Bảng 4.10 Kiểm định sự khác biệt theo giới tính Kí hiệu Thành phần Nhận HI hữu ích Nhận thức sự RR rủi ro Chuẩn CQ quan Ý định mua
YD sắm trực tuyến 3,05 3,24 0,450 0,129 Nguồn: số liệu xử lý SPSS từ điều tra của tác giả 2013
Giá trị Sig trong kiểm định Levene của các thành phần HI (0,532), RR (0,145), CQ (0,763), YD (0,45) đều lớn hơn 0,05, cho biết phương sai của các nhóm Nam - Nữ là bằng nhau, ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định t ở phần Equal variances assumed.
Giá trị Sig trong kiểm định t của yếu tố Nhận thức sự rủi ro (RR) là 0,025 < 0,05. Bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là có sự khác biệt về Nhận thức rủi ro theo giới tính, cụ thể là Nữ có xu hướng Nhận thức rủi ro cao hơn Nam (do Mean (Nam) = 3,63 < Mean (Nữ) = 3,88). Các yếu tố còn lại đều có Sig trong kiểm định t > 0,05 nên chấp nhận các giả thuyết còn lại, nghĩa là chưa có cơ sở cho thấy có sự khác biệt giữa giới tính Nam – Nữ về Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức sự thuận tiện, Nhận thức tính dễ sử dụng, Chuẩn chủ quan và Ý định mua sắm trực tuyến.
Bảng 4.11 Thống kê kinh nghiệm mua sắm trực tuyến và giới tính
Nam Nữ
Nguồn: số liệu điều tra của tác giả 2013
Kết luận: Không có sự khác biệt về ý định mua sắm trực tuyến giữa nam và nữ. Tuy nhiên có sự khác biệt về nhận thức sự rủi ro, và nữ có xu hướng nhận thức rủi ro cao hơn nam. Nhưng khi thống kê về kinh nghiệm mua sắm trực tuyến thì tỉ lệ nữ mua sắm trực tuyến nhiều hơn nam (75,8% và 61,8%), điều này mâu thuẫn, vì theo phân tích hồi quy, nhân tố nhận thức sự rủi ro có tác động ngược chiều với ý định mua, vì vậy đáng lẽ ra tỉ lệ nam mua sắm trực tuyến phải nhiêu hơn nữ? Điều này giúp chúng ta thấy rằng, nhận thức sự rủi ro có ảnh hưởng đến ý định mua trực tuyến, nhưng khoảng cách từ ý định mua đến hành vi mua thực sự, còn phụ thuộc vào các yếu tố khác. Do giới hạn đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu ý định mua, nên không nói đến hành vi mua thực sự, điều này nên được nghiên cứu sâu hơn ở bài nghiên cứu khác.