Nhà nước của tỉnh Nghệ An
2.1.2.1. Các yếu tố chủ quan
Thứ nhất, điều kiện tự nhiên của tỉnh
Nghệ An là địa phương có diện tích tự nhiên rộng nhất cả nước với địa hình phức tạp. Bên cạnh đó điều kiện về thời tiết khí hậu trên địa bàn khắc nghiệt, mùa
mưa kéo dài, điều kiện giao thông, cơ sở hạ tầng tại địa bàn đầu tư các dựán đều khó
khăn, dần việc tập kết vật tư, vật liệu còn hạn chế.
Thời gian qua, được sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và phát huy nội lực, khi triển khai xây dựng thống hạ tầng giao thông của tỉnh đã khắc phục những khó
khăn, ảnh hưởng của thời tiết để triển khai các dự án xây dựng HTGT có sựđột phá, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở nhiều vùng, miền trong tỉnh.
Thứ hai, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Nghệ An là trung tâm của khu vực Bắc Trung bộ. Trong những năm gần đây,
nền kinh tế NghệAn đã có bước phát triển tích cực, đạt được nhiều thành tựu đáng
kể. Đặc biệt, môi trường đầu tư của Nghệ An thời gian qua không ngừng được cải thiện. Trong ba năm gần nhất, Nghệ An luôn là tỉnh dẫn đầu khu vực Bắc Trung bộ
công tác cải cách hành chính, thu hút đầu tư. Bên cạnh những kết quảđạt được, tại
báo cáo đánh giá thực trạng phát triển kinh tế giai đoạn 2015 - 2020, Nghệ An đã
mạnh dạn nêu lên nhưng tồn tại, yếu kém cần khăc phục, như: thực hiện cơ cấu lại
các ngành, lĩnh vực chuyển biến còn chậm; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh chưa tương xứng với tiềm năng, cơ hội và yêu cầu phát triển của tỉnh.
Những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư góp phần làm cho thu ngân sách của tỉnh tăng dần theo từng năm từđó ngân sách của tỉnh dành cho
đầu tư xây dụng, nhất là xây dựng HTGT ngày càng tăng cao
Tuy nhiên công tác quy hoạch về xây dựng hạ tầng giao thông chưa được đầu
tư thoả đáng và khoa học. Quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông còn nhiều nội dung chưa phù hợp, chưa kế thừa quy hoạch có liên quan; xây dựng quy hoạch chưa khoa học nên chưa trở thành cơ sở vững chắc cho các quyết
định đầu tư. Quyết định đầu tư còn chưa tuân thủ nguyên tắc chi phí cơ hội.
Thứ ba, chính sách QLNN về xây dựng HTGT của tỉnh Nghệ An
Giai đoạn 2018-2020, Tỉnh NghệAn đã tổ chức các hội nghị quán triệt, hướng dẫn triển khai, tổ chức thực hiện Luật Đấu thầu 2013, Luật Đầu tư công 2014, Luật
Đầu tư 2014 … và các Nghịđịnh của Chính phủcó liên quan; trình HĐND tỉnh ban hành các Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát
triển bằng nguồn vốn NSNN giai đoạn 2016 – 2020 (Nghị quyết 25/2015/NQ-HĐND
ngày 02/12/2015; Nghị Quyết số 02/2017/NQ-HĐND ngày 19/7/2017 về Kế hoạch
đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020); Ban hành Quyết định số 1208/QĐ- UBND ngày 07/8/2017 về việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và bố trí vốn trong kế hoạch hàng năm theo đúng quy định, tiêu chí, hướng dẫn của Thủtướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; Ban hành các
Quy định về quản lý đầu tư và xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Cụ thể: sau khi Luật Xây dựng 2014 có hiệu lực đã nghiên cứu, ban hành Quyết định số21/2018/QĐ-UBND ngày 15/7/2018 quy định về quản lý đầu tư và xây
dựng Hạ tầng giao thông bằng nguồn vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh NghệAn để thay thế 3 quyết định trước đây quy định về quản lý đầu tư và xây dựng bằng nguồn vốn
nhà nước trên địa bàn tỉnh (Quyết định số 661/QĐ-UBND ngày 30/6/2015; số 1021/QĐ-UBND ngày 27/9/2015, số1368/QĐ-UBND ngày 19/10/2017); Ban hành Quyết định số50/2018/QĐ-UBND ngày 25/11/2018 ban hành quy định về vận động, quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
trên địa bàn tỉnh NghệAn; Hướng dẫn số1210/SKHĐT-TH ngày 19/9/2018 hướng dẫn thực hiện Quyết định 21/2018/QĐ- UBND... Các quy định, quyết định, hướng dẫn… được đánh giá có hiệu quả cao trong việc kiểm soát và đảm bảo các chương trình, DA đầu tư công được lập, thẩm định chủtrương đầu tư, thẩm định DA đầu tư … đảm bảo theo quy trình, quy định của Nhà nước; hạn chế tối đa việc thất thoát, lãng phí vốn đầu tư.
