Ứng dụng pheromone giới tính tổng hợp và kairomone trong quản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu pheromone giới tính và kairomone trong quản lý tổng hợp sâu tơ, Plutella xylostella Linnaeus (Lepidoptera: Plutellidae) hại rau cải (Trang 66)

lý sâu tơ

3.2.5.1. Khảo sát thời gian hoạt động của thành trùng sâu tơ

- Mục tiêu: xác định thời gian hoạt động của thành trùng sâu tơ trong điều kiện ngoài đồng.

- Thời gian: thí nghiệm được tiến hành từ ngày 30/12/2017 đến 02/01/2018.

- Địa điểm: thí nghiệm được thực hiện trên ruộng cải bắp de, có diện tích 900 m2 tại xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

- Cách tiến hành: trên ruộng khảo sát tiến hành đặt 3 bẫy pheromone giới tính tổng hợp (Z11-16:Ald, Z11-16:OAc; Z11-16:OH; tỷ lệ 5:5:1; hàm lượng 0,01 mg/tuýp) vào lúc 17:00 giờ mỗi ngày. Mỗi bẫy tương ứng với một lần lặp lại.

- Ghi nhận chỉ tiêu: ghi nhận số lượng thành trùng đực vào bẫy ở các thời điểm 18:00 giờ, 19:00 giờ và 20:00 giờ, trong suốt thời gian thí nghiệm.

3.2.5.2. Khảo sát sự biến động mật số quần thể sâu tơ trong năm

- Mục tiêu: xác định diễn biến mật số quần thể thành trùng sâu tơ theo các tháng trong năm tại tỉnh Sóc Trăng nhằm cung cấp thông tin cơ sở cho các chương trình quản lý sâu tơ hiệu quả.

- Địa điểm: thí nghiệm được tiến hành tại 3 điểm ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng (Bảng 3.7).

- Cách tiến hành: trên mỗi địa điểm được chọn đặt 4 bẫy pheromone giới tính (Z11-16:Ald, Z11-16:OAc; Z11-16:OH; tỷ lệ 5:5:1; hàm lượng 0,01 mg/tuýp). Mồi được thay thế mới 1 tháng/lần.

- Ghi nhận chỉ tiêu: ghi nhận số lượng thành trùng sâu tơ đực vào bẫy và cây ký chủ 2 tuần/lần trong suốt thời gian một năm.

Ngoài ra, dữ liệu về lượng mưa và nhiệt độ trung bình của các tháng trong năm, tính chung trên cả khu vực tỉnh Sóc Trăng, được cung cấp bởi Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Sóc Trăng.

Bảng 3.7. Địa điểm được dùng trong khảo sát diễn biến mật số quần thể của sâu tơ tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng

Diện tích (m2) Địa điểm Thời gian khảo sát

1.500

1.000

1.200

ấp Sô La 1, xã Tham Đôn, huyện 23/6/2017 đến

Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng 11/5/2018

ấp Sô La 2, xã Tham Đôn, huyện 23/6/2017 đến

Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng 11/5/2018

ấp Trà Mẹt, xã Tham Đôn, huyện 23/6/2017 đến

Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng 11/5/2018

3.2.5.3. Khảo sát sự biến động mật số quần thể và tỷ lệ rau cải bị hại do sâu tơ trong một vụ cải

- Mục tiêu: xác định sự biến động mật số quần thể sâu tơ ngoài đồng nhằm cung cấp thông tin cơ sở cho các chương trình quản lý sâu tơ hiệu quả.

- Địa điểm: sự khảo sát được tiến hành ở hai nơi gồm các ruộng cải bắp và cải bông tại xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng và ruộng cải bắp de và cải ngọt tại xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.

- Cách tiến hành: trên mỗi ruộng cải được chọn (Bảng 3.8) tiến hành đặt 4 bẫy pheromone (0,1 mg/tuýp/bẫy) của hỗn hợp các hợp chất Z11-16:OH,

Z11-16:Ald và Z11-16:OAc vơi tỷ lệ 5:5:1, tương ứng. Mỗi bẫy được đặt cố định trong suốt thời gian khảo sát (Hình 3.11).

