Nghiên cứu này dựa trên nền tảng mô hình của Ohlson (1995), mô hình này cho thấy giá cổ phiếu được quyết định bởi thông tin trên báo cáo tài chính (Khan và cộng sự, 2011; Glezakos và cộng sự, 2012; Sharif và cộng sự, 2015; Asif và cộng sự, 2016) và các nhân tố kinh tế vĩ mô (Fama và Schwert, 1977; Ross, 1976; Jefferis và Okeahalam, 2000; Pryymachenko, 2003; Siele, 2009; Waweru, 2013).
Theo đó, các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán là:
Bảng 3.1. Các nhân tố của mô hình nghiên cứu
Biến Đo lường Tác giả đề xuất
Chiều tác động Biến phụ thuộc Giá thị trường của mỗi cổ phiếu (P)
Giá đóng cửa của cổ phiếu kết thúc mỗi quý
Ball và Brown (1968), James Ohlson (1995), Rees (1997)
EPS
Lợi nhuận/số lượng cổ phiếu đang lưu hành
Chandra và Ro (2008), Agostino, Drago và Silipo (2011), Khan và cộng sự (2011), Glezakos và cộng sự (2012), Kanwal (2012), Sharif và cộng sự (2015), Asif và cộng sự (2016).
(+)
ROE Lợi nhuận sau
thuế/vốn chủ sở hữu
Graham và King (2000), Chen và cộng sự (2001), Durán và cộng sự (2007), Khan và cộng sự (2011), Glezakos và cộng sự (2012), Sharif và cộng sự (2015), Asif và cộng sự (2016). (+) BVPS (Tổng tài sản - Tài sản vô hình – Nợ) / Số lượng cổ phiếu phát hành.
James Ohlson (1995), Collins, Maydew và Weiss (1997) Chandra và Ro (2008), Agostino, Drago và Silipo (2011), Khan và cộng sự (2011), Glezakos và cộng sự
(2012), Sharif và cộng sự (2015)
(+)
SIZE Logarit tự nhiên của tổng tài sản Goddard và cộng sự (2004); Berger và cộng sự (2010); Sharif và cộng sự (2015). (+) GDP Tăng trưởng GDP so vời kỳ trước Chiwon (2000), Jefferis và Okeahalam (2000) và Pryymachenko (2003) (+)
CPI Tăng trưởng CPI so với kỳ trước
Gultekin (1983), Barnes và cộng sự (1999), Siele (2009),Waweru (2013)
(-)
IR Lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng
Patelis (1997),Thorbecke (1997),
Smal và Jager (2001) (-)
Nguồn: Tổng hợp các nghiên cứu trước
Trong bảng 3.1 Các biến của mô hình nghiên cứu, dấu (+) hoặc (-) tại mỗi nhân tố cho thấy nhân tố đó có sự tác động đến giá cổ phiếu ngân hàng niêm yết
+ - -
Lãi suất cho vay (IR) Lạm phát
Giá trị thị trường của cổ phiếu (PRICE)
Tăng trưởng GDP
+ + + +
Quy mô tài sản của ngân hàng (SIZE) Giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS)
trên thị trường chứng khoán tương ứng, các yếu tố mang dấu (+) là các yếu tố có ảnh hưởng cùng chiều, các yếu tố mang dấu (-) là các yếu tố có ảnh hưởng ngược chiều đến giá cổ phiếu ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu
Nghiên cứu này chia ra 03 mô hình nghiên cứu bao gồm mô hình tổng quát, mô hình đánh giá tác động của nhân tố kế toán và nhân tố kinh tế vĩ mô đến giá cổ phiếu ngân hàng niêm yết TTCK Việt Nam.
PRICE = α+ β1ROE + β2EPS + β3BVPS + β4SIZE + β4GDP + β5CPI + β6IR (1) PRICE = α+ β1ROE + β2EPS + β3BVPS + β4SIZE (2)
PRICE = α+ β1GDP + β2CPI + β3IR (3)
Trong đó:
EPS: Lợi nhuận/số lượng cổ phiếu đang lưu hành. ROE: Lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu. SIZE: Logarit tự nhiên của tổng tài sản ngân hàng.
BVPS: (Tổng tài sản - Tài sản vô hình – Nợ) / Số lượng cổ phiếu phát hành. GDP: Tăng trưởng GDP so vời kỳ trước.
CPI: Tăng trưởng CPI so với kỳ trước. IR: Lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng. β là hệ số hồi quy, α là hệ số chặn.