Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được sử dụng để nghiên cứu được chia thành 2 nhóm nguyên nhân là nguyên nhân từ môi trường kinh tế vĩ mô và nguyên nhân từ các yếu tố nội tại của Ngân hàng. Ngoài 2 nhóm nguyên nhân trên thì nợ xấu có thể ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác như các yếu tố từ phía khách hàng vay vốn, các yếu tố về trình độ chuyên môn, công nghệ… Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian, cách thức thu thập dữ liệu nên nghiên cứu không đưa các yếu tố từ phía khách hàng, trình độ chuyên môn công nghệ… và nội dung nghiên cứu.
Bên cạnh đó, do nghiên cứu chỉ đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của một ngân hàng là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nên còn hạn chế về số lượng mẫu dữ liệu nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng số liệu trong giai đoạn từ 2012 đến 2020, tổng số lượng mẫu quan sát là 37. Chính vì vậy nên nghiên cứu chưa đánh giá được đầy đủ về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nghiên cứu. Ngoài ra cũng do hạn chế về mặt dữ liệu nên nghiên cứu chưa đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu trong các giai đoạn của nền kinh tế (tăng trưởng, ổn định, suy thoái…).
Từ những hạn chế gặp phải trong nghiên cứu này, định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo mà mở rộng hơn về quy mô nghiên cứu, tăng số lượng mẫu nghiên cứu cũng như phân tích nhiều khía cạnh khác có ảnh hưởng đến nợ xấu. Từ đó có cái nhìn đầy đủ và chính xác hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5
Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo là nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng ngân hàng phát triển bền vững, tăng trưởng tín dụng phải đồng đều với năng lực quản lý nợ xấu và duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn chấp nhận được.
Trên cơ sở lý thuyết và kết quả mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tác giả đã đưa ra một số biện pháp, giải pháp để góp phần tăng cường hoạt động quản lý nợ xấu, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn hoạt động đặt ra.
KẾT LUẬN
Nợ xấu luôn luôn tồn tại và song hành với hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. Trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì nguy cơ nợ xấu của các ngân hàng càng cao dẫn đến những tác động tiêu cực đối với ngân hàng thương mại cũng như nền kinh tế. Chính vì vậy, hoạt động quản lý nợ xấu đối với các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng là vấn đề cấp thiết.
Luận văn với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” đã hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu được đặt ra: Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về nợ xấu và quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại.
Thứ hai, luận văn đã đánh giá thực trạng nợ xấu và quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Thứ ba, thông qua dữ liệu thống kê giai đoạn từ quý IV/2011 đến quý IV/2020 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng nhưng các chỉ số kinh tế vĩ mô, luận văn đã xây dựng được mô hình để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu. Kết quả mô hình đã đưa ra được kết luận: Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu có mối tương quan ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu; Tốc độ tăng trưởng GDP thực có mối tương quan cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu; Tỷ lệ nợ xấu năm trước ảnh hưởng cùng chiều đến tỷ lệ nợ xấu năm hiện tại.
Thứ tư, dựa trên kết quả mô hình và các vấn đề lý thuyết về nợ xấu, luận văn đã đề xuất một số giải pháp để tăng cường hiệu quả trong hoạt động quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Với những đóng góp trên, luận văn mong muốn được góp phần vào việc nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, do những hạn chế trong việc thu thập dữ liệu nên chưa phản ánh được hết các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu. Đây là những điểm hạn chế mà tác giả mong muốn khắc phục trong các nghiên cứu tiếp theo để làm rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, tìm ra thêm các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt
1. Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng, Phân tích thực tiễn về những yếu tố quyết định nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Chuỗi Seminar nghiên cứu
kinh tế và chính sách, 2013
2. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo thường niên năm 2020, Hà Nội 2020
3. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Quyết định số 44/QĐ-BIDV ngày
15/01/2021 về việc ban hành Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, Hà Nội 2021
4. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy
định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội 2013
5. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy
định về hoạt động cho vay của Tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, Hà Nội 2016
6. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy
định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội
2016
7. Peter S.Rose, Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội 2001
8. Quốc hội, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 số 47/2010/QH13 ngày 17/06/2020, Hà Nội 2010
9. Quốc hội, Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu tại
các tổ chức tín dụng, Hà Nội 2017
10. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 2015
11. Nguyễn Thị Hồng Vinh, & Nguyễn Minh Sáng, Nghiên cứu tác động của các yếu tố
vĩ mô và đặc thù ngân hàng đến nợ xấu: Bằng chứng thực nghiệm của các ngân hàng thương mại Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á,
29(7), 2018, tr. 37 – tr. 51.
