5. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam
Lịch sử về cây đậu tương ở Việt Nam được biết từ lâu nhưng mãi tới năm 1773, Louriro và Rumphius mới mô tả cây này được trồng ở Malaysia và Việt Nam (Ngô Thế Dân và cs, 1999)[3].
Công tác thu thập, nhập nội các giống đậu tương được Viện cây Công nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam triển khai từ năm 1962. Hiện nay trong ngân hàng gen cây trồng tại Viện Khoa Học Nông Nghiệp Việt Nam (VAAS) đang lưu giữ 500 mẫu giống, chủ yếu là các loại đậu tương trồng được thu thập từ các địa phương (trong đó đáng lưu ý có hai giống đậu tương hoang dại được thu thập ở huyện Bắc Hà Ờ Lào Cai) còn lại là các mẫu giống nhập nội từ 35 nước trên thế giới, nhiều nhất là từ Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Nga và MỹẦ.(Ngô Thế Dân và cs, 1999)[3].
Ở giai đoạn những năm 1980 chúng ta đã có nhiều chương trình nghiên cứu triển khai phát triển đậu đỗ trên quy mô toàn quốc như: Đề tài cấp Nhà nước giai đoạn 1980 - 1985 do KS. Nguyễn Danh Đông làm chủ nhiệm; Đề tài cấp Nhà nước ỘChọn tạo giống đậu đỗỢ mã số 02A Ờ 05 - 01 do VS.TSKH. Trần Đình Long làm chủ nhiệm (1986 - 1990); Đề tài cấp Nhà nước ỘKỹ thuật thâm canh đậu đỗỢ mã số 02A Ờ 05 - 02 do GS.TS. Ngô Thế Dân làm chủ nhiệm (1986 - 1990); Đề tài nhánh cấp Nhà nước ỘChọn tạo giống đậu đỗ và các biện pháp kỹ thuật thâm canh đậu đỗỢ mã số KHCN 08 - 02 do VS.TSKH. Trần Đình Long làm chủ nhiệm (1996 - 2000); Đề tài cấp ngành Ộ Nghiên cứu tạo giống và kỹ thuật thâm canh cây đậu đỗ ăn hạtỢ do VS.TSKH. Trần Đình Long làm chủ nhiệm (2001 - 2005).
Giai đoạn 1986 - 1990 đã thu thập, nhập nội và đánh giá 4.188 lượt mẫu giống đậu tương trong đó có 200 mẫu giống địa phương; nhiều giống quý được nhập từ Viện nghiên cứu cây trồng toàn Liên Bang Nga (VIR) và Trung tâm rau màu Châu Á (AVRDC), trong đó quỹ gen nổi bật là có 1 loài đậu tương hoang dại có đặc tắnh kháng bệnh và chống chịu với điều kiện môi trường khắc nghiệt.
31
Một trong những nội dung tiếp tục là đang bảo tồn khai thác có hiệu quả nguồn gen trên (Trần Đình Long, 2002) [22].
Nghiên cứu mật độ và mức phân bón cho giống AK 06, các tác giả Đỗ Minh Nguyệt, Ngô Quang Thắng, Hoàng Minh TâmẦ kết luận: Mật độ thắch hợp để giống AK06 phát huy năng suất là từ 30 - 35 cây/m2 và cho hiệu quả kinh tế cao ở công thức bón phân: 30 kgN + 60 kg P205 + 60 kg K20 + 10 tấn phân chuồng [24].
