Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam

Một phần của tài liệu PHẦN i mô tả về cơ QUAN THỰC tập 1 sơ lược về viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải nam trung bộ (Trang 26 - 30)

5. Phạm vi nghiên cứu

1.3.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam

Một số tài liệu cho rằng cây đậu tương được đưa vào trồng ở nước ta từ thời vua Hùng và xác định rằng nhân dân ta trồng cây đậu tương trước cây đậu xanh và cây đậu đen (Ngô Thế Dân và cs,1999)[3]. Trong những năm gần đây, cây đậu tương đã phát triển khá nhanh cả về diện tắch lẫn năng suất góp phần tạo ra mặt hàng tiêu dùng nội địa.

23

Ở nước ta, đậu tương là cây trồng cổ truyền, thắch nghi với nhiều vùng sinh thái, khắ hậu khác nhau. Trước đây, đậu tương chủ yếu được trồng ở các tỉnh miền núi phắa Bắc (Cao Bằng, Hà Giang, Lạng SơnẦ) với diện tắch hẹp, nhỏ lẻ bằng các giống địa phương sau đó được lan rộng ra khắp cả nước. Sau năm 1954 mặc dù có những điều kiện thuận lợi hơn, nhưng những nghiên cứu về đậu tương vẫn chưa có thành tựu đáng kể.(Nguyễn Ngọc Thành, 1996) [28].

Khi nghiên cứu về tiềm năng khắ hậu và hệ thống cây trồng, các tác giả của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đã có nhận xét về vùng Trung du, đồng bằng Bắc bộ đến Thanh Hoá, hàng năm, trong điều kiện có tưới nước, vùng này hoàn toàn có khả năng sản xuất 3 vụ cây xứ nóng trong năm như: Lúa Xuân - Lúa Mùa sớm - Cây vụ Đông (ngô, khoai lang, đậu tươngẦ) hoặc 4 vụ trong năm như: Lúa Xuân - Lúa Mùa sớm - Đậu tương Đông - Rau các loại, trong tương lai (Lúa Đông Xuân và Lúa Mùa chắnh hay Mùa muộn) của vùng này sẽ được thu hẹp lại .(Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, 1988) [34].

Tình hình sản suất đậu tương ở nước ta trong những năm gần đây được trình bày trong bảng 1.3.

Bảng 1.3 Diện tắch, năng suất và sản lượng đậu tương ở Việt Nam Năm 1985 1995 2000 2005 2006 2007

2009

Hình 1.2.Năng suất Ờ Diện tắch Ờ Sản lượng đậu tương ở Việt Nam

Nguồn: FAOSTAT/ẹFAO Statistics Division2010/10 November 2010 Theo FAO thì năm 1980 diện tắch trồng đậu tương ở nước ta là 48,9 nghìn ha, năng suất đạt 6,56 tạ/ha. Đến năm 2000 diện tắch tăng lên 124,1 nghìn ha, năng suất từ 12,03 tạ/ha. Như vậy, sau 20 năm diện tắch gieo trồng tăng gấp 3 lần và năng suất đã tăng gấp đôi. Từ đó đến nay diện tắch gieo trồng đậu tương không ngừng được tăng lên.

Qua số liệu thể hiện ở bảng 1.3 và biểu đồ 2 chúng ta thấy: Diện tắch, năng suất và sản lượng đậu tương của nước ta liên tục tăng qua các năm, từ 124,10 nghìn ha năm 2000 lên đến 146,2 nghìn ha năm 2009. Năng suất từ 12,03 tạ/ha lên 14,61 tạ/ha năm 2009, do đó sản lượng cũng tăng lên một con số đáng kể từ 149,3 nghìn tấn năm 2000 lên 213,6 nghìn tấn năm 2009. Đạt được những thành tựu trên có phần đóng góp không nhỏ của những nghiên cứu và triển khai rộng khắp của một mạng lưới các nhà khoa học, thuộc các cơ quan từ Trung ương đến địa phương.

25

Ở Việt Nam đậu tương là một cây thực phẩm có tắnh chiến lược, rất cần để giải quyết nhu cầu về đạm trong bữa ăn hàng ngày của người dân đặc biệt đối với những hộ nông dân nghèo.

Đậu tương có thể phát triển tốt trong điều kiện sinh thái nông nghiệp Nhiệt đới và Việt Nam là nước thắch hợp cho sản xuất đậu tương. Tuy nhiên, trên thực tế sản xuất qua các năm có thể thấy những khó khăn ảnh hưởng không nhỏ ựến sản xuất đậu tương trong điều kiện khắ hậu ẩm, đó là sự biến động bất thường của thời tiết khắ hậu, nhất là trong nhưng năm gần đây, nhiệt độ và độ ẩm khá cao nên sâu bệnh gây hại xuất hiện ngày càng nhiều làm cho năng suất đậu tương hàng năm cũng biến động thất thường, không ổn định. Trong 5 năm từ 2000 đến 2005 năng suất đậu tương tăng từ 12,03 tạ/ ha lên 14,34 tạ/ha năm. Nhưng trong 4 năm tiếp theo từ 2005 đến 2009 thì năng suất chỉ tăng từ 14,34 tạ/ha lên 14,61 tạ/ ha. Ngoài ra, những điều kiện kinh tế xã hội tác động làm hạn chế sản xuất đậu tương như khâu bảo quản chế biến sau thu hoạch, chất lượng giống kém, kinh phắ đầu tư cho nghiên cứu đậu tương chưa nhiều. Mấy năm gần đây đậu tương được đưa vào chương trình khuyến nông của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đã được chú ý với việc có thêm những giống đậu tương có năng suất cao, phẩm chất tốt, thắch hợp với nhiều vùng sinh thái, chịu được các điều kiện bất thuận nhất là vụ Đông ở miền Bắc đã được quan tâm đúng mức.

Hiện nay cả nước đã hình thành 6 vùng trồng đậu tương chắnh: Vùng Đông Nam Bộ có diện tắch lớn nhất chiếm 26,2% diện tắch đậu tương cả nước), miền núi Bắc Bộ 24,7%, Đồng bằng sông Hồng 15,7%, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 12,4% (Ngô Thế Dân và cs,1999)[3]. Tổng diện tắch đậu tương của 4 vùng này chiếm khoảng 80% diện tắch đậu tương của cả nước, còn lại là đồng bằng ven biển miền Trung và Tây Nguyên.

Trước đây, ở trên đất trồng hai vụ lúa thường không trồng hoặc có nhưng rất ắt cây vụ Đông, mấy năm gần đây nhờ ứng dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật trồng đậu tương Đông trên nền đất ướt bằng phương pháp làm đất tối thiểu

26

đã làm cho ruộng trồng 2 vụ lúa thành trồng được 3 vụ trong năm (Trần Đình Long, 1998) [18].

Đậu tương được trồng ở vụ Xuân chiếm 14,2% diện tắch, vụ Hè là 2,68%, vụ Hè Thu 31,3% vụ Thu Đông 22,1% và vụ Đông Xuân 29,7% (Ngô Thế Dân và cs,1999)[3].

Một phần của tài liệu PHẦN i mô tả về cơ QUAN THỰC tập 1 sơ lược về viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải nam trung bộ (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w