Thẩm định yếu tố về kỹ thuật công nghệ của dự án

Một phần của tài liệu tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang-thuong-mai-co-phan-ngoai-thuong-viet-nam-chi-nhanh-hue-nghien-110 (Trang 30 - 31)

5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.2.5.3. Thẩm định yếu tố về kỹ thuật công nghệ của dự án

 Thẩm định kỹ thuật công nghệ là quá trình xem xét, đánh giá sự thích hợp của công nghệ đã nêu trong dự án so với nội dung và các mục tiêu của dự án đầu tư trên cơ sở chủ trương, chính sách của Nhà nước tại thời điểm thẩm định dự án, để đưa ra kiến nghị về cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án.

 Thẩm định kỹ thuật công nghệ bao gồm các khía cạnh sau:

- Kiểm tra các phép tính toán gồm: kiểm tra công cụ sử dụng trong tính toán, cần thiết phải rà soát cho phù hợp với hệ thống định mức, trong đó lưu ý đặc biệt đến các định mức kinh tế kỹ thuật đối với điều kiện cụ thể của dự án.

- Kiểm tra tính phù hợp của công nghệ, thiết bị đối với dự án. Đặc biệt trong điều kiện của Việt Nam( điều kiện khí hậu, thời tiết), các mối liên hệ, các khâu trong vận hành sản xuất, tính toán khả năng phát triển trong tương lai, tỷ lệ phụ tùng thay thế và điều kiện vận hành, bảo trì…

- Việc lựa chọn thiết bị và nguyên liệu theo hướng tỷ lệ các loại này được sản xuất trong nước càng nhiều càng tốt. Việc thẩm định phải có ý kiến của chuyên ngành kỹ thuật. Nếu có chuyển giao công nghệ thì phải đối chiếu với luật chuyển giao công nghệ và các văn bản pháp quy có liên quan.

 Nội dung chi tiết thẩm định kỹ thuật công nghệ bao gồm:

- Các sản phẩm do công nghệ tạo ra, thị trường sản phẩm: tiêu chuẩn chất lượng, mẫu mã sản phẩm…

- Lựa chọn công nghệ: xem xét các căn cứ và cơ sở để lựa chọn công nghệ, xem xét sự hoàn thiện của công nghệ, khuyến khích lựa chọn công nghệ hiện đại so với trình độ chung của quốc tế và của khu vực, trong một số trường hợp có thể dùng công

nghệ thích hợp của Việt Nam nhưng những công nghệ này phải ưu việt hơn những công nghệ hiện có trong cả nước, đánh giá công nghệ bằng cách căn cứ vào các đặc điểm về xuất xứ, mức độ tự động hóa, chuyên môn hóa, mức độ gây ô nhiễm môi trường…

- Thiết bị trong dây chuyền công nghệ: đánh giá tính phù hợp của thiết bị, đánh giá chất lượng của thiết bị, ngoài ra cần xem xét đánh giá đối với các thiết bị đã qua sử dụng nếu dự án có sử dụng, phương thức cung cấp thiết bị.

- Nguyên, nhiên vật liệu, linh kiện, phụ tùng cho sản xuất: xem xét chủng loại, khối lượng và giá trị các loại nguyên, nhiên vật liệu, khuyến khích sử dụng nguyên liệu tại địa phương và trong nước.

- Tổ chức, quản lý sản xuất, lao động và đào tạo: sự hợp lý về tổ chức sản xuất, tính hợp lý trong sử dụng lao động, xem xét việc đào tạo lao động theo các nội dung và yêu cầu của từng vị trí làm việc.

- An toàn và vệ sinh lao động, phòng chống cháy, nổ: trang bị các phương tiện,

dụng cụ bảo hộ, an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ.

- Hiệu quả của công nghệ: sự phù hợp của công nghệ với mục tiêu của dự án và yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, các lợi ích kinh tế- xã hội do dự án mang lại, xem xét một số chỉ tiêu hiệu quả như NPV, IRR, thời gian hoàn vốn đầu tư.

- Chuyển giao công nghệ: chuyển giao các đối tượng sở hữu công nghiệp, các bí quyết, kiến thức kỹ thuật về công nghệ, các giải pháp hợp lý hóa sản xuất, cải tiến và đổi mới công nghệ, các dịch vụ hỗ trợ chuyển giao.

- Đánh giá ảnh hưởng của công nghệ đối với môi trường.

Một phần của tài liệu tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang-thuong-mai-co-phan-ngoai-thuong-viet-nam-chi-nhanh-hue-nghien-110 (Trang 30 - 31)