Bảng 3.8. Một số đặc điểm của ruộng cải đặt bẫy

số quần thể và sự gây hại của sâu tơ trong một vụcảipheromone khảo sát diễn biến mật

Loại cây Diện tích (m2

) Địa điểm Thời gian khảo sát

Cải bắp 1.000 xã Tham Đôn, huyện Mỹ 01/4/2018 đến

Xuyên, tỉnh Sóc Trăng 02/6/2018

Cải bông 2.200 xã Tham Đôn, huyện Mỹ 07/4/2018 đến

Xuyên, tỉnh Sóc Trăng 02/6/2018

Cải bắp de 1.200 xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, 18/9/2018 đến

tỉnh Vĩnh Long 23/10/2018

Cải ngọt 1.200 xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, 16/9/2018 đến

tỉnh Vĩnh Long 14/10/2018

- Chỉ tiêu ghi nhận:

Đối với diễn biến mật số: ghi nhận số lượng thành trùng sâu tơ đực vào bẫy 1 tuần/lần cho đến tuần trước khi thu hoạch.

Lấy mẫu theo QCVN 01 - 169 : 2014/BNNPTNT. Đối với chỉ tiêu về sự gây hại, trên ruộng cải khảo sát thí nghiệm chọn 5 điểm theo đường chéo góc (4 điểm ngoại vi và 1 điểm trung tâm), tại mỗi điểm ghi nhận tỷ lệ lá bị hại và tỷ lệ diện tích lá bị hại trên 3 cây cải ở cùng thời điểm ghi nhận số lượng thành trùng đực vào bẫy (Hình 3.13). Để tránh ảnh hưởng xáo trộn do hoạt động ghi nhận chỉ tiêu, các điểm ghi nhận được dời sang cây cải bên cạnh trong lần lấy chỉ tiêu tiếp theo.

Hình 3.12. Bẫy pheromone giới tính trên ruộng cải bắp de trong thí nghiệm khảo sát diễn biến mật số quần thể sâu tơ và tỷ lệ gây hại bởi

Hình 3.13. Sơ đồ cách ghi nhận chỉ tiêu tỷ lệ hại trên ruộng thí nghiệm

3.2.5.4. Đánh giá hiệu quả của biện pháp đặt bẫy hấp dẫn đối với sâu tơ

- Mục tiêu: xác định hiệu quả kết hợp của pheromone giới tính và hợp chất AITC trong phòng trị sâu tơ.

Nghiên cứu được thực hiện tại hai địa điểm gồm Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc trăng.

a. Thí nghiệm 1: đánh giá hiệu quả của pheromone giới tính tổng hợp kết hợp với allyl isothiocyanate trong việc làm giảm tỷ lệ gây hại sâu tơ tại Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

- Thời gian: thí nghiệm được tiến hành từ ngày 25/02/2017 đến 22/4/2017.

- Địa điểm: thí nghiệm được thực hiện trên các ruộng cải bắp của HTX Anh Đào, Phường 6, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

- Cách tiến hành: thí nghiệm được thực hiện theo hình thức đánh giá trên diện rộng với 4 nghiệm thức (trial plots) trên 4 ruộng cải bắp (Hình 3.14) ở thời điểm 14 ngày sau khi trồng (Bảng 3.9).

- Ghi nhận chỉ tiêu: các chỉ tiêu được ghi nhận 1 tuần/lần, trong suốt thời gian thí nghiệm như sau:

Lấy mẫu theo QCVN 01 - 169 : 2014/BNNPTNT: Số lượng thành trùng vào bẫy (TT/bẫy/tuần); Mật số sâu (con/cây); Tỷ lệ lá bị hại (%); Diện tích lá bị hại (%); Chỉ số hại (%) (QCVN 01 - 169 : 2014/BNNPTNT (có hiệu chỉnh); Iman et al., 1990).

+ Mật số sâu (MSS) được tính theo công thức:

MSS (con/cây) =

Tổng số sâu điều tra

---

Tổng số cây điều tra

TLLBH (%) =

Tổng số lá bị hại

--- Tổng số lá quan sát

x 100

+ Chỉ số lá bị hại (CSLBH) được tính theo công thức:

CSLBH (%) =

[(N1x1) + (N3x3) + … (Nnxn)] --- Nxn

x 100

Trong đó: N1 là lá bị hại ở cấp 1; N3 là lá bị hại ở cấp 3; …Nn là lá bị hại ở cấp n; N là tổng số lá điều tra.

- Cách ghi nhận chỉ tiêu: trên mỗi ruộng thí nghiệm chọn 5 điểm theo hai đường chéo gốc (4 điểm ngoại vi và 1 điểm trung tâm), 3 cây/điểm ghi, tương tự Hình 3.12.