Hiện nay, hệ thống các văn bản pháp luật của Nhà nước về QLNN về xây dựng HTGT từNSNN trên địa bàn tỉnh NghệAn cơ bản đáp ứng được yêu cầu, hỗ trợ pháp
lý và hướng dẫn cho các cơ quan quản lý xây dựng HTGT từ NSNN của tỉnh hoàn thành công việc đúng mục tiêu, đúng quy định và đúng luật.
Thứtư, năng lực tổ chức bộ máy quản lý các cấp của tỉnh
Với vốn ngân sách của tỉnh, công tác lập kế hoạch vốn cũng như huy động vốn xây dựng HTGT từ NSNN được thực hiện bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư. Nguồn vốn này nằm trong vốn chi ngân sách đầu tư phát triển chung (mục đầu tư phát triển hạ
tầng đô thị) của tỉnh Nghệ An. Sau khi báo cáo UBND tỉnh, được UBND trình và
HĐND ra quyết định, nguồn vốn này lại được Sở Tài chính quản lý và phân bổ cho Sở Giao thông vận tải và các BQLDA thực hiện các dựán giao thông đô thị. Trong quá trình thực hiện, Sở Tài chính lại tuỳ thuộc vào nguồn ngân sách cân đối được để
phân bổ cho các dựán. Trong trường hợp cấp thiết, Sở sẽcân đối với các nguồn khác
đểđiều tiết vốn cho các dự án này. Chính điều này làm cho kế hoạch vốn và thực hiện có sựchênh nhau, gây khó khăn cho công tác quản lý.
Việc cấp phát, thanh, quyết toán nguồn vốn này được theo dõi và quản lý bởi Kho bạc Nhà nước tỉnh. Do Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và Kho bạc Nhà
nước tỉnh chỉ nắm phần việc trong lĩnh vực của mình mà không có sự theo dõi và báo cáo với nhau nên các vấn đềphát sinh không được giải quyết kịp thời và thấu đáo. Sự
liên kết, phối hợp giữa các cơ quan này trong quản lý nguồn vốn đầu tư trong phát
triển HTGT còn thiếu chặt chẽ và thống nhất nên gây khó khăn cho công tác QLNN
về xây dựng HTGT.
Trách nhiệm báo cáo của các cơ quan quản lý và cơ quan thực hiện dự án đầu
tư chưa được qui định cụ thể, dẫn đến việc Sở Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình lập kế hoạch vốn không có đủcăn cứ, số liệu; các cơ quan tham gia thẩm định kế hoạch vốn không có căn cứ, số liệu đểđánh giá dự toán. Luật NSNN giao cho Kho bạc Nhà
nước kiểm soát chi và tổ chức hạch toán kếtoán ngân sách đồng thời qui định Sở Tài chính thẩm định quyết toán thu, chi, tổng hợp lập quyết toán ngân sách trình UBND tỉnh. Tuy nhiên, Kho bạc Nhà nước tỉnh chỉ tổng hợp báo cáo số thu, chi do mình trực tiếp kiểm soát, trong khi cơ quan tài chính các cấp phải tổng hợp, báo cáo toàn bộ các khoản thu, chi của ngân sách do đó hệ thống mẫu biểu, số liệu tổng hợp trong báo cáo của hai cơ quan chưa đồng nhất về chỉ tiêu, nội dung để có thểso sánh, đối chiếu một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận lợi.
Năng lực tổ chức bộ máy quản lý các cấp của tỉnh chưa đồng bộ và bộc lộ
nhiều bất cập, liên tục thay đổi nên thường tạo ra nhiều khe hở gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư.
Trình độ, năng lực của cá nhân quản lý trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng
giao thông trên địa bàn còn thiếu những cán bộcó trình độ cao. Do vậy, hầu hết những sai phạm trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông gây thất thoát lãng phí lớn cho NSNN đều xảy ra ở những bộ phận yếu kém vềchuyên môn và đạo đức nghề
nghiệp.
