Tiêu chí đánh giá kết quả quản lý nhà nước về xây dựng hạt ầng giao thông từ ngân

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ Ngân sách Nhà nước của tỉnh Nghệ An (Trang 37 - 41)

1.2.3.1. Đánh giá chất lượng quy hoạch và kế hoạch xây dựng hạ tầng giao

thông từ ngân sách Nhà nước

Một là, tính phù hợp, khả thi của việc lập quy hoạch và kế hoạch ĐTXD HTGT

Công tác lập Quy hoạch, kế hoạch xây dựng HTGT từ NSNN phải tuân thủ và phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển KCHT GTVT nói chung và HTGT nói

riêng cũng như phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An theo từng thời kỳ, giai đoạn phát triển cụ thể. Hiện nay, nhu cầu xây dựng HTGT của các địa phương là rất lớn, do đó công tác lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư phải xét

đến việc huy động và đảm bảo đầy đủ các nguồn lực để triển khai thực hiện các dự

án thuận lợi, đảm bảo tính khả thi của dự án.

Đây là một tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng công tác QLNN về lập quy hoạch và kế hoạch ĐTXD HTGT từNSNN. Tiêu chí này được đảm bảo sẽ góp phần giúp cho kế hoạch đầu tư được diễn ra thuận lợi, khả thi và nâng cao hiệu quả xây dựng HTGT từ NSNN.

Hai là, tính hiệu quả của việc lập quy hoạch và kế hoạch xây dựng HTGT từ

NSNN

Tính hiệu quả của kế hoạch đầu tư được xem xét trên cơ sở các dự án xây dựng HTGT từ NSNN phải được thực hiện đúng mục đích, nội dung, vịtrí đầu tư. Kế hoạch

đầu tư phải được xây dựng theo nhu cầu thực tiễn và thứ tựưu tiên của các dựán đầu

tư theo từng vùng, địa phương, tránh đầu tư dàn trải dễ gây thất thoát, lãng phí. Hiệu quả của việc lập quy hoạch và kế hoạch đầu tư còn được thể hiện trên cơ

sở phải rà soát và nghiên cứu kỹcác phương án đầu tư cũng như giải pháp xây dựng các công trình HTGT. Dựbáo trước được các vấn đề phức tạp có thể xảy ra trong quá trình thực hiện, đảm bảo quá trình thực hiện đầu tư không phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần, ảnh hưởng đến hiệu quảđầu tư dự án.

1.2.3.2. Đánh giá chất lượng bộ máy quản lý xây dựng hạ tầng giao thông từ

ngân sách Nhà nước

Thứ nhất, thông qua việc ban hành và tổ chức thực thi các quy định của pháp

luật trong việc xây dựng HTGT từ NSNN

Đánh giá công tác xây dựng và tổ chức thực thi các quy định của pháp luật là khâu rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu lực, hiệu quả của công tác QLNN về xây dựng HTGT từNSNN. Để thực hiện được điều này yêu cầu chất lượng cán bộ trong

các cơ quan QLNN phải có trình độ chuyên môn phù hợp, năng lực và sự hiểu biết sâu rộng về các nội dung có liên quan đến hoạt động xây dựng HTGT từNSNN. Điều

đó sẽ giúp cho việc ban hành các quy định vềĐTXD của cấp tỉnh phù hợp với các

quy định của pháp luật hiện hành, các nội dung sát với thực tế của tỉnh, làm cho quá trình tổ chức thực thi thuận lợi, giảm thiểu sai sót, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động xây dựng HTGT từ NSNN.

Thứ hai, thông qua việc tổ chức thực hiện tốt các khâu của quá trình QLNN về

xây dựng HTGT từ NSNN

Chất lượng cán bộ và tổ chức bộ máy QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN

được thể hiện thông qua việc tổ chức thực hiện tốt các khâu trong quá trình QLNN về xây dựng HTGT. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng, quyết định đến thành bại của cả quá trình triển khai thực hiện các dự án QLNN về xây dựng HTGT từ

NSNN. Cán bộcó năng lực, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn vững vàng, hiểu biết sâu rộng... sẽđảm bảo hiệu quả, hiệu lực của hoạt động QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN.

