Trái ngược với nghi ngờ của nhiều người khi cho rằng thông tin kế toán của các doanh nghiệp không có tính hữu ích gì đối với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nghiên cứu này đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm có giá trị để khẳng định các biến số về thông tin kế toán khi được công bố có những ảnh hưởng nhất định đến sự biến động giá cổ phiếu trên thị trường. Đối với một thị trường chứng khoán mới nổi như Việt Nam, giả thuyết thị trường hiệu quả rất khó thỏa mãn, vì vậy, việc vận dụng mô hình Ohlson (1995) kết hợp với phương pháp điều chỉnh giá của Aboody (2002) là cần thiết để đưa ra cơ sở lý thuyết vững chắc đo lường sự ảnh hưởng này. Ngoài ra, kết quả phân tích hồi quy thu được từ nghiên cứu này còn chỉ ra rằng thông tin kế toán được phản ánh vào giá cổ phiếu với một độ trễ nhất định.
Thông tin kế toán về EPS và BVPS có tác động tích cực đến giá cổ phiếu. Khi thông tin kế toán có chiều hướng tốt, thu nhập kế toán nhận được trên giá trị sổ sách kế toán tăng thúc đẩy giá của cổ phiếu tăng. Trên thực tế, khi các công ty có tỷ số EPS/BV cao là các công ty có định hướng đầu tư tốt, năng lực kinh doanh mạnh, hiệu quả tài chính cao, triển vọng tăng trưởng tốt, phát triển bền vững, do đó dòng tiền trong tương lai đem lại cho nhà đầu tư ổn định dẫn đến tăng niềm tin của cổ đông và kéo theo giá cổ phiếu tăng. Như vậy, có thể thấy rằng, thông tin kế toán của
các công ty cổ phần niêm yết trên TTCK Việt Nam có vai trò quan trọng đối với sự thay đổi trong giá cổ phiếu. Điều này, hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả Collins, Maydew và Weiss (1997), Hirschey và các cộng sự (2001), Graham và các cộng sự (2002), Nguyễn Việt Dũng (2009), Nguyễn Thị Thục Đoan (2011), Glezakos và cộng sự (2012), Wang, Fu, và Luo (2013), Chu Thị Thu Thủy (2015), Asif và cộng sự (2016), Zhu và Feng (2016), Trương Đông Lộc và Nguyễn Minh Nhật (2016) .
Tỷ lệ ROE càng cao chứng tỏ ngân hàng niêm yết đã và đang sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là các ngân hàng cần phải cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để phát huy lợi thế cạnh tranh của mình trong việc huy động vốn, mở rộng quy mô. Ngân hàng càng hoạt động hiệu quả, lợi nhuận tăng trưởng tốt, hiệu quả sinh lời cao, rủi ro thấp sẽ hấp dẫn NĐT. Cổ phiếu được nhiều NĐT đánh giá cao, nghĩa ra khả năng mua vào và nắm giữ cổ phiếu càng lớn, dẫn đến thị giá cổ phiếu ngân hàng có xu hướng tăng. Kết quả nghiên cứu đồng quan điểm với Graham và King (2000), Chen và cộng sự (2001), Durán và cộng sự (2007), Khan và cộng sự (2011), Glezakos và cộng sự (2012), Sharif và cộng sự (2015), Asif và cộng sự (2016) cho rằng ROE tác động tích cực đến thị giá của các cổ phiếu.
Quy mô tài sản ngân hàng càng lớn thì giá cổ phiếu của ngân hàng niêm yết trên TTCK càng cao. Berger và cộng sự (2010), Sharif và cộng sự (2015), Glezakos và cộng sự (2012) cho rằng có mối quan hệ tích cực giữa quy mô tài sản ngân hàng và hiệu quả kinh doanh, qua đó thúc đẩy gia tăng niềm tin của NĐT đối với cổ phiếu các ngân hàng niêm yết. Các ngân hàng có quy mô tài sản lớn thường có lợi thế về quy mô và có nhiều cơ hội để đa dạng hóa rủi ro hơn so với các ngân hàng nhỏ. Chi phí tài chính ngân hàng lớn sẽ thấp hơn và lợi nhuận cao hơn, do đó mà giá cổ phiếu các ngân hàng lớn thường có xu hướng cao hơn các ngân hàng nhỏ (McAllister và McManus,1993 ;Goddard và cộng sự, 2004; Sharif và cộng sự, 2015). Ngân hàng quy mô tài sản lớn có xu hướng dẫn dắt thị trường cổ phiếu ngành ngân hàng. Tuy vậy các ngân hàng càng lớn thách thức về quản lý chất lượng tài sản càng cao.