12. Nguyễn Thị Hồng Vinh, Yếu tố tác động đến nợ xấu các ngân hàng thương mại Việt
Nam, Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(11), 2015, tr. 80 – tr. 89.
II. Tài liệu Tiếng Anh
1. Ahlem Selma Messai và Fathi Jouini, Micro and Macro Determinants of Non-
performing Loans”. International Journal of Economics and Financial Issues, Vol. 3,
No. 4, 2013, pg. 852 – pg. 860.
2. Basel Committee on Banking Supervision, International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards (A Revised Framework), 2005
3. Berger, A. N., & DeYoung, R., Problem loans and cost efficiency in commercial
banks, Journal of Banking and Finance, 21(6), 1997, pg. 849 – pg. 870.
4. Fofack, H., Non-performing loans in sub-saharan africa: Causal analysis and
macroeconomic implications, World Bank Policy Research Working, Paper 3769,
2005
5. Inekwe Murumba, The Relationship between Real GDP and Non-performing
Loans: Evidence from Nigeria (1995 – 2009), International Journal of Capacity
Building in Education and Management (IJCBEM), Vol. 2, No 1, 2013, pg. 1 – pg. 7.
6. International Monetary Fund, Financial Soundness Indicators Compilation Guide
2019, 2019
7. Louzis, D., Vouldis, A., & Metaxas, V., Macroeconomic andbank-specific
determinants of non-performing loans in Greece: A comparative study of mort- gage, business and consumer loan portfolios. Journal Banking and Finance, 36(4),
2010, pg. 1012 – pg. 1027.
8. Marijana Curak, Sandra Peur và Klime Poposki, Determinants of non-performing loan – evidence from Southeastern European banking systems, Banks and banks
Systems, Volume 8, Issue 1, 2013.
9. Podpiera, J., Weill, L., Bad luck or bad management? Emerging banking market
experience, Journal of Finance, 4, 2008, pg. 135 – pg. 148.
of public sector bank in India: an empirical assessment, Reserve Bank of India
Occasional, Paper 24, 2003
11. S.Prasanth, Factors Affecting Non Performing Loan In India, International Journal of Scientific & Technology Research Volume 9, Issue 01, 2020, pg. 1664 – pg. 1657.
12. Salas, V., & Saurina, J., Credit risk in two institutional regimes: Spanish
commercial and savings banks, Journal of Financial Services Research, 22(3), 2002,
pg. 203 – pg. 224.