Bảng 3.9. Các nghiệm thức bố trí trong thí nghiệm đánh giá hiệu quả phòng trị của pheromone giới tính kết hợp với AITC đối với sâu tơ hại cải bắp tại Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Nghiệm thức Hình thức xử lí

Bẫy (pheromone+AITC) Phun thuốc

1 6 bẫy/500 m2 Không phun thuốc

2 30 bẫy/2.500 m2 Phun 2 lần thuốc

3 700 m2

, không đặt bẫy Phun 6 lần thuốc

4 300 m2

, không đặt bẫy Không phun thuốc

Ghi chú: Bẫy hấp dẫn (0,01 mg của hỗn hợp Z11-16:Ald, Z11-16:OAcZ11-16:OH + 0,7 mg AITC)

Hình 3.14. Các ruộng cải bắp đặt bẫy hấp dẫn để phòng trị sâu tơ ở HTX Anh Đào, Phường 6, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

b. Thí nghiệm 2: tương tự như Thí nghiệm 1, nhưng được thực hiện tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng

- Thời gian: thí nghiệm được tiến hành từ ngày 6/01/2018 đến 27/02/2018.

- Địa điểm: thí nghiệm được thực hiện trên các ruộng cải bắp của xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

- Cách tiến hành thí nghiệm: tương tự như Thí nghiệm 1, các ruộng thí nghiệm được trình bày trong Bảng 3.10.

- Ghi nhận chỉ tiêu: các chỉ tiêu được ghi nhận 1 tuần/lần, trong suốt thời gian thí nghiệm như sau:

- Cách ghi nhận chỉ tiêu giống Thí nghiệm 1. - Xử lý chỉ tiêu tương tự như trong Thí nghiệm 1.

Bảng 3.10. Các nghiệm thức trong thí nghiệm đánh giá hiệu quả phòng trị của pheromone giới tính kết hợp với AITC đối với sâu tơ hại rau cải tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng

Nghiệm thức Hình thức xử lí

Bẫy (pheromone + AITC) Phun thuốc (lần/vụ)

1 9 bẫy/700 m2 Không phun thuốc

2 9 bẫy/700 m2 Phun 2 lần thuốc

3 760 m2

, không đặt bẫy Phun 8 lần thuốc

4 140 m2

, không đặt bẫy Không phun thuốc

Ghi chú: Bẫy Pheromone (5:5:1): 0,01 mg/tuýp + AITC 0,7 mg/tuýp 3.3. Xử lý số liệu

Số liệu thu thập trong thí nghiệm được nhập vào phần mềm Microsoft Office Excel 2010 xử lý thống kê, kiểm định DUNCAN bằng chương trình SPSS 16.0.

- Trung bình số lượng thành trùng vào bẫy, mật số sâu trong các thí nghiệm đều được quy đổi sang log (x+1) trước khi xử lý thống kê (Vang et al.,

2006; Miluch et al., 2014).

- Trung bình tỷ lệ lá bị hại, diện tích lá bị hại và chỉ số hại trong các thí nghiệm đều được quy đổi sang Asin√x trước khi xử lý thống kê (Vang et al.,

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tổng hợp pheromone giới tính của sâu tơ4.1.1. Khái quát 4.1.1. Khái quát

Sự tổng hợp các thành phần (Z)-11-hexadecen-1-ol (Z11-16:OH), (Z)- 11-hexadecenal (Z11-16:Ald) và (Z)-11-hexadecenyl acetate (Z11-16:OAc) được bắt đầu bằng phản ứng ether hóa để chuyển nhóm OH của hợp chất 11- Bromo-1-undecanol sang methoxymethyl (MOM) ether (2) (hiệu suất phản ứng = 86,6%). Hợp chất (2) sau đó được đun với Triphenylphosphine ở 1000C trong 24 giờ để thu muối phosphorane (3), rồi kết hợp với Pentanal thông qua phản ứng Wittig dưới tác động bazơ của Sodium bis(trimethylsilyl)amide trong THF để tạo thành MOM ether của hợp (Z)-11-hexadecen-1-ol MOM ether (4) (hiệu suất phản ứng = 69,7%). Sau khi loại bỏ sự bảo vệ nhóm chức OH của MOM ether bằng cách khuấy (4) trong dung dịch 0,5N HCl trong methanol, hợp chất Z11-16:OH thu được với hiệu suất phản ứng 70,8% (hiệu suất phản ứng tổng 42,9% tính từ chất phản ứng ban đầu). Hợp chất Z11- 16:OH thu được oxy hóa bằng phản ứng oxy hóa bằng PCC hoặc acetyl hóa bằng acetic anhydride tạo thành các hợp chất Z11-16:Ald (hiệu suất phản ứng 90,4%) và Z11-16:OAc (hiệu suất phản ứng 71,4%).

a b Br OH Br OMOM BrPh3 OMOM c OMOM O d OH e H Z11-16:OH f Z11-16:Ald O Z11-16:OAc O

