Hệ thống GC-MS dùng để đo phổi khối lượng của mẫu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu pheromone giới tính và kairomone trong quản lý tổng hợp sâu tơ, Plutella xylostella Linnaeus (Lepidoptera: Plutellidae) hại rau cải (Trang 60)

3.2.2. Đánh giá hiệu quả hấp dẫn của pheromone tổng hợp đối với sâu tơ 3.2.2.1. Ảnh hưởng của thành phần pheromone giới tính tổng hợp đối với sâu tơ

- Mục tiêu: xác định ảnh hưởng của thành phần điều chế lên hiệu quả hấp dẫn của mồi pheromone giới tính đối với sâu tơ.

-Sự đánh giá được tiến hành ở hai địa điểm gồm:

+ Địa điểm 1 được thực hiện tại ruộng cải bắp, thời điểm 60 ngày sau khi trồng, có diện tích 4.000 m2 tại xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long tiến hành từ ngày 17/7/2016 đến 14/8/2016.

+ Địa điểm 2 được thực hiện tại ruộng cải bắp ở thời điểm 50 ngày sau khi trồng, có diện tích 2.500 m2 tại xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng tiến hành từ ngày 9/9/2016 đến 11/10/2016.

- Cách tiến hành: thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố với 9 nghiệm thức và 3 lần lặp lại (Bảng 3.1). Mỗi lần lặp lại của một nghiệm thức tương ứng với một bẫy. Trong đó, có 7 nghiệm thức chứa ba hợp chất Z11-16:Ald, Z11-16:OAc và Z11-16:OH riêng lẻ hoặc kết hợp. Nghiệm thức với mồi là 01 thành trùng cái chưa bắt cặp làm đối chứng dương và một nghiệm thức với mồi là tuýp cao su chỉ nhồi 5µl n- hexane làm đối chứng âm.

- Chỉ tiêu ghi nhận: ghi nhận số lượng thành trùng sâu tơ đực vào bẫy 1 tuần/lần, chỉ tiêu theo dõi trong 4 tuần.

Bảng 3.1. Các nghiệm thức bố trí trong thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của thành phần pheromone giới tính đối với sâu tơ

Thành phần mồi

Nghiệm thức (mg/tuýp)

Z11-16:Ald Z11-16:OAc Z11-16:OH

A-1 0,5 0 0 A-2 0 0,5 0 A-3 0 0 0,5 A-4 0,25 0,25 0 A-5 0,5 0 0,05 A-6 0 0,5 0,05 A-7 0,25 0,25 0,05

A-8 01 TT cái chưa bắt cặp*

A-9 5 µl n-hexane

Ghi chú:*Thành trùng cái chưa bắt cặp được thay 3 - 4 ngày/lần

3.2.2.2. Ảnh hưởng của hàm lượng thành phần Z11-16:OH lên hiệu quả hấp dẫn của mồi pheromone giới tính tổng hợp đối với sâu tơ

Kế thừa kết quả từ Mục 3.2.4.1 chọn mồi gồm hai thành phần Z11- 16:Ald và Z11-16:OAc (tỷ lệ 1:1) để tiến hành khảo sát ảnh hưởng của thành phần Z11-16:OH lên hiệu quả hấp dẫn của mồi pheromone giới tính.

- Mục tiêu: xác định tỷ lệ phối trộn của hợp chất Z11-16:OH lên hiệu quả hấp dẫn của mồi pheromone giới tính đối với sâu tơ.

- Thời gian: thí nghiệm được tiến hành từ ngày 30/02/2017 đến 27/03/2017.

- Địa điểm: thí nghiệm được thực hiện trên ruộng cải bắp có diện tích 1.500 m2 tại xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

- Cách tiến hành: thí nghiệm bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố với 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại (Bảng 3.2). Mỗi lần lặp lại của một nghiệm thức tương ứng với một bẫy. Trong đó, 3 nghiệm thức được phối với nồng độ thay đổi của Z11-16:OH. Nghiệm thức với mồi là 01 thành trùng cái chưa bắt cặp làm đối chứng dương và một nghiệm thức với mồi là tuýp cao su chỉ nhồi 5 µl n-hexane làm đối chứng âm.