2.1.2.2. Các yếu tố khách quan
Thứ nhất, chính sách phát triển kinh tế xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế
của quốc gia
Hiện nay, trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, Việt Nam đã và đang tham
gia hội nhập ngày càng sâu rộng với các nền kinh tế trên thế giới với những tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng thế
gia Đông Nam á (ASEAN)... Do đó, những xu hướng biến đổi của môi trường kinh tế - xã hội toàn cầu sẽảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế - xã hội và các hoạt
động xây dựng nói chung và xây dựng HTGT nói riêng ở Việt Nam. Từ phát triển kinh tế mà trực tiếp là phát triển sản xuất sẽ kéo theo phát triển giao thông và sự tác
động của phát triển giao thông làm cơ sởđể phát triển sản xuất. Trong đó phát triển giao thông ởcác nước trong mối quan hệ phát triển lan tỏa giao thông đường không, sắt, thủy.
Ở cấp độ quốc gia và cấp tỉnh, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng sẽ
kéo theo sự phát triển HTGT. Một mặt, mở rộng sang các nước có chung đường biên giới lãnh thổ (Lào, Campuchia, Trung Quốc) hình thành vành đai kinh tế, các trục kinh tế gắn kết các nước. Mặt khác, xây dựng các tuyến đường mới; mở rộng, nâng cấp tuyến đường hiện hữu, xây dựng hệ thống cầu cống đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển. Bối cảnh đó đã tác động trực tiếp đến sự phát triển HTGT của tỉnh Nghệ
An trong những năm tới.
Thế giới hiện nay với những giàu nghèo, chính trị và các liên minh, liên kết các tổ chức kinh tế, chính trị mang tầm quốc tế; sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổđã tạo nên những nét đa dạng khác nhau trong việc phát triển kinh tế. Vấn đềxung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh giành tài nguyên thiên nhiên, lãnh thổ và cả vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu... đã tạo ra các áp lực lớn để các quốc gia trên thế giới cần phải hợp tác với nhau, cùng đề ra các chính sách có hiệu quả hơn góp phần phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu ổn định và bền vững.
Thứ hai, hệ thống pháp luật vềđất đai và chính sách QLNN về xây dựng HTGT
của quốc gia
Những năm qua, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương đã tập trung xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định, hướng dẫn trong
lĩnh vực quản lý ĐTXD. Trên cơ sởđó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ĐTXD cơ bản đã dần hoàn thiện, tạo ra môi trường ổn định, thông thoáng và đồng bộ. Hầu hết các đề án, chiến lược, quy hoạch phát triển GTVT của vùng, của cảnước
có tầm nhìn xa, có tính thực tiễn, là cơ sởđể các địa phương và đặc biệt là tỉnh Nghệ
An xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống HTGT của mình. Tuy nhiên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa đầy đủ, đồng bộ, còn xảy ra tình trạng không thống nhất giữa các luật, một số nội dung quy định trong các luật thiếu tính thực tiễn, chưa thể đưa vào thực hiện được ngay khi luật có hiệu lực mà còn phải chờ Nghịđịnh, Thông tư hướng dẫn. Hơn nữa, việc ban hành các Nghịđịnh,
Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành thường chậm; giữa các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư vẫn còn có sự mâu thuẫn. Ngoài ra, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn cũng thường xuyên thay đổi làm cho quá trình QLNN và triển khai thực các dự
án xây dựng HTGT còn lúng túng, thiếu ổn định dẫn đến làm hạn chế hiệu quả QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN.
Thứba, chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới
Trong giai đoạn 2018-2020, chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ, tạo nhiều khởi sắc. Đến tháng 12 năm 2020, Nghệ An có
283 xã đạt 19 tiêu chí NTM, chiếm 68,85%; 19 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, chiếm
4,62%; có 56 xã đạt từ10 đến 14 tiêu chí, chiếm 13,6%; có 53 xã đạt từ5 đến 9 tiêu chí, chiếm 12,9%; không còn xã dưới 5 tiêu chí. Bình quân tiêu chí cả tỉnh là 16,43 tiêu chí/xã.
Dự kiến hết năm 2021, tỉnh NghệAn có thêm 35 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM toàn tỉnh lên 281 xã, đạt 68,36%, số tiêu chí bình quân toàn tỉnh đạt 16,5 tiêu chí/xã. Hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư có trọng điểm, hiệu quả, bộ mặt đô thị, nông thôn đổi mới. Tỉnh Nghệ An đã chuẩn bị tốt các điều kiện tạo tiền
đề trở thành trung tâm dịch vụ chất lượng cao cấp vùng về y tế, giáo dục và du lịch.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội đảm bảo, đời sống nhân
dân được cải thiện .
Tuy nhiên, quy mô kinh tế của tỉnh Nghệ An còn khiêm tốn, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa còn thấp, hạ tầng cơ sở chưa đồng bộ, công tác quy hoạch, quản
sức khỏe nhân dân, đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm, chất lượng nguồn nhân lực
chưa đáp ứng được yêu cầu…
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ Ngân
sách Nhà nước của tỉnh Nghệ An