Phân tích nhân tố khám phá với ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng các ứng dụng đặt đồ ăn của giới trẻ hà nội (Trang 30 - 31)

Kết quả chạy phân tích nhân tố khám phá EFA thông qua phần mềm SPSS như sau:

Bảng 4.3. Kết quả KMO và Bartlett’s Test với ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Adequacy. 0,659 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 251,303 df 3 Sig, 0,000 Nguồn: Tác giả Giá trị Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy (KMO)=0,659 > 0,5, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp. Kết quả kiểm định Bartlett's là 251,303 với mức ý nghĩa Sig, = 0,000< 0,05, như vậy các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể

Bảng 4.4. Kết quả Eigenvalues và tổng phương sai trích với ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn

Total Variance Explained

Factor

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 1 2,237 74,579 74,579 2,237 74,579 74,579 2 0,516 17,188 91,767

3 0,247 8,233 100,000

Nguồn: Tác giả Dựa vào bảng tổng phương sai trích ở trên, có thể thấy rằng khi trích ra được 1 nhân tố thì hệ số Eigenvalues mới đảm bảo >1 và được giữ lại ở trong mô hình và thể hiện được đặc tính của dữ liệu tốt nhất so với việc trích thêm các nhân tố còn lại. Giá trị tổng phương sai trích Total Variance Explained là 74,579% > 50% cho thấy rằng mô hình EFA là phù hợp, nhân tố được trích ra đại diện 74,5% sự biến thiên dữ liệu của tất cả các biến quan sát mà nhóm nghiên cứu đưa vào, còn 25,5% là do những ảnh hưởng bên ngoài mô hình nghiên cứu.

Bảng 4.5. Ma trận nhân tố với ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn Factor Matrixa Factor 1 YDSD2 0,920 YDSD3 0, 844 YDSD1 0,825 Nguồn: Tác giả Từ Bảng Ma trận nhân tố, có thể thấy cả 3 biến quan sát có hệ số tải Factor lớn hơn 0,3. Như vậy không có biến nào bị loại trong quá trình phân tích nhân tố khám phá EFA. Có thể thấy hệ số tải nhân tố của biến quan sát YDSD2 là lớn nhất, do đó YDSD2 đóng góp nhiều hơn vào việc hình thành nhân tố và sự đóng góp giảm dần theo thứ tự: YDSD3, YDSD1.

Như vậy các biến quan sát thuộc ý định mua đều chạy về cùng một hướng YDSD1, YDSD2, YDSD3 chính là 3 biến quan sát nhỏ của biến phụ thuộc ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn. Gộp 3 biến này lại, Nhóm có biến mới là Ý định sử dụng (YDSD_ALL) là biến tổng của các biến quan sát thuộc ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng các ứng dụng đặt đồ ăn của giới trẻ hà nội (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w