Các khâu của quá trình QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN cụ thể:

+ Quản lý giai đoạn chuẩn bịđầu tư: Đây là giai đoạn xác định đến sự cần thiết phải đầu tư, sự phù hợp của dựán đối với điều kiện kinh tế, xã hội và quy hoạch của

địa phương. Quản lý không tốt giai đoạn này sẽ dẫn đến lãng phí đầu tư, có khi là

lãng phí cả một công trình, dựán do không phát huy được hiệu quảcũng như quy mô đầu tư.

+ Quản lý giai đoạn thực hiện xây dựng HTGT: Đây là giai đoạn quan trọng nhất liên quan đến chất lượng công tác đầu tư, quản lý giai đoạn này cần tập trung

vào các đối tượng thực hiện thi công công trình, chống gian lận, bớt xén vật tư, khối

lượng công trình.

+ Quản lý giai đoạn kết thúc dự án xây dựng HTGT từ NSNN: Cẩn tổ chức kiểm toán, quyết toán công trình theo hồsơ được chủ đầu tư lập. Đây là khâu then

chốt trong việc xác định giá trị công trình, dự án. Lưu trữ hồ sơ, báo cáo kết quảđầu

1.2.3.3. Đánh giá chất lượng kiểm tra, giám sát hoạt động xây dựng hạ tầng

giao thông từ ngân sách Nhà nước

Thứ nhất, mức độđầy đủ, phù hợp, chính sách của công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xây dựng HTGT từ NSNN

Để việc kiểm tra, giám sát hoạt động QLNN về xây dựng HTGT có hiệu quả, các nội dung kiểm tra, giám sát phải đầy đủ, phù hợp với quá trình triển khai thực hiện các dựán đầu tư, từ khâu lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư đến khâu thực hiện đầu

tư và nghiệm thu, thanh quyết toán công trình... Vai trò trách nhiệm của các cơ quan

QLNN trong các khâu kiểm tra, giám sát phải được thể hiện đẩy đủ, rõ ràng, công khai, minh bạch... sẽ giúp kịp thời phát hiện ra các sai sót, sai phạm trong quá trình thực hiện, từđó có các giải pháp để chấn chỉnh, khắc phục kịp thời, tránh thất thoát, lãng phí nguồn lực đầu tư.

Mức độ mức độ chính sách của công tác kiểm tra, giám sát giúp cho quá trình QLNN về xây dựng HTGT `từNSNN được thực hiện tốt, phát hiện kịp thời những

nguy cơ tiềm ẩn rủi ro, từđó xây dựng các phương án phòng ngừa và xử lý có hiệu quả. Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện tốt sẽ nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, kỷcương của các chủ thể tham gia vào quá trình xây dựng HTGT từ NSNN.

Thứ hai, mức độ hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm tra, giám sát hoạt động

xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN

Chế tài kiểm tra, giám sát được xây dựng cụ thể, rõ ràng, đủ mạnh sẽ nâng cao mức độ hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm tra, giám sát đối với các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực xây dựng HTGT từ NSNN.

Mức độ hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm tra, giám sát còn được đánh giá

thông qua việc thất thoát, lãng phí trong quá trình đầu tư. Một hệ thống kiểm tra, giám sát hiệu quả sẽ giúp cho quá trình xây dựng HTGT từ NSNN ít sai phạm, hạn chế thất

thoát, lãng phí và đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, tiêu chí đánh giá mức độ hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng HTGT từ NSNN

thường mới chỉ là định tính, rất khó đánh giá định lượng cụ thể vì hiện tượng thất thoát, lãng phí có thể do nhiều nguyên nhân như: quyết định đầu tư sai, kế hoạch

không phù hợp với thực tế, thiếu kiểm tra, giám sát nhất là khâu nghiệm thu chất

lượng công trình xây dựng và thanh quyết toán vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ Ngân sách Nhà nước của tỉnh Nghệ An (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)