Các nhà đầu tư có xu hướng bán chứng khoán, cung tăng làm cho giá có xu hướng giảm.Trong thời kỳ quốc gia đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, giá cổ phiếu thông thường ít bị tác động bởi các nhân tố vĩ mô, đặc biệt là các cú sốc kinh tế hay khủng hoảng. Do đó, giá cổ phiếu trong những giai đoạn tăng trưởng cao của nền kinh tế có xu hướng tăng, tuy nhiên biên độ giao động giá cổ phiếu sẽ thấp hơn. Các nghiên cứu của Chiwon (2000), Jefferis & Okeahalam (2000) và Pryymachenko (2003) đã chứng minh GDP là một biến giải thích quan trọng, thúc đẩy sự gia tăng thị giá của cổ phiếu niêm yết.
Theo Thorbecke (1997) và Smal và Jager (2001) cho rằng khi lãi suất trên thị trường của một quốc gia giảm xuống sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền vào quốc gia đó. Nghiên cứu của Patelis (1997) cũng đã cho thấy lãi suất là một nhân tố quyết định đến biến động giá cổ phiếu trong một quãng thời gian khảo sát dài. Giá chứng khoán thay đổi do lãi suất thị trường dao động thất thường (rủi ro lãi suất), thông thường lãi suất và giá chứng khoán có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Khi lãi suất thị trường tăng, nhà đầu tư có xu hướng bán chứng khoán để lấy tiền gửi vào ngân hàng, dẫn đến giá chứng khoán giảm và ngược lại. Ngoài ra, lãi suất tăng có thể ảnh hưởng đến chi phí vốn gia tăng sẽ làm sụt giảm thu nhập, cổ tức và giá cổ phiếu. Jefferis và Okeahalam (2000), Siele (2009) cũng đã khẳng định mối tương quan âm giữa lãi suất và dao động giá chứng khoán.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu được trình bày và phân tích ở chương 4 làm cơ sở cho tác giả kết luận và đóng góp một số giải pháp, trình bày hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo trong chương 5.
5.1. Kết luận
Đề tài: “Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là một vấn đề cấp thiết hiện nay vì TTCK Việt Nam đang là điểm đến của các dòng tiền quốc tế khổng lồ cũng như dòng tiền nhàn rỗi trong nước. Ngoài ra ngành ngân hàng cũng đang là ngành có ảnh hưởng đến chỉ số của TTCK Việt Nam nhiều nhất, được coi là một trong những ngành dẫn dắt chính của toàn thị trường. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đề cập, đề xuất đến vấn đề mà tác giả đang nghiên cứu. Qua đó, giúp cho các nhà đầu tư có thêm cơ sở khoa học để đưa ra quyết định đầu tư đối với các cổ phiếu ngành ngân hàng và đề xuất các chính sách của các NHTM, Chính phủ, NHNN nhằm phát triển bền vững trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nhìn chung đề tài nghiên cứu đã đạt được mục tiêu đã đề ra như sau:
- Mục tiêu 1: Phân tích tổng quan tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam và bối cảnh hoạt động của các ngân hàng niêm yết tại Việt Nam
- Mục tiêu 2: Xác định và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Căn cứ để tác giả xây dựng được mô hình nghiên cứu là dựa vào việc tổng hợp các nghiên cứu trước đây, tóm lược các mô hình nghiên cứu đã sử dụng trong việc đánh giá tác động đối với cổ phiếu ngân hàng niêm yết.
Các phương pháp được sử dụng là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Thông tin kế toán và chính sách kinh tế vĩ mô giúp các nhà đầu tư (NĐT) đánh giá tình hình tài chính, dự đoán dòng tiền, dòng lợi nhuận trong tương lai mà các cổ phiếu niêm yết trên TTCK đem lại chính xác hơn và chúng tác động trực tiếp đến cung - cầu về cổ phiếu, dẫn đến sự thay đổi trong giá của cổ phiếu trên thị trường.
Những nghiên cứu chứng minh cho quan điểm này có thể kể đến như nghiên cứu của Collins, Maydew và Weiss (1997), Barth, Beaver và Landsman (1998). Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam sử dụng mô hình các biến nghiên cứu ứng dụng từ các nghiên cứu trong nước và quốc tế. Mẫu nghiên cứu là 09 ngân hàng thương mại, nghiên cứu các dữ liệu trên báo cáo tài chính (BCTC) đã được kiểm toán, kinh tế vĩ mô trong giai đoạn 2014-2019. Xử lý số liệu nghiên cứu bảng (panels data) với mô hình hiệu ứng cố định (FEM) và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM), khắc phục các khuyết tật bằng mô hình FGLS. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ phù hợp nhất định của mô hình nghiên cứu khi có tất cả giả thiết nhất quán với dòng nghiên cứu trước. Tỷ suất sinh lời/ vốn chủ sở hữu (ROE), tăng trưởng kinh tế (GDP), lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS), giá trị sổ sách của cổ phiếu (BVPS) lần lượt tác động tích cực đến giá cổ phiếu ngân hàng niêm yết trên TTCK Việt Nam. Trong khi đó, lãi suất liên ngân hàng càng tăng, giá cổ phiếu ngân hàng có xu hướng giảm. Nghiên cứu bổ sung bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa thông tin kế toán, chỉ số kinh tế vĩ mô và giá cổ phiếu thông qua mở rộng việc nghiên cứu thêm thông tin kế toán khác tác động như thế nào đến giá cổ phiếu, sử dụng dữ liệu gần với hiện tại để cung cấp thông tin về mối quan hệ nêu trên.
5.2. Một số kiến nghị
Dựa trên các phân tích ở trên, tác giả đưa ra một số kiến nghị để đạt được mục tiêu nghiên cứu đưa ra:
- Mục tiêu 3: Đề xuất một số khuyến nghị với các nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu ngành ngân hàng niêm yết và các chính sách của các NHTM, Chính phủ, NHNN nhằm phát triển bền vững trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
5.2.1. Đối với các nhà đầu tư quan tâm đến ngành ngân hàng niêm yết
Để đưa ra quyết định đầu tư cổ phiếu ngân hàng niêm yết một cách phù hợp, nhà đầu tư cần xem xét đến các nhân tố kế toán (thể hiện ở EPS, ROE, BVPS, SIZE) và nhân tố kinh tế vĩ mô (GDP, IR).
Theo đó, đối với các nhân tố kế toán, nhà đầu tư sử dụng dữ liệu và thông tin sẵn có để phân tích tình hình tài chính, sau đó đưa ra dự đoán về dòng tiền, dòng lợi
nhuận của ngân hàng trong tương lai. Từ đó xem xét việc ảnh hưởng của các nhân tố kế toán EPS ROE BVPS SIZE như thế nào và tác động đến giá cổ phiếu theo mô hình với mức độ ra sao.
Tương tự đối với các nhân tố kinh tế vĩ mô, nhà đầu tư đưa ra các dự đoán về tình hình kinh tế vĩ mô cụ thể là chỉ số GDP và IR. Từ đó xem xét việc ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô GDP IR như thế nào và tác động đến giá cổ phiếu theo mô hình với mức độ ra sao.
5.2.2. Đối với các NHTM
Các ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh chiến lược dạng hóa sản phẩm, dịch vụ theo chiều sâu, khai thác giá trị gia tăng của sản phẩm, lấy khách hàng làm trung tâm, tăng khả năng liên kết, tích hợp giữa các sản phẩm dịch vụ nhằm tối đa hóa lợi ích cho khách hàng, tạo sự khác biệt trong cạnh tranh so với các đối thủ.
Luôn luôn phải chủ động cân đối giữa huy động vốn, cho vay, dịch vụ ngân hàng và sử dụng vốn hiệu quả nhằm đảm bảo thanh khoản ổn định, liên tục; tăng cường các giải pháp giảm chi phí hoạt động nhằm tối đa hóa lợi nhuận, trích lập dự phòng ứng phó và giảm thiểu rủi ro; cần gắn với việc phân bổ danh mục sử dụng tài sản cho an toàn, hợp lý; đồng thời, cần nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng, hạn chế nợ xấu.
Cần xây dựng một tỷ trọng thu nhập ngoài lãi hợp lý trong tổng thu nhập theo xu hướng giảm bớt phụ thuộc vào hoạt động truyền thống. Trong thu nhập ngoài lãi, ngân hàng cũng nên có tỷ trọng cho từng loại như thu nhập từ dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh chứng khoán… để có những biện pháp đẩy mạnh phù hợp.
Tiếp tục đẩy mạnh quá trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, đồng thời cần có chính sách khai thác công nghệ hiệu quả thông qua việc phát triển những sản phẩm và nhóm sản phẩm dựa trên công nghệ cao nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ, tạo ra sự đa dạng trong lựa chọn sản phẩm và tăng cường bán chéo (Cross - selling) cho khách hàng. Đồng thời, việc phát triển đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ cũng sẽ góp phần phân tán và hạn chế bớt rủi ro trong quá trình hoạt động.
Xây dựng quy trình quản lý chi phí chuẩn từ đó, thiết lập bảng mô tả công việc cho từng vị trí cụ thể, từ đó đưa ra các yêu cầu sát thực đối với công việc khi tuyển dụng; Chế độ phân phối quỹ thu nhập gắn với hiệu quả công việc nhằm khuyến khích người tài và giữ chân cán bộ nhân viên.
Đẩy mạnh ứng dụng Fintech trong hoạt động kinh doanh ngân hàng bởi chúng có ưu thế về đổi mới sáng tạo và khả năng ứng dụng công nghệ linh hoạt và hiệu quả, giúp tiết giảm chi phí giao dịch và nâng cao trải nghiệm khách hàng. FinTech là viết tắt của từ financial technology (công nghệ trong tài chính), trải rộng nhiều lĩnh vực khác nhau, ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật mới như điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, xác thực sinh trắc học.
Thực thi chiến lược pha loãng tỷ lệ cổ phần ngân hàng nhằm mục đích đa dạng hóa tài sản, đa dạng hóa lợi nhuận và thu hút them các cổ động chiến lược, cổ đông phổ thông trên thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững lành mạnh tài chính ngân hàng.
Các ngân hàng thương mại luôn luôn phải chủ động cân đối giữa huy động vốn, cho vay, dịch vụ ngân hàng và sử dụng vốn hiệu quả nhằm đảm bảo thanh khoản ổn định, liên tục; tăng cường các giải pháp giảm chi phí hoạt động nhằm tối đa hóa lợi nhuận, trích lập dự phòng ứng phó và giảm thiểu rủi ro.
Các ngân hàng cần tiến hành rà soát tất cả các khoản mục sử dụng vốn, xem xét các khoản mục đó đã được sử dụng hợp lý và tối ưu chưa, khoản mục nào cần được cắt giảm thì cần phải thực hiện cứng rắn và kịp thời; tránh việc đầu tư dàn trải, không những không mang lại hiệu quả mà đôi khi có thể gây tổn thất nặng nề.
Để nâng cao chất lượng tài sản, các ngân hàng cần giảm đáng kể các khoản cho vay có hệ số quy đổi rủi ro cao của ngân hàng (hệ số quy đổi rủi ro nhóm 150% theo Thông tư 36) như cho vay đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và các khoản đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Khi tăng quy mô tài sản, các ngân hàng cần gắn với việc phân bổ danh mục sử dụng tài sản cho an toàn, hợp lý; đồng thời, cần nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng, hạn chế nợ xấu gia tăng nhằm khơi thông dòng vốn, giảm thiểu thiệt hại và giữ vững lòng tin từ công chúng.
Xây dựng đồng bộ, kịp thời các chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp với sự thay đổi của thị trường và sự gia tăng giá trị tài sản của ngân hàng.
Đẩy mạnh nghiên cứu, đổi mới các chương trình phần mềm hiện đại trong công tác quản lý tài sản nợ - có (quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối), huy động vốn. Đặc biệt cần chú ý nâng cấp phần mềm thẩm định dự án tín dụng giúp cán bộ thẩm định khách hàng một cánh nhanh chóng và chính xác.
Việc tính toán và trình bày đúng và phù hợp nhằm cung cấp thông tin kế toán hữu ích cho NĐT là cấp thiết. Nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của NĐT, các cấp cơ quan quản lý cần có hướng dẫn rõ ràng cách tích EPS cho phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
Việc mở rộng quy mô làm cho ngân hàng có thể mở rộng thị phần nhiều hơn,