Năm 2000 tập thể các tác giả: Tạ Kim Bắnh, Trần Đình Long, Nguyễn Văn Viết, Nguyễn Thị Bình Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đã chọn lọc cá thể mẫu giống GC00138-29 trong tập đoàn đậu tương của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau màu Châu Á. Giống được khu vực hóa năm 2002 và được công nhận giống chắnh thức vào năm 2004. Giống ĐT 2000 có thời gian sinh trưởng 100 Ờ 110 ngày, khả năng cho năng suất cao ở những chân đất giàu dinh dưỡng, thắch hợp ở vụ Xuân. ĐT 2000 có khả năng chống đổ tốt, kháng bệnh gỉ sắt, phấn trắng cao. Thân của giống đậu tương ĐT 2000 có nhiều đốt, cứng cây, thân to, ắt đổ, thắch hợp cho việc thâm canh tăng năng suất. Giống ĐT 2000 có số quả/cây khá cao 29,7 Ờ 37,7 quả/cây, số quả 3 hạt cao (62%). ĐT 2000 đạt năng suất 19,5 Ờ 30,5 tạ/ha cao hơn đối chứng V74. Trong sản xuất thử trên đồng ruộng của nông dân ĐT2000 đạt năng suất khá cao (2,7 Ờ 3,0 tấn/ha). Bên cạnh đó, các tác giả cũng nghiên cứu về công thức bón phân cho giống đậu tương ĐT2000 và đưa ra công thức bón phân cho năng suất và hiệu quả cao nhất là: Ở vụ Xuân, mức bón 30 N + 60 P205 + 40K20 và vụ Đông là: 40 kg N + 60 kg P205 + 40 kg K20 [2].
Theo Nguyễn Thị Văn, Trần Đình Long, Andrew Jame, Đinh Thị Phương Hà (2000 -2002) [33] nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đối với mẫu giống đậu tương nhập nội kết luận rằng: Mật độ khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu như: chiều cao cây, chỉ số diện tắch lá, tắch lũy chất khô, hiệu suất quang hợp, khả năng chống chịu sâu bệnh, chống đổ, các yếu tố
32
cấu thành năng suất và năng suất. Tuy nhiên mật độ ắt ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của các giống và không ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái của các giống.
Khi nghiên cứu và đánh giá khả năng chịu hạn của 1.004 mẫu giống đậu tương nhập nội từ năm 1988 - 1991 thấy: những giống có khả năng chịu hạn tốt đều có nguồn gốc từ Trung Quốc và những giống này thường thấp cây, có phiến lá dày, nhỏ và khả năng chịu hạn của đâu tương có tương quan thuận, chặt với mật độ lông phủ và mật độ khắ khổng ở cả mặt trên và mặt dưới lá của lá cây. Nhưng kắch thước của khắ khổng có liên quan rất yếu đến khả năng chịu hạn của các mẫu giống (r = 0,09) (Nguyễn Huy Hoàng, 1992) [13].
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của giống và thời vụ gieo trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất đậu tương Hè vùng núi cho thấy năng suất của các giống ổn định trong cả 3 thời vụ gieo, giống có thời gian sinh trưởng dài cho năng suất hạt cao nhất, các giống thời gian trung bình cho năng suất khá. Năng suất chất khô cao hơn ở các thời vụ gieo muộn. Hệ số kinh tế cao hơn ở các giống ngắn ngày. Qua 3 thời vụ gieo, các giống có thời gian sinh trưởng ngắn sinh trưởng ổn định hơn, cho năng suất chất khô và năng suất hạt không sai khác. Các giống sinh trưởng dài sinh trưởng rút ngắn lại, cho năng suất chất khô cao hơn trong các thời vụ gieo sau, nhưng cho năng suất hạt không khác nhau giữa 3 thời vụ. ( Andrew James, Trần Đình Long, Ngô Quang Thắng, Trần Thị Trường, Quách Ngọc Truyền, Nguyễn Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Loan và Nguyễn Thị Chúc, 2003) [1]
Khi áp dụng một số biện pháp kỹ thuật đối với các giống đậu tương triển vọng thuộc dự án ACIAR đã nhận thấy: mức phân bón thắch hợp cho các giống triển vọng đạt năng suất cao là 15 tấn phân chuồng + 60 kg N + 80 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha; mật độ thắch hợp cho các dòng giống từ tập đoàn nhập nội từ Australia ở vụ Xuân là 25 cây/m2 và 30 - 35 cây/m2 tại vụ Đông; thời vụ thắch hợp cho dòng 95389 tại vụ Xuân là 25/2 - 5/3 và vụ Đông là 15/9. (Trần Đình
33
Long, Trần Thị Trường, Ngô Quang Thắng, Nguyễn Thị Loan, Lê Tuấn Phong, 2003) [23].