- Chỉ tiêu ghi nhận: ghi nhận số lượng thành trùng sâu tơ đực vào bẫy 1 tuần/lần, chỉ tiêu theo dõi trong 4 tuần.

Bảng 3.2. Các nghiệm thức bố trí trong thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của Z11- 16:OH lên hiệu quả hấp dẫn mồi pheromone giới tính tổng hợp đối với sâu tơ

Thành phần mồi

Nghiệm thức (mg/tuýp)

Z11-16:Ald Z11-16:OAc Z11-16:OH

B-1 0,25 0,25 0,005

B-2 0,25 0,25 0,05

B-3 0,25 0,25 0,5

B-4 01 TT cái chưa bắt cặp*

B-5 5 µln-hexane

Ghi chú:*Thành trùng cái chưa bắt cặp được thay 3 - 4 ngày/lần

3.2.2.3. Ảnh hưởng của hàm lượng mồi lên hiệu quả hấp dẫn của mồi pheromone giới tính tổng hợp Z11-16:Ald, Z11-16:OAc và Z11-16:OH đối với sâu tơ

Kế thừa kết quả Mục 3.2.4.2 tiến hành tiếp thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng mồi lên hiệu quả hấp dẫn của mồi pheromone giới tính.

- Mục tiêu: xác định hàm lượng mồi pheromone giới tính cho hiệu quả hấp dẫn cao đối với thành trùng sâu tơ.

- Thời gian: thí nghiệm được tiến hành từ ngày 03/4/2017 đến 31/4/2017.

- Địa điểm: thí nghiệm được thực hiện trên ruộng cải bắp có diện tích 3.200 m2 tại xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

- Cách tiến hành: thí nghiệm bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố với 9 nghiệm thức và 3 lần lặp lại (Bảng 3.3). Mỗi lần lặp lại tương ứng với một bẫy. Trong đó, 7 nghiệm thức là dãy hàm lượng từ 0,01 – 1,0 mg/tuýp cao su của hỗn hợp ba hợp chất Z11-16:Ald, Z11-16:OAc và

Z11-16:OH ở tỷ lệ phối trộn 5:5:1, tương ứng. Nghiệm thức với mồi là 01 thành trùng cái chưa bắt cặp làm đối chứng dương và một nghiệm thức với mồi là tuýp cao su chỉ nhồi 5µl n-hexane làm đối chứng âm.

- Chỉ tiêu ghi nhận: ghi nhận số lượng thành trùng sâu tơ đực vào bẫy 1 tuần/lần, chỉ tiêu theo dõi trong 4 tuần.

Bảng 3.3. Các nghiệm thức bố trí trong thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng hàm lượng của mồi pheromone lên hiệu quả hấp dẫn đối với sâu tơ

Nghiệm thức Thành phần mồi pheromone Nồng độ

(tỷ lệ 5:5:1) (mg/tuýp) C-1 Z11-16:Ald, OAc, OH 0,01 C-2 Z11-16:Ald, OAc, OH 0,05 C-3 Z11-16:Ald, OAc, OH 0,1 C-4 Z11-16:Ald, OAc, OH 0,3 C-5 Z11-16:Ald, OAc, OH 0,5 C-6 Z11-16:Ald, OAc, OH 0,7 C-7 Z11-16:Ald, OAc, OH 1,0 C-8 01 TT cái chưa bắt cặp* - C-9 5 µl n-hexane -

Ghi chú:*Thành trùng cái chưa bắt cặp thay 3 - 4 ngày/lần

3.2.3. Đánh giá hiệu quả hấp dẫn của kairomone đối với sâu tơ

3.2.3.1. Đánh giá hiệu quả của hợp chất Allyl isothiocyanate (AITC) đối với sâu tơ

- Mục tiêu: xác định khả năng hấp dẫn của hợp chất AITC đối với thành trùng sâu tơ.

- Thời gian: thí nghiệm được tiến hành từ ngày 10/9/2016 đến 8/10/2016.

