Kiểm định mối quan hệ giữa “thu nhập” và “ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn”

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng các ứng dụng đặt đồ ăn của giới trẻ hà nội (Trang 41 - 44)

Bác bỏ giả thuyết H6a: Khách hàng nữ giới có ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn cao hơn khách hàng nam giới.

4.5.2. Kiểm định mối quan hệ giữa “tuổi” và “ý định sử dụng ứng dụng đặtđồ ăn” đồ ăn”

Để kiểm định mối quan hệ giữa “tuổi” và “ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn”. Tác giả thực hiện phân tích phương sai một yếu tố (one-way ANOVA). Kết quả thu được như sau:

Bảng 4.17. Bảng ANOVA giữa hai biến “tuổi” và “ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn” ANOVA

YDSD_ALL

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups 0,857 1 0,857 2,017 0,157

Within Groups 85,354 201 0,425

Total 86,210 202

Nguồn: Tác giả

Có sig.= 0,000 > 5%, chứng tỏ không có sự khác biệt về ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn giữa hai nhóm tuổi.

Bác bỏ giả thuyết H6b: Tuổi và ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn có mối quan hệ tỉ lệ thuận với nhau.

4.5.3. Kiểm định mối quan hệ giữa “thu nhập” và “ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn” dụng đặt đồ ăn”

Để kiểm định mối quan hệ giữa “thu nhập” và “ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn”. Tác giả thực hiện phân tích phương sai một yếu tố (one-way ANOVA). Kết quả thu được như sau:

Bảng 4.18. Bảng ANOVA giữa hai biến “thu nhập” và “ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn” ANOVA

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups 1,054 3 0,351 0,821 0,484

Within Groups 85,157 199 0,428

Total 86,210 202

Nguồn: Tác giả

Có sig.= 0,000 > 5%, chứng tỏ không có sự khác biệt về ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn giữa các nhóm thu nhập.

Bác bỏ giả thuyết H6c: Người trẻ có thu nhập càng lớn thì ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn cao càng nhiều.

Phần 5: Kết luận và khuyến nghị cho doanh nghiệp giao đồ ăn 5.1. Tổng kết

Như vậy, sau khi tiến hành nghiên cứu, về cơ bản tác giả đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đề ra là đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định sử dụng các ứng dụng đặt đồ ăn.

Từ kết quả của báo cáo, tác xin đưa ra những kết luận và khuyến nghị về giải pháp cho doanh nghiệp.giao đồ ăn.

5.1.1. Mô hình nghiên cứu hoàn chỉnh

Hình 5.1: Mô hình nghiên cứu hoàn chỉnh

Nguồn: Tác giả 5.1.2. Kiểm định các giả thuyết

Bảng 5.1. Kiểm định giả thuyết

Giả thuyết Kết luận

Giả thuyết 1: Sự tin tưởng đối với ứng dụng ảnh hưởng đến ý định hành vi mua của tôi.

Bác bỏ Giả thuyết 2: Trải nghiệm người dùng của ứng dụng ảnh hưởng

đến ý định hành vi mua của tôi.

Chấp nhận Giả thuyết 3: Thói quen ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi

mua của tôi.

Chấp nhận Giả thuyết 4: Ảnh hưởng xã hội ảnh hưởng đến ý định hành vi

mua của tôi.

Bác bỏ Giả thuyết 5: Nhận thức hữu ích ứng dụng ảnh hưởng đến ý

định hành vi mua của tôi.

Chấp nhận Giả thuyết 6a: Khách hàng nữ giới có ý định sử dụng ứng dụng

đặt đồ ăn cao hơn khách hàng nam giới.

Bác bỏ Giả thuyết 6b: Tuổi và ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn có

mối quan hệ tỉ lệ thuận với nhau.

Bác bỏ Giả thuyết 6c : Người trẻ có thu nhập càng lớn thì ý định sử

dụng ứng dụng đặt đồ ăn cao càng nhiều.

Bác bỏ

Nguồn: Tác giả 5.1.3. Trả lời câu hỏi nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu

a. Hành vi sử dụng các ứng dụng đặt đồ ăn của giới trẻ Hà Nội như thế nào?

Trong số các đối tượng tham gia khảo sát, có đến 98% trả lời rằng có sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn, trong đó có 68% là nữ và 32% là nam. Đa số các đối tượng sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn 2-5 lần 1 tuần và khoảng thời gian được mọi người ưu tiên sử dụng ứng dụng là vào buổi trưa và buổi tối. Các ứng dụng đặt đồ ăn được lựa chọn sử dụng nhiều nhất là Baemin, ShopeeFood và Grab và ứng dụng được ưu thích nhất là Baemin.

b. Nhóm đối tượng người tiêu dùng trẻ khác nhau có ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn khác nhau như thế nào?

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có sự khác biệt về ứng dụng yêu thích giữa 2 nhóm tuổi. Mặc dù Baemin là ứng dụng được cả 2 nhóm tuổi ưu tiên nhất nhưng ở vị

trí thứ hai nhóm tuổi 18-24 tuổi lựa chọn ShopeeFood, nhóm 24-30 tuổi lựa chọn GrabFood. Nữ giới có xu hướng sử dụng ứng dụng vào buổi chiều nhiều hơn nam giới, và nhóm tuổi từ 24-30 sử dụng ứng dụng vào buổi chiều nhiều hơn so với nhóm từ 18-24 tuổi.

c. Ý định sử dụng các ứng dụng đặt đồ ăn bị ảnh hưởng bởi những nhân tố nào?

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 nhân tố tác động tích cực đến ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn của giới trẻ tại Hà Nội: trải nghiệm người dùng, thói quen và nhận thức hữu ích.

Nhân tố Trải nghiệm người dùng là các đặc tính của ứng dụng cung cấp các lợi ích cho người tiêu dùng: cách sắp xếp bố cục ứng dụng giúp người dùng dễ dàng sử dụng, hệ thống thanh toán dễ dàng, nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn và các yếu tố liên quan đến giá cả.

Nhân tố Thói quen là xu hướng được thực hiện một cách tự động thông qua các hành động được lặp đi lặp lai nhiều lần trong quá khứ. Và nhân tố này có ảnh hưởng tích cực đến ý định tái sử dụng ứng dụng trong tương lai.

Nhân tố Nhận thức hữu ích là sự nhận thức của người dùng là lợi ích mà ứng dụng đem lại về mặt thời gian và sự thuận tiện trong việc di chuyển.

Các nhân tố “Sự tin tưởng” và “Ảnh hưởng xã hội” bị loại ra khỏi mô hình nghiên cứu, tức là không có tác động đến ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn của giới trẻ tại Hà Nội. Điều này phản bác lại kết quả nghiên cứu của Suk Won Lee và cộng sự, H.T.P. Thảo và L.Q. Long, N.T.K.Trang và cộng sự khi cho răng 2 nhân tố này tác động là thuận chiều với ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn.

d. Các nhân tố đó ảnh hưởng đến ý định sử dụng các ứng dụng đặt đồ ăn như thế nào?

Kết quả nghiên cứu đã cho ra được phương trình hồi quy: Ý định sử dụng = 0,418 trải nghiệm người dùng + 0,154 thói quen + 0,216 nhận thức hữu ích. Như vậy trải nghiệm người dùng là nhân tố tác động mạnh nhất đến ý định sử dụng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng các ứng dụng đặt đồ ăn của giới trẻ hà nội (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w