Thử nghiệm các biện pháp kỹ thuật cho giống ĐT12 (Trần Đình Long và CTV) [19] nhận thấy ở vụ Xuân năm 2000 năng suất tăng dần từ 35 cây/m2 đến 65 cây/m2 sau đó giảm dần khi mật độ tăng lên, nhưng vụ Hè thì năng suất tăng dần từ 35 cây/m2 đến 55 cây/m2 sau đó giảm dần khi mật độ tăng lên. Khi nghiên cứu 4 mật độ 40 Ờ 50 Ờ 60 - 70 cây/m2 kết hợp 3 thời vụ 25/9, 5/10, 15/10 nhận thấy năng suất cao nhất ở mật độ 60 cây/m2 ở cả 3 thời vụ, nhưng không có sự chênh lệch giữa các thời vụ. Từ đó khuyến cáo mật độ thắch hợp vụ Xuân 65 cây/m2 vụ Hè 55 cây/m2, vụ Đông 60 cây/m2 và có thể trồng từ 25/9 - 15/10.
Trong giai đoạn 1991 - 1995 đã cải tiến được nhiều giống đậu tương thắch hợp cho các vùng sinh thái, các vụ gieo trồng khác nhau: 6 giống quốc gia đã được công nhận: M 103, ĐT 80, VX 92, AK 05, DT 84, DT90, ĐT93 và HL 2, năng suất các giống đạt từ 2,4 - 2,5 tấn/ha. Hàng loạt các giống khác được công nhận khu vực như: G 87-1, G 87-5, G 87-8, VX91, L1, L2, DT 2, VN1, AK04; nếu tắnh từ năm 1997 - 2002, có 19 giống đậu tương mới, tuy nhiên năng suất nếu so với thế giới và các nước trong khu vực thì năng suất đậu tương Việt Nam mới chỉ bằng 65% (Trần Đình Long, 2003) [22].
Một số kỹ thuật đã được nghiên cứu thử nghiệm và đang phát huy trong thực tế sản xuất; trồng đậu tương trên đất mạ Xuân với giống AK 03 trong điều kiện sản xuất trung bình năng suất đạt 8-10 tạ/ha, trồng xen đậu tương với ngô, trồng xen đậu đỗ với cây bông đem lại lãi suất 20-60% so với bông trồng thuần (Ngô Thế Dân, C.L.L.Gowda, 1991) [4].
Ở Việt Nam, công tác chọn tạo giống và phát triển sản xuất đậu tương đang tập trung vào các hướng chắnh sau đây (Ngô Thế Dân và cs, 1999)[3].
+ Tập trung chọn tạo giống thắch hợp cho từng thời vụ gieo trồng khác nhau: Đối với miền Nam chọn bộ giống thắch hợp cho hai vụ : mùa khô và mùa mưa. Ở các tỉnh phắa Bắc : xác định bộ giống thắch hợp cho vụ Xuân : đối với
34
vùng đất bãi : bộ giống vụ Hè cho các tỉnh miền núi như Hòa Bình, Sơn La, Cao Bằng.v.v...và bộ giống thắch hợp cho vụ Đông đối với các vùng Trung du và Đồng bằng Sông Hồng.
+ Xác định bộ giống thắch hợp cho từng vùng sinh thái khác nhau.
+ Chọn giống có năng suất cao.
Trong nghiên cứu giống cần kết hợp yếu tố giống với kỹ thuật, cần hoàn chỉnh quy trình công nghệ cao, xây dựng kế hoạch ỘQuản lý tổng hợp cây trồngỢ đối với từng loại cây đậu đỗ riêng biệt.
Vì vậy vấn đề đặt ra là: Cần xác định bộ giống thắch hợp cho từng vụ, từng vùng sản xuất. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình thâm canh, nâng cao năng suất cho từng giống ở mỗi thời vụ, và ở mỗi vùng sinh thái khác nhau nhằm phát huy tiềm năng của giống ở mức cao nhất.