13. Sanju Kumar, The Effect of Non-Performing Loan on Profitability: Empirical
Evidence from Nepalese Commercial Banks, Journal of Asian Finance, Economics
PHỤ LỤC: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Thời điểm NPL ROE EA NPLt-1 GRL NIM CPI GDP
31/12/2011 0,027634 0,027429 0,060621 0,026726 0,060937 0,010982 0,046695 0,016033 31/03/2012 0,029863 0,053737 0,065155 0,027634 0,026019 0,007326 0,022758 0,013763 30/06/2012 0,030719 0,010241 0,055220 0,029863 0,080152 0,009414 0,022758 0,013763 30/09/2012 0,029567 0,013286 0,057579 0,030719 0,029759 0,006595 0,022758 0,013763 31/12/2012 0,026688 0,048891 0,055935 0,029567 0,013352 0,008664 0,022758 0,013763 31/03/2013 0,027629 0,041530 0,057358 0,026688 0,014598 0,006839 0,016488 0,013885 30/06/2013 0,025079 0,030264 0,055111 0,027629 0,086632 0,007462 0,016488 0,013885 30/09/2013 0,023459 0,037475 0,059152 0,025079 - 0,004182 0,006569 0,016488 0,013885 31/12/2013 0,022182 0,029521 0,058925 0,023459 0,047780 0,008250 0,016488 0,013885 31/03/2014 0,020241 0,046510 0,058976 0,022182 0,018542 0,006659 0,010213 0,016055 30/06/2014 0,022991 0,012435 0,057856 0,020241 - 0,002155 0,007734 0,010213 0,016055 30/09/2014 0,019306 0,047787 0,054054 0,022991 0,037756 0,006464 0,010213 0,016055 31/12/2014 0,019213 0,043860 0,051821 0,019306 0,080642 0,007982 0,010213 0,016055 lx x
Thời điểm NPL ROE EA NPLt-1 GRL NIM CPI GDP 31/03/2015 0,022324 0,053794 0,053233 0,019213 0,043711 0,007438 0,001578 0,017468 30/06/2015 0,027415 0,017825 0,048984 0,022324 0,114104 0,005947 0,001578 0,017468 30/09/2015 0,021671 0,053247 0,050855 0,027415 0,061841 0,007297 0,001578 0,017468 31/12/2015 0,016204 0,044256 0,049755 0,021671 0,087505 0,007265 0,001578 0,017468 31/03/2016 0,018040 0,038547 0,050949 0,016204 0,042249 0,006929 0,006670 0,016725 30/06/2016 0,020048 0,022116 0,047752 0,018040 0,054322 0,005504 0,006670 0,016725 30/09/2016 0,020264 0,043526 0,048310 0,020048 0,026746 0,007243 0,006670 0,016725 31/12/2016 0,019590 0,034141 0,043926 0,020264 0,071808 0,007501 0,006670 0,016725 31/03/2017 0,021424 0,040540 0,044581 0,019590 0,048132 0,006979 0,008803 0,017350 30/06/2017 0,019050 0,018795 0,043732 0,021424 0,064388 0,007050 0,008803 0,017350 30/09/2017 0,020828 0,031800 0,041332 0,019050 0,025560 0,008419 0,008803 0,017350 31/12/2017 0,016109 0,056146 0,040765 0,020828 0,045885 0,007144 0,008803 0,017350 31/03/2018 0,016170 0,039647 0,041406 0,016109 0,014726 0,007838 0,008850 0,017690 30/06/2018 0,014894 0,037798 0,041857 0,016170 0,057371 0,006927 0,008850 0,017690
Thời điểm NPL ROE EA NPLt-1 GRL NIM CPI GDP 30/09/2018 0,017592 0,032823 0,042352 0,014894 0,042602 0,006672 0,008850 0,017690 31/12/2018 0,016888 0,031621 0,041654 0,017592 0,020631 0,007514 0,008850 0,017690 31/03/2019 0,017450 0,035374 0,042185 0,016888 0,036103 0,006680 0,006993 0,017543 30/06/2019 0,019831 0,030946 0,041130 0,017450 0,039627 0,006915 0,006993 0,017543 30/09/2019 0,020818 0,031015 0,041656 0,019831 0,007878 0,006430 0,006993 0,017543 31/12/2019 0,017415 0,043608 0,052188 0,020818 0,040529 0,006832 0,006993 0,017543 31/03/2020 0,017449 0,017949 0,054818 0,017415 - 0,010176 0,006461 0,009430 0,004000 30/06/2020 0,019986 0,025990 0,055126 0,017449 0,030453 0,004981 0,009430 0,004000 30/09/2020 0,019667 0,026163 0,055485 0,019986 0,005383 0,006505 0,009430 0,004000 31/12/2020 0,017576 0,020302 0,052601 0,019667 0,060188 0,007332 0,009430 0,004000