Phân loại chủ đầu tư đã từng có quan hệ tín dụng với ngân hàng và chủ đầu tư

Một phần của tài liệu tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang-thuong-mai-co-phan-ngoai-thuong-viet-nam-chi-nhanh-hue-nghien-110 (Trang 89 - 90)

5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2.4. Phân loại chủ đầu tư đã từng có quan hệ tín dụng với ngân hàng và chủ đầu tư

chủ đầu tư chưa có quan hệ tín dụng với ngân hàng

Việc phân loại chủ đầu tư như thế sẽ giúp cán bộ thẩm định giảm bớt thời gian cũng như chi phí thẩm định. Với những khách hàng đã từng có quan hệ tín dụng với ngân hàng, có uy tín tốt (trong quá trình đầu tư có ý thức trả nợ vay đúng hạn; hoặc khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện dự án, chủ đầu tư luôn tìm cách giải quyết và báo cáo lại với ngân hàng) thì đây là những khách hàng tốt, ngân hàng nên bỏ vốn đầu tư, tạo điều kiện cho họ thực hiện dự án. Ngược lại, với những chủ đầu tư đã từng có quan hệ tín dụng với ngân hàng, nhưng uy tín không tốt, thì ngân hàng cần phải thẩm định kỹ lưỡng hơn để quyết định xem có nên tiếp tục cho vay vốn để đầu tư vào dự án khác hay không.

Với chủ đầu tư là người chưa có quan hệ tín dụng với ngân hàng thì cán bộ thẩm định sẽ mất thời gian nhiều hơn cho việc thẩm định khách hàng. Cán bộ thẩm định sẽ phải tìm hiểu kỹ hơn về lịch sử vay vốn của khách hàng tại các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác. Chẳng hạn như: Trước đây khách hàng đã từng vay vốn tại ngân hàng nào khác chưa? Uy tín của khách hàng đó như thế nào? Có trả nợ đầy đủ và đúng hạn hay không? Việc tính toán các hạng mục chi phí, cũng như hiệu quả của dự án do chủ đầu tư cung cấp cũng cần được xem xét một cách thận trọng hơn.

Tuy nhiên, dù là khách hàng nào đi chăng nữa, thì việc thẩm định những nội dung cơ bản trong quy trình thẩm định cũng cần phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đảm bảo tính khoa học, chặt chẽ.

Một phần của tài liệu tham-dinh-du-an-dau-tu-tai-ngan-hang-thuong-mai-co-phan-ngoai-thuong-viet-nam-chi-nhanh-hue-nghien-110 (Trang 89 - 90)