* Đối với các tỉnh miền núi phắa Bắc Việt Nam: Các giống thắch hợp là đậu tương Cao Bằng, Vàng Mường khương, Vàng Cao Bằng, Vàng Hòa An, Vàng Mộc Châu, Bạch Hòa Thảo, Cúc Lục Ngạn, Vàng Hà Giang, Xanh Tiên Đài, Đen Bắc Hà, Vàng Phú Nhung, Xanh Tiên Yên, Cúc Chắ Linh, DDT76, (ĐH4) ,DT84, M103, ĐT80, VX-93...
* Đối với vùng ựồng bằng Sông Hồng: Các giống Ngọc Động, Thanh Oai, Ninh Tập, Nâu Thường Tắn, Lơ 75, Cúc Hà Bắc, AK02, AK03, AK05, M103, VX92, VX93, và DT84.
* Vùng Bắc Trung Bộ: Cúc Nam Đàn, Cúc Thọ Xuân và AK03.
* Vùng Nam Trung Bộ: Các giống đậu nành Ninh Sơn, ba tháng An Hiệp, Đậu Nành Quang, và Hồng Ngự, Nhơn Khánh, Diên Phước, Ninh Hòa.
* Vùng Tây Nguyên: Sẻ Kon Tum, Hạt To Chư Sê, Ba Tháng Azunba, Hạt To Azunba, Ba Tháng Chưgar, Nanh sẻ Yachim, Hạt To Liên Nghĩa và ĐT76.
35
* Vùng Đông Nam Bộ: HL-2, HL-92, G-87-5, Đậu nành Tân Uyên, Đậu Nành Dầu Dây. , G9-11, G97-12, G97-13.
* Vùng Đồng bông bằng sông Cửu Long: ĐT76, MTĐ-12, MTĐ-65, -120, MTĐ-176, MTĐ-455, Nam Vang và Ômôn 3 (Ngô Thế Dân cs, 1999)[7]
Chúng ta có thể nhận thấy bộ giống tham gia sản xuất vẫn chưa thật sự phong phú, phần lớn các giống đưa vào sản xuất có thời gian sinh trưởng trung và dài ngày, có rất ắt giống ngắn ngày, năng suất cao.
* Sản xuất đậu tương ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nói chung và ở Bình Định nói riêng đã và đang gặp phải một số hạn chế cần phải nghiên cứu và giải quyết:
- Bộ giống đậu tương ngắn ngày (dưới 85 ngày) phục vụ cho sản xuất đậu tương ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nói chung và Bình Định nói riêng còn ắt.
- Chưa có quy trình thâm canh sản xuất đậu tương hoàn chỉnh.
- Hạn chế về ựầu tư phân bón, vật tư và cơ sở hạ tầng, kiến thức Đồng ruộng của người sản xuất ựậu tương.
- Chưa coi trọng trong khâu sau thu hoạch và bảo quản.
Tóm lại, cây đậu tương là một trong những cây trồng nông nghiệp có vị trắ quan trọng trong nền nông nghiệp thế giới cũng như ở Việt Nam và đã được các nhà khoa học trên thế giới nói chung ở Việt Nam nói riêng quan tâm nghiên cứu sâu rộng, kết quả nghiên cứu đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng đậu tương ngày càng tăng trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, năng suất cũng như chất lượng đậu tương vẫn còn chênh lệch rất lớn giữa các nước, giữa các vùng trong nước và nghiên cứu cho từng vùng sinh thái cụ thể còn hạn chế.
36
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu gồm 5 giống đậu tương có nguồn gốc là Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ và Trường Đại học Cần Thơ.
Các giống nghiên cứu bao gồm:
Bảng 2.1.Giống và nguồn gốc các giống thắ nghiệm
STT 1 2 3 4 5
Trong đó giống MTĐ176 là giống đối chứng
2.2.Nội dung nghiên cứu
+ Đánh giá đặc tắnh nông sinh học, khả năng chống chịu, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 5 giống đậu tương trong vụ Đông Xuân 2015 Ờ 2016.
2.3.Địa điểm và thời gian nghiên cứu