- Địa điểm: thí nghiệm được thực hiện trên ruộng cải bắp, có diện tích 2.400m2 tại xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

- Cách tiến hành: thí nghiệm bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố với 7 nghiệm thức và 3 lần lặp lại (Bảng 3.4). Mỗi lần lặp lại của một nghiệm thức tương ứng với một bẫy. Trong đó, 5 nghiệm thức là các hàm lượng 0,1; 0,3; 0,5; 0,7 và 1 mg/tuýp của hợp chất AITC. Nghiệm thức với mồi là 1,0 ml dịch lá cải nghiền làm đối chứng dương và một nghiệm thức với mồi là tuýp cao su chỉ nhồi 5µl n-hexane làm đối chứng âm.

- Chỉ tiêu ghi nhận: ghi nhận số lượng thành trùng sâu tơ đực và cái vào bẫy 1 tuần/lần, chỉ tiêu theo dõi trong 4 tuần.

Bảng 3.4. Các nghiệm thức bố trí trong thí nghiệm đánh giá hiệu quả hấp dẫn của hợp chất AITC đối với thành trùng sâu tơ

Nghiệm thức Thành phần mồi Nồng độ (mg/tuýp) D-1 AITC 0,1 D-2 AITC 0,3 D-3 AITC 0,5 D-4 AITC 0,7 D-5 AITC 1 D-6 Dịch lá cải nghiền* 1 ml D-7 n-hexane 5 µl

Ghi chú:*Dịch lá cải nghiền được thay 3 - 4 ngày/lần

3.2.3.2. Đánh giá hiệu quả của hợp chất cis -3-hexenyl acetate (Z3-6:OAc) đối với sâu tơ

- Mục tiêu: xác định khả năng hấp dẫn của hợp chất Z3-6:OAc đối với thành trùng sâu tơ.

- Thời gian: thí nghiệm được tiến hành từ ngày 23/8/2016 đến 21/9/2016.

- Địa điểm: thí nghiệm được thực hiện trên ruộng cải bắp, có diện tích 2.500 m2 tại xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

- Cách tiến hành: thí nghiệm bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố với 7 nghiệm thức và 3 lần lặp lại (Bảng 3.5). Mỗi lần lặp lại của một nghiệm thức tương ứng với một bẫy. Trong đó, 5 nghiệm thức là các hàm lượng 0,01; 0,05; 0,1; 0,5 và 1,0 mg/tuýp của hợp chất Z3-6:OAc. Nghiệm thức với mồi là 1,0 ml dịch lá cải nghiền làm đối chứng dương và một nghiệm thức với mồi là tuýp cao su chỉ nhồi 5µl n-hexane làm đối chứng âm.

- Chỉ tiêu ghi nhận: ghi nhận số lượng thành trùng sâu tơ đực và cái vào bẫy 1 tuần/lần, chỉ tiêu theo dõi trong 4 tuần.

Bảng 3.5. Các nghiệm thức bố trí trong thí nghiệm đánh giá hiệu quả hấp dẫn của hợp chất Z3-6:OAc đối với thành trùng sâu tơ

Nghiệm thức Thành phần mồi Nồng độ (mg/tuýp) E-1 Z3-6:OAc 0,01 E-2 Z3-6:OAc 0,05 E-3 Z3-6:OAc 0,1 E-4 Z3-6:OAc 0,5 E-5 Z3-6:OAc 1

E-6 Dịch lá cải nghiền* 1 ml

E-7 n-hexane 5 µl

Ghi chú: *Dịch lá cải nghiền được thay 3 - 4 ngày/lần

3.2.4. Đánh giá hiệu quả hấp dẫn phối hợp của pheromone giới tính và kairomone đối với sâu tơ

Kế thừa kết quả Mục 3.2.4.3, 3.2.5.1 và 3.2.5.2 tiến hành thí nghiệm đánh giá hiệu quả hấp dẫn phối hợp của pheromone và các hợp chất AITC và

Z3-6:OAc đối với sâu tơ.

- Mục tiêu: xác định hiệu quả phối hợp của pheromone giới tính và các hợp chất hữu cơ bay hơi trong hấp dẫn thành trùng sâu tơ.

- Thời gian: thí nghiệm được tiến hành từ ngày 30/5/2017 đến 27/6/2017.