Hình 4.1. Sơ đồ quy trình tổng hợp các hợp chất Z11-16:OH, Z11-16:Ald và Z11-16:OAc 16:OAc

a = DMM/LiBr/p-TsOH; b = PPh3/1000C; c = 1) NaN(SiMe3)2/THF,

2) pentanal/THF; d = 0.5N HCl/MeOH; e = PCC/CH2Cl2; f = acetic anhydride /pyridine

4.1.2. Quy trình tổng hợp4.1.2.1. (Z)-11-Hexadecen-1-ol 4.1.2.1. (Z)-11-Hexadecen-1-ol

Hỗn hợp của 11-Bromo-1-undecanol (3 g, 11,9 mmol), LiBr (1,38 g) và P-TsOH (190mg) được khuấy trong 60 ml Dimethoxymethyl (DMM) ở nhiệt độ phòng trong 24 giờ. Sau khi kiểm tra điểm kết thúc phản ứng bằng TLC (Rf = 0,08; 6 Bz: 4 EtOAc) hỗn hợp được chuyển vào phễu ly trích và lắc với 100 ml nước và n-hexane, tách lấy phần dung môi hữu cơ. Phần dung dịch nước còn lại được trích với n-hexane (100 ml x 3 lần). Lượng n-hexane ly trích được kết hợp với phần dung môi hữu cơ, lọc qua Na2SO4, cô đặc và làm tinh khiết bằng cột sắc ký mở, sử dụng silica gel làm pha tĩnh thu được hợp chất 1- Bromo-11-methoxymethoxy-undecane (2) (3,03 g; 10,2 mmol), đạt hiệu suất phản ứng 86,6%. Relative Abundance RT: 0.00 - 57.26SM: 15B 100 90 80 70 60 50 40 29.32 30 20 10 2.91 0 4.01 4.257.01 14.32 20.57 22.87 24.76 31.27 32.05 33.55 NL: 1.58E9 TIC MS SPB1 38.02 39.80 42.15 45.29 49.51 55.93 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 Time (min)

Hình 4.2. Biểu đồ sắc ký tổng ion (trên) và phổ khối lượng của hợp chất 1-Bromo-11-methoxymethoxy-undecane (dưới) 11-methoxymethoxy-undecane (dưới)

- Dữ liệu NMR: phổ 1H NMR (ppm): 1.28 (14H, broand), 1,54-1,64 (2H, tt, J = 6,88, 6,67 Hz), 1,80-1,90 (2H, tt, J = 7,13, 7,18 Hz), 3,34 (3H, s), 3,37-3.41 (2H, t, J=6.88 Hz), 3.48-3.53 (2H, t, J=6.63 Hz) và 4.61 (2H, s), phổ 13 C NMR (ppm): 26,18, 28,14, 28,72, 29,38, 29,39, 29,43, 29,51, 29,71, 32,81, 34,01, 55,06, 67,84, 76,61, 77,03, 77,45 và 96,35.

b) Hợp chất (Z)-11-hexadecen-1-ol MOM ether (4)

Hỗn hợp của 1-Bromo-11-methoxymethoxy-undecane (2) (3,03 g; 10,3 mmol) và triphenylphosphine (3,42 g; 13 mmol) được khuấy trong một bình cầu ở nhiệt độ 1000C cho đến khi tạo thành dạng sệt (3) như keo (khoảng 24 giờ). Sau khi để nguội về nhiệt độ phòng, bình cầu được thêm vào 50 ml THF và 12 ml sodium bis(trimethylsilyl)amide trong THF (nhỏ từng giọt). Đợi cho hỗn hợp trong bình hòa tan hoàn toàn (có màu đỏ cam), Pentanal (1,0 g; 11,6 mmol) được cho từng giọt vào bình, khuấy thêm khoảng 1 giờ, thêm vào 100 ml nước lạnh, rồi chuyển vào phễu phân tách để tách lấy phần hữu cơ. Phần nước còn lại trong phễu được ly trích tiếp với 100 ml n-hexane (3 lần). Phần hữu cơ được cô đặc và tinh lọc bằng cột sắc ký mở với silica gel làm pha tĩnh thu được 2,04 g (7,2 mmol) MOM ether của hợp chất (Z)-11-hexadecen-1-ol MOM ether (4), đạt 69,7% hiệu suất phản ứng từ (3).

- Dữ liệu GC-MS: Rt: 32,09 phút; MS (m/z): 45 (base), 55, 61, 69, 81, 95, 109, 223, 252 và 284.

