Khi nền kinh tế quốc dân tăng trưởng, tức là khi sản phẩm quốc nội (GDP) tăng, phản ánh thu nhập của các bộ phận như: Người lao động, doanh nghiệp, chính phủ tăng cao. Đời sống tăng, nguồn lực tài chính tăng lên sẽ tác động đến hoạt động của doanh nghiệp. Khi hoạt động tiêu dùng của người dân và của chính phủ tăng lên làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp thuận lợi. Lợi nhuận doanh nghiệp tăng, kéo theo EPS cũng tăng theo, làm cho giá trị nội tại tính theo phương pháp tỷ số P/E trở nên hấp dẫn so với giá thị trường sẽ kích thích Nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn đến cổ phiếu và ngược lại.
Đối với thị trường chứng khoán, khi thu nhập của các tầng lớp dân cư tăng lên làm cho nhu cầu đầu tư tăng theo và chứng khoán là một kênh thu hút đầu tư, nhu cầu tăng kéo theo giá có xu hướng tăng. Khi nền kinh tế gặp khó khăn, thu nhập dân
cư giảm, đầu tư có xu hướng giảm. Các nhà đầu tư có xu hướng bán chứng khoán, cung tăng làm cho giá có xu hướng giảm.Trong thời kỳ quốc gia đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, giá cổ phiếu thông thường ít bị tác động bởi các nhân tố vĩ mô, đặc biệt là các cú sốc kinh tế hay khủng hoảng. Do đó, giá cổ phiếu trong những giai đoạn tăng trưởng cao của nền kinh tế thường ít dao động hơn. Các nghiên cứu của Chiwon (2000), Jefferis & Okeahalam (2000) và Pryymachenko (2003) đã chứng minh GDP là một biến giải thích quan trọng trong tương quan với sự dao động của giá cổ phiếu.
Từ đó tác giả đưa ra giả thuyết sau:
Giả thuyết H5: Tăng trưởng kinh tế (GDP) tác động tích cực đến giá cổ phiếu của các ngân hàng niêm yết trên TTCK Việt Nam.