- Địa điểm: thí nghiệm được thực hiện trên ruộng cải bắp, có diện tích 2.400 m2 tại xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

- Cách tiến hành: thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố với 9 nghiệm thức và 3 lần lặp lại (Bảng 3.6). Mỗi lần lặp lại của một nghiệm thức tương ứng với một bẫy. Trong đó, 7 nghiệm thức chứa 3 hợp chất pheromone giới tính tổng hợp, AITC, Z3-6:OAc riêng lẻ hoặc kết hợp. Nghiệm thức với mồi là 01 thành trùng cái chưa bắt cặp làm đối chứng dương và một nghiệm thức với mồi là tuýp cao su chỉ nhồi 5µl n- hexane làm đối chứng âm.

- Chỉ tiêu ghi nhận: ghi nhận số lượng thành trùng sâu tơ đực và cái vào bẫy 1 tuần/lần, chỉ tiêu theo dõi trong 4 tuần.

Bảng 3.6. Các nghiệm thức bố trí trong thí nghiệm đánh giá hiệu quả hấp dẫn phối hợp của pheromone giới tính và các hợp chất AITC, Z3-6:OAc đối với thành trùng sâu tơ

Thành phần mồi

Nghiệm thức (mg/tuýp)

Pheromone (5:5:1) Z3-6:OAc AITC

F-1 0,01 0,01 0,7 F-2 0,01 0 0,7 F-3 0,01 0,01 0 F-4 0 0,01 0,7 F-5 0,01 0 0 F-6 0 0,01 0 F-7 0 0 0,7 F-8 01 TT cái chưa bắt cặp* F-9 n-hexane

Ghi chú: *Thành trùng cái chưa bắt cặp được thay 3 - 4 ngày/lần

3.2.5. Ứng dụng pheromone giới tính tổng hợp và kairomone trong quản lý sâu tơ lý sâu tơ

3.2.5.1. Khảo sát thời gian hoạt động của thành trùng sâu tơ

- Mục tiêu: xác định thời gian hoạt động của thành trùng sâu tơ trong điều kiện ngoài đồng.

- Thời gian: thí nghiệm được tiến hành từ ngày 30/12/2017 đến 02/01/2018.

- Địa điểm: thí nghiệm được thực hiện trên ruộng cải bắp de, có diện tích 900 m2 tại xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

- Cách tiến hành: trên ruộng khảo sát tiến hành đặt 3 bẫy pheromone giới tính tổng hợp (Z11-16:Ald, Z11-16:OAc; Z11-16:OH; tỷ lệ 5:5:1; hàm lượng 0,01 mg/tuýp) vào lúc 17:00 giờ mỗi ngày. Mỗi bẫy tương ứng với một lần lặp lại.

- Ghi nhận chỉ tiêu: ghi nhận số lượng thành trùng đực vào bẫy ở các thời điểm 18:00 giờ, 19:00 giờ và 20:00 giờ, trong suốt thời gian thí nghiệm.

3.2.5.2. Khảo sát sự biến động mật số quần thể sâu tơ trong năm

- Mục tiêu: xác định diễn biến mật số quần thể thành trùng sâu tơ theo các tháng trong năm tại tỉnh Sóc Trăng nhằm cung cấp thông tin cơ sở cho các chương trình quản lý sâu tơ hiệu quả.

- Địa điểm: thí nghiệm được tiến hành tại 3 điểm ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng (Bảng 3.7).

- Cách tiến hành: trên mỗi địa điểm được chọn đặt 4 bẫy pheromone giới tính (Z11-16:Ald, Z11-16:OAc; Z11-16:OH; tỷ lệ 5:5:1; hàm lượng 0,01 mg/tuýp). Mồi được thay thế mới 1 tháng/lần.

- Ghi nhận chỉ tiêu: ghi nhận số lượng thành trùng sâu tơ đực vào bẫy và cây ký chủ 2 tuần/lần trong suốt thời gian một năm.

Ngoài ra, dữ liệu về lượng mưa và nhiệt độ trung bình của các tháng trong năm, tính chung trên cả khu vực tỉnh Sóc Trăng, được cung cấp bởi Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Sóc Trăng.