RT: 0.00 - 57.27 SM: 15B 32.13 NL: 100 30.41 1.93E9 TIC MS 90 26.46 SP2 80 70 33.99 60 39.93 50 54.97 40 24.67 28.38 3 9. 1 0 35.63 30 40.28 20 2 4 . 3 8 4 8 . 7 3 21 .62 10 2.70 4.86 20.56 40.56 53.04 0 8.30 13.3014.15 43.81 49.04 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 Time (min)

Hình 4.3. Biểu đồ sắc ký tổng ion (trên) và phổ khối lượng của hợp chất (Z)-11-hexadecen-1-ol MOM ether (dưới) hexadecen-1-ol MOM ether (dưới)

c) Hợp chất (Z)-11-hexadecen-1-ol

Khuấy hợp chất (Z)-11-hexadecen-1-ol MOM ether (4) (2,04 g; 7,2 mmol) trong dung dịch 0,5N HCl trong methanol (50 ml) ở điều kiện nhiệt độ phòng trong 24 giờ. Sau đó, 100ml nước lạnh được thêm vào và hỗn hợp được chuyển sang phễu phân tách để tách lấy phần hữu cơ. Phần hữu cơ được rửa bằng 60 ml dung dịch nước NaHCO3 bão hòa. Phần nước được ly trích tiếp tục bằng 60 ml n-hexane (3 lần). Phần hữu cơ và n-hexane được trộn lại với nhau, lọc qua Na2SO4 thu được hợp chất MOM ether của hợp chất (Z)-11- hexadecen-1-ol đạt hiệu suất phản ứng là 70,8% (1,22 g; 5,1 mmol). Hợp chất (Z)-11-hexadecen-1-ol được tinh lọc bằng cột sắc ký mở sử dụng Silica gel

- Dữ liệu GC-MS: Rt: 30,65 phút; MS (m/z): 55 (base), 69, 81, 96, 109, 124, 138, 166, 222 & 240. - Dữ liệu NMR: phổ 1H NMR (ppm): 0,86-0,91 (3H, t, J=7.05 HZ), 1,30-1,37 (22H, broad), 1,54-1,63 (2H, tt, J=6,71 Hz, 6,92 Hz), 2,0 (1H, s), 3,60-3,65 (2H, t, J=6,62 Hz) và 5,29-5,39 (2H, m). Phổ 13C NMR (ppm): 14,0, 22,34, 25,73, 26,91, 27,18, 29,29, 29,43, 29,52, 29,55, 29,60, 29,76, 31,95, 32,78, 63,05, 129,86 và 129,88.

Hình 4.4. Biểu đồ sắc ký tổng ion (trên) và phổ khối lượng của hợp chất (Z)-11-hexadecen-1-ol (dưới) hexadecen-1-ol (dưới)

4.1.2.2. (Z)-11-hexadecenal

Hợp chất (Z)-11-hexadecen-1-ol (500 mg; 2,1 mmol), PCC (679 mg; 3,15 mmol) và 50 ml CH2Cl2 được khuấy ở nhiệt độ phòng trong 3 giờ. Sau đó, bình phản ứng được kết nối với hệ thống cô-quay để bay hơi toàn bộ dung môi CH2Cl2. Hỗn hợp còn lại được thêm vào 50 ml n-hexane và 50 ml nước rồi chuyển vào phễu phân tách lắc và tách lấy hữu cơ. Phần nước còn trong

phễu được ly trích tiếp tục với n-hexane (50 ml x 3 lần). Kết hợp dung môi ly trích với phần hữu cơ, rửa với dung dịch nước bão hòa NaHCO3, cô đặc và làm tinh lọc bằng cột sắc ký mở, sử dụng silica gel làm pha tĩnh, thu được hợp chất (Z)-11-hexadecenal (453 mg; 1,9 mmol), đạt hiệu suất phản ứng là 90,5%.

100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 0 31.84 NL: 1.16E9 TIC MS 31.52 Sample2K NN30-05- 33.54 2017 28.91 34.30 27.98 35.13 4.10 27.49 36.61 4.26 8.04 9.31 20.33 22.95 24.75 39.79 42.13 45.26 49.49 55.16 6.05 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 Time (min)

Hình 4.5. Biểu đồ sắc ký tổng ion (trên) và phổ khối lượng của hợp chất (Z)-11- hexadecenal (dưới) - Dữ liệu GC-MS: Rt 31,83 phút, MS (m/z): 55 (base), 69, 83, 97, 98,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu pheromone giới tính và kairomone trong quản lý tổng hợp sâu tơ, Plutella xylostella Linnaeus (Lepidoptera: Plutellidae) hại rau cải (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w