- Theo Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp thì đối tượng lập dự phòng bao gồm nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển…), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau:
+ Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.
+ Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Chương 1 GVHD: NCS. ThS. Đoàn Thị Thùy Anh
Nhóm thực hiện 28
Mức dự = Lượng tồn kho Giá gốc HTK Giá trị thuần có phòng giảm thực tế tại thời x theo sổ kế toán - thể thực hiện giá HTK điểm báo cáo được của HTK Trong đó:
• Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác,…
• Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu hồi) là giá bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ (-) chi phí để hoàn thành sản phẩm và chi phí tiêu thụ (ước tính).
• Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàng tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp.
- Vào cuối niên độ trước khi lập báo cáo tài chính nếu doanh nghiệp có những bằng chứng đáng tin cậy xác nhận hàng tồn kho bị giảm giá (giá gốc > giá trị thuần có thể thực hiện được) thì được lập dự phòng giảm giá để ghi nhận trước một khoản lỗ có thể xảy ra (theo nguyên tắc thận trọng).
- Kế toán phải căn cứ vào chủng loại mặt hàng, số lượng, mức độ giảm giá để xác định số cần phải lập dự phòng vào cuối niên độ.
- Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho sử dụng TK 2294 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”. Tài khoản này phải mở chi tiết cho từng mặt hàng được lập dự phòng.
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
632 632 Phần chênh lệch số phải lập dự phòng kỳ này > số đã lập kỳ trước Lập dự phòng giảm giá HTK Phần chênh lệch số phải lập dự phòng kỳ này < số đã lập kỳ trước 2294
Chương 1 GVHD: NCS. ThS. Đoàn Thị Thùy Anh
Nhóm thực hiện 29
❖ Khi lập báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 632 – Gía vốn hàng bán
Có TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2294).
❖ Nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2294) Có TK 632 - Gía vốn hàng bán.
✓ Trường hợp: Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với vật tư, hàng hóa bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng, ghi:
Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (số được bù đắp bằng dự phòng) Nợ TK 632 – Gía vốn hàng bán (nếu số tổn thất cao hơn số đã lập dự phòng) Có các TK 152, 153, 155, 156.