Bảng 3.7. Địa điểm được dùng trong khảo sát diễn biến mật số quần thể của sâu tơ tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng

Diện tích (m2) Địa điểm Thời gian khảo sát

1.500

1.000

1.200

ấp Sô La 1, xã Tham Đôn, huyện 23/6/2017 đến

Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng 11/5/2018

ấp Sô La 2, xã Tham Đôn, huyện 23/6/2017 đến

Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng 11/5/2018

ấp Trà Mẹt, xã Tham Đôn, huyện 23/6/2017 đến

Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng 11/5/2018

3.2.5.3. Khảo sát sự biến động mật số quần thể và tỷ lệ rau cải bị hại do sâu tơ trong một vụ cải

- Mục tiêu: xác định sự biến động mật số quần thể sâu tơ ngoài đồng nhằm cung cấp thông tin cơ sở cho các chương trình quản lý sâu tơ hiệu quả.

- Địa điểm: sự khảo sát được tiến hành ở hai nơi gồm các ruộng cải bắp và cải bông tại xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng và ruộng cải bắp de và cải ngọt tại xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.

- Cách tiến hành: trên mỗi ruộng cải được chọn (Bảng 3.8) tiến hành đặt 4 bẫy pheromone (0,1 mg/tuýp/bẫy) của hỗn hợp các hợp chất Z11-16:OH,

Z11-16:Ald và Z11-16:OAc vơi tỷ lệ 5:5:1, tương ứng. Mỗi bẫy được đặt cố định trong suốt thời gian khảo sát (Hình 3.11).

Bảng 3.8. Một số đặc điểm của ruộng cải đặt bẫy

số quần thể và sự gây hại của sâu tơ trong một vụcảipheromone khảo sát diễn biến mật

Loại cây Diện tích (m2

) Địa điểm Thời gian khảo sát

Cải bắp 1.000 xã Tham Đôn, huyện Mỹ 01/4/2018 đến

Xuyên, tỉnh Sóc Trăng 02/6/2018

Cải bông 2.200 xã Tham Đôn, huyện Mỹ 07/4/2018 đến

Xuyên, tỉnh Sóc Trăng 02/6/2018

Cải bắp de 1.200 xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, 18/9/2018 đến

tỉnh Vĩnh Long 23/10/2018

Cải ngọt 1.200 xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, 16/9/2018 đến

tỉnh Vĩnh Long 14/10/2018

- Chỉ tiêu ghi nhận:

Đối với diễn biến mật số: ghi nhận số lượng thành trùng sâu tơ đực vào bẫy 1 tuần/lần cho đến tuần trước khi thu hoạch.

Lấy mẫu theo QCVN 01 - 169 : 2014/BNNPTNT. Đối với chỉ tiêu về sự gây hại, trên ruộng cải khảo sát thí nghiệm chọn 5 điểm theo đường chéo góc (4 điểm ngoại vi và 1 điểm trung tâm), tại mỗi điểm ghi nhận tỷ lệ lá bị hại và tỷ lệ diện tích lá bị hại trên 3 cây cải ở cùng thời điểm ghi nhận số lượng thành trùng đực vào bẫy (Hình 3.13). Để tránh ảnh hưởng xáo trộn do hoạt động ghi nhận chỉ tiêu, các điểm ghi nhận được dời sang cây cải bên cạnh trong lần lấy chỉ tiêu tiếp theo.

Hình 3.12. Bẫy pheromone giới tính trên ruộng cải bắp de trong thí nghiệm khảo sát diễn biến mật số quần thể sâu tơ và tỷ lệ gây hại bởi

Hình 3.13. Sơ đồ cách ghi nhận chỉ tiêu tỷ lệ hại trên ruộng thí nghiệm

3.2.5.4. Đánh giá hiệu quả của biện pháp đặt bẫy hấp dẫn đối với sâu tơ

- Mục tiêu: xác định hiệu quả kết hợp của pheromone giới tính và hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu pheromone giới tính và kairomone trong quản lý tổng hợp sâu tơ, Plutella xylostella Linnaeus (Lepidoptera: Plutellidae) hại rau cải (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w