Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 44 - 46)

2.2.1 Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

giai đoạn 2011-2020

Thực trạng nợ xấu tại BIDV trong giai đoạn các năm gần đây như sau:

Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2011-2020 Đơn vị: Tỷ đồng

Hình 2.6: Thực trạng nợ xấu tại BIDV giai đoạn 2011-2020

Dư nợ xấu tại BIDV liên tục tăng trong các năm, số dư nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2020 là 21.369 tỷ đồng, tăng 9,61% so với năm 2019. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu đang có xu hướng giảm từ mức cao nhất là 2,96% năm 2011 xuống chỉ còn 1,76% trong năm 2020. Nhờ các biện pháp điều hành, kiểm soát và ngăn ngừa nợ xấu gia tăng kết hợp với các biện pháp xử lý nợ xấu, BIDV đã thực hoàn thành kế hoạch giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 2% trong các năm gần đây.

100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 2011201220132014201520162017201820192020 Nợ nhóm 3Nợ nhóm 4Nợ nhóm 5

Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2011-2020

Hình 2.7: Cơ cấu nợ xấu tại BIDV giai đoạn 2011-2020

Cơ cấu nợ xấu tại BIDV đang dịch chuyển từ nợ nhóm 3 sang nợ nhóm 5. Tỷ lệ nợ nhóm 3 của BIDV giảm từ mức cao nhất là 64,56% năm 2011 xuống 11,15% trong năm 2020. Ngược lại, tỷ lệ nợ nhóm 5 tăng từ mức thấp nhất là 27,06% năm 2012 lên 77,33% tại năm 2020. Dư nợ nhóm 5 năm 2020 là 16.525 tỷ đồng, tăng 45,52% so với năm 2019. Tỷ trọng nợ nhóm 5 gia tăng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của BIDV do khi các khoản nợ chuyển sang nhóm 5 ngân hàng sẽ phải trích dự phòng rủi ro tin dụng cao hơn so với nợ nhóm 3 và nhóm 4. Từ đó làm tăng chi phí cho ngân hàng và giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy BIDV cần đẩy mạnh công tác xử lý nợ để giảm nợ xấu, đặc biệt là nợ nhóm 5.

4.00% 3.50% 3.00% 2.50% 2.00% 1.50% 1.00% 0.50% 0.00% 2011201220132014201520162017201820192020

VietinBank VietcomBank BIDV TechcomBank VPBank Việt Nam

Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính các ngân hàng; dữ liệu WorldBank

Hình 2.8: Tình hình nợ xấu tại một số ngân hàng giai đoạn 2011-2020

Trong giai đoạn từ 2011-2020 tỷ lệ nợ xấu của BIDV vẫn cao hơn khi so với các ngân hàng sở hữu vốn nhà nước khác là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VietcomBank) (tỷ lệ nợ xấu bình quân khoảng 1,64%) và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) (tỷ lệ nợ xấu bình quân khoảng 1,11%). Ngoài ra khi so sánh với 2 ngân hàng TMCP tư nhân lớn khác là Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (TechcomBank) và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) thì tỷ lệ nợ xấu của BIDV chỉ thấp hơn VPBank (tỷ lệ nợ xấu bình quân khoảng 2,92%) nhưng vẫn cao hơn so với TechcomBank (tỷ lệ nợ xấu bình quân khoảng 1,99%). Tuy trong giai đoạn này, có những năm tỷ lệ nợ xấu của BIDV thấp hơn so với các ngân hàng khác nhưng trong nhưng năm gần đây các ngân hàng VietcomBank, VietinBank, TechcomBank đã giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 1% trong khi tỷ lệ nợ xấu của BIDV vẫn ở mức gần 2%. Chính vì vậy trong năm 2018 và 2019 tỷ lệ nợ xấu của BIDV đã tăng vượt mức tỷ lệ nợ xấu trung bình của Việt Nam. Chính vì vậy BIDV cần có các giải pháp để tiếp tục giảm tỷ lệ nợ xấu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w