bộmáy đảm bảo thực hiện tốt chức năng QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN cần một bộ máy quản lý tốt và đồng bộ, có đủcác cơ quan chức năng để thực quản lý các nội dung của hoạt động QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN. Các cơ quan này cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong hoạt động quản lý nhằm giải quyết những vấn đề xảy ra trong quá trình thực hiện. Nếu tổ chức bộ máy quản lý cồng kềnh, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ hoặc bộ máy quản lý thiếu hụt nhân sự, không bao quát hết được các khâu của quá trình quản lý thậm chí bỏ ngỏ quản lý thì hoạt động quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụđược giao.
Công tác cán bộ là vấn đề cốt lõi, quyết định đến việc thực hiện tốt hay không tốt chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý. Một bộ máy quản lý tốt là bộ máy có
đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ chuyên môn cũng như phẩm chất đạo đức.
Đối với lĩnh vực QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN thì các tiêu chuẩn nêu trên là rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác quản lý ở tất cả các khâu trong quá trình quản lý XD như: ban hành và tổ chức thực thi văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách có liên quan; lập quy hoạch, kế hoạch XD; tổ chức thực hiện cũng như triển khai công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động xây dựng...
Do đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phân công, bố trí cán bộ, công chức làm công tác quản lý xây dựng HTGT đúng năng lực chuyên môn, sở trường công tác theo từng chức danh, vị trí việc làm trong từng nội dung của quá trình quản lý. Phải có kế hoạch đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý xây dựng HTGT từ NSNN với tầm nhìn dài hạn và thực hiện việc đào tạo, luân chuyển cán bộ
một cách phù hợp. Nếu tổ chức bộ máy với đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng được các yêu cầu như trên thì công tác QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN sẽ đạt kết quả
cao, hiệu lực, hiệu quả quản lý sẽđược đảm bảo trong tất cả các khâu của quá trình quản lý đầu tư và xây dựng.
* Phân cấp quản lý trong bộ máy quản lý về xây dựng hạ tầng giao thông từ
ngân sách nhà nước
Đứng đầu là HĐND tỉnh và UBND tỉnh chịu trách nhiệm lãnh đạo và quyết định cuối cùng cũng như chịu trách nhiệm phân cấp quản lý các DA xây dựng HTGT từ NSNN trên địa bàn. Cụ thể:
Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ; ban hành văn bản theo thẩm quyền; chỉđạo tổ chức thực hiện các quy hoạch xây dựng, kế hoạch xây dựng; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng;
Phối hợp và hỗ trợ các bộ, cơ quan ngang bộ khác tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra và giám sát các dự án xây dựng trên địa bàn do mình quản lý. Chịu
trách nhiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý được phân công;
Thực hiện báo cáo định kỳ và hàng năm về tình hình quản lý hoạt động xây dựng của địa phương gửi Bộ Xây dựng để tổng hợp, theo dõi;
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ vềđầu tư xây dựng cho cán bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc;
Thực hiện các nhiệm vụkhác theo quy định của pháp luật;
Tham mưu, hỗ trợcho HĐND tỉnh và UBND tỉnh là các cơ quan.
Sở Kế hoạch Đầu tư: Là cơ quan chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh lập kế hoạch quản lý các DA xây dựng HTGT từ NSNN, đồng thời trực tiếp quản lý
giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch.
Sở Tài chính: Là cơ quan chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND trong việc
quản lý vốn xây dựng HTGT từ NSNN, giám sát KBNN tỉnh thực hiện chi trả, thanh quyết toán các khoản xây dựng HTGT từ NSNN trên địa bàn.
Kho bạc Nhà nước tỉnh: Là cơ quan trực tiếp quản lý hoạt động lập dự toán,
chấp hành phân bổ dự toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng HTGT từ NSNN trên
địa bàn tỉnh.
Các ban quản lý DA cấp tỉnh: Hay còn gọi là các Ban quản lý dự án đầu tư chuyên ngành là cơ quan quản lý trực tiếp việc thực hiện đầu tư, xây dựng các DA xây dựng HTGT từ NSNN trên địa bàn cấp tỉnh.
HĐND và UBND cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm sau:
Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng trên địa bàn theo phân cấp; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về xây dựng cho cán bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc;
Phối hợp, hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp trên tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra và giám sát các dự án xây dựng trên địa bàn do mình quản lý. Chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý được phân công;
Thực hiện báo cáo định kỳ và hàng năm về tình hình quản lý hoạt động xây dựng của địa phương gửi Ủy ban nhân dân cấp trên để tổng hợp, theo dõi;
Thực hiện các nhiệm vụkhác theo quy định của pháp luật.
1.2.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng hạ tầng giao thông từ
ngân sách Nhà nước
Trong hoạt động QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN, với cơ chếtác động và biện pháp điều chỉnh chủ yếu là bằng Pháp luật, cơ quan QLNN có thẩm quyền phải
thường xuyên tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm loại trừ các hành vi bất hợp pháp ra khỏi hoạt động xây dựng HTGT từ NSNN. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các văn bản pháp luật là một khâu quan trọng trong quá trình QLNN về kinh tế nói chung, với hoạt động xây dựng HTGT từ NSNN